CÓ HAY KHÔNG SỰ ĐỘC LẬP XÉT XỬ TRONG WTO?

THÔNG TIN PHÁP LUẬT BỘ CÔNG THƯƠNG - Câu trả lời đơn giản cho câu hỏi này là hệ thống xét xử của WTO thiếu sự độc lập vì cơ quan chính của nó, DSB (Dispute Settlement Body – Cơ quan Giải quyết Tranh chấp của WTO), là một thiết chế chính trị gồm đại diện tất cả các Thành viên, và như thế là khó có sự độc lập với các chính phủ. Song câu trả lời này không thỏa đáng. Thứ nhất cần đánh giá liệu các Ban hội thẩm và Cơ quan Phúc thẩm có độc lập hay không. Nói cách khác, các Ban hội thẩm và Cơ quan Phúc thẩm có thể hoạt động độc lập tới mức nào với: (1) Đại hội đồng WTO, (2) các thành viên WTO, và (3) Tổng Giám đốc và Ban Thư ký WTO?

Việc rà soát các quy tắc DSU thể hiện rằng những người soạn thảo đã cố gắng bảo đảm quá trình xét xử của các Ban hội thẩm và Cơ quan Phúc thẩm không bị ảnh hưởng bởi sự can thiệp của các chính phủ. DSU chỉ rõ “sự độc lập của các thành viên” như một tiêu chuẩn cho việc lựa chọn thành viên Ban hội thẩm. Trong khi đó, một số hiệp định WTO yêu cầu các chính phủ đảm bảo việc độc lập rà soát xét xử trong các vụ kiện hành chính. Vì vậy, tầm quan trọng có tính chất quy phạm của sự độc lập xét xử đã được công nhận bởi các thành viên soạn thảo hiệp định WTO. Như các quy tắc DSU đã quy định, Ban hội thẩm được chọn từ một bảng phân công được các chính phủ Thành viên đồng ý. Trong mỗi vụ kiện, các thành viên Ban hội thẩm được Ban Thư ký đề cử tùy thuộc vào thỏa thuận của các bên tranh chấp. Tuy nhiên, nếu không thể đạt được một thỏa thuận, Tổng Giám đốc sẽ chỉ định Ban hội thẩm và có thể thêm những cái tên khác. Không một thành viên nào của Ban hội thẩm có thể là công dân của các bên tranh chấp, trừ khi các bên đều đồng ý. DSB chọn Cơ quan Phúc thẩm bảy người. Các thành viên của nó có nhiệm kỳ 4 năm và có khả năng tái bổ nhiệm. Họ không được làm việc trong bất kỳ chính phủ nào. Đến nay, chưa có phụ nữ nào được bổ nhiệm vào cơ quan này. Trong bất kỳ vụ kiện cụ thể nào, một trong ba thành viên được chọn qua một hệ thống luân phiên. Các chính phủ trong một tranh chấp không có vai trò chọn người xét xử kháng cáo.   Các quy tắc DSU hướng tới giành quyền tự quyết cho các Ban hội thẩm và Cơ quan Phúc thẩm. Điều 14.1 quy định rằng các cuộc họp của Ban hội thẩm và Cơ quan Phúc thẩm sẽ được giữ kín. Thêm vào đó, các quy định khác của DSU ghi nhận rằng “Sẽ không chấp nhận các thông tin một chiều chuyển đến Ban hội thẩm và Cơ quan Phúc thẩm liên quan đến các vấn đề đang được xem xét…”. Trong khi các Ban hội thẩm tin tưởng vào các cán bộ trợ giúp được biệt phái từ Ban thư ký WTO, Cơ quan Phúc thẩm có ban Thư ký riêng. Từ khi DSB thành lập một Ban hội thẩm cho đến khi Cơ quan Phúc thẩm đưa ra báo cáo của mình (hoặc nếu không có kháng cáo thì đến khi Ban hội thẩm ra báo cáo), các quy tắc DSU không quy định bất kỳ vai trò nào cho DSB trong quá trình xét xử. Chỉ sau khi các báo cáo được công bố thì DSB mới phục hồi được vai trò của mình. Các báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm được thông qua bởi DSB trong vòng 30 ngày và các báo cáo của Ban hội thẩm không bị kháng cáo trong vòng 60 ngày. Các cuộc thảo luận của DSB đến một mức độ nhất định mang tính quy ước vì các báo cáo gần như chắc chắn được thông qua bằng quy tắc đồng thuận phủ quyết. Tuy nhiên, DSU nhấn mạnh “quyền của các Thành viên thể hiện quan điểm của họ” đối với một báo cáo của Ban hội thẩm hoặc Cơ quan Phúc thẩm. Để thuận tiện cho việc trình bày, các Thành viên phản đối một báo cáo của Ban hội thẩm trực tiếp chuyển các lí do trình bày bằng văn bản ít nhất trong thời hạn 10 ngày trước cuộc họp DSB. Trong cuộc thảo luận của DSB, các đại diện chính phủ có thể bình luận tính vững chắc của một báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm. Ví dụ, khi thảo luận quyết định trong vụ kiện Amiăng, Ấn Độ tuyên bố rằng khó có thể đồng ý với sự giải thích của Cơ quan Phúc thẩm về yêu cầu đối xử quốc gia của GATT. Tính tự động trong việc thông qua các báo cáo của Ban hội thẩm và Cơ quan Phúc thẩm mang lại cho các cơ quan này sự độc lập. Như Philip M. Nichols đã nhận định, yêu cầu của một sự đồng thuận để phản đối thông qua “có thể tạo ra sự độc lập phần nào trên thực tế cho các Ban hội thẩm và Cơ quan Phúc thẩm, họ không phải lo ngại về các báo cáo bị kháng cáo phần lớn/toàn bộ của các thành viên.”[1]Hiện nay, không còn gì để nghi ngờ tính khả thi của các quy tắc DSU cho phép các Ban hội thẩm và Cơ quan Phúc thẩm thực hiện các chức năng tài phán của họ một cách độc lập.  

Công ty Luật Bắc Việt Luật
P2802, tầng 28, tòa nhà Central  Fied , Trung Kính, Trung  Hòa, Cầu Giấy, Hà nội
Tel: 87696666-0386319999
Hotline: 0938-188-889 – 0913753918
www.bacvietluat.vn - www.tuvanluat.net - www.sanduan.vn"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"

  • TAG :

Tin liên quan

Danh mục

Loading...

Bài xem nhiều

Bài nổi bật