MAI HẰNG
Trong nông nghiệp, giống cây trồng vật nuôi là tư liệu sản xuất rất quan trọng và đặc thù vì nó không giống bất kỳ tư liệu sản xuất nào khác, chẳng hạn như đất đai, phân bón, máy móc… Giống là tư liệu sản xuất sống và thay đổi liên tục sau mỗi chu kỳ sản xuất. Nhờ sự khác biệt rõ ràng và ổn định của giống nên việc đăng ký bản quyền cũng tương đối thuận tiện.
Luật Sở hữu trí tuệ được Quốc hội Khoá 11 thông qua ngày 29/11/2005, theo đó Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có văn bản hướng dẫn về quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển để phục vụ sản xuất nông nghiệp, đồng thời thành lập văn phòng bảo hộ giống cây trồng mới để các tổ chức, cá nhân đăng ký bảo hộ các sản phẩm trí tuệ của mình.
Theo PGS TS Nguyễn Thị Trâm – Viện Sinh học nông nghiệp – Đại học nông nghiệp, các nhà nghiên cứu có nhiệm vụ gây tạo các giống mới ngày càng tiến bộ hơn. Ví dụ, một giống lúa mới phải có một số tiêu chí như năng suất cao hơn giống đang được sử dụng trong vùng tối thiểu 10% và ổn định qua các vụ sản xuất; chất lựơng tốt hơn (dinh dưỡng cao, ăn ngon…); Chịu sâu bệnh tốt hơn; thời gian sinh trưởng ngắn hơn; thích nghi tốt với điều kiện sản xuất… Nhờ sự khác biệt rõ ràng và ổn định của giống nên việc đăng ký bản quyền cũng tương đối thuận tiện. Cơ quan nhận đơn đăng ký triển khai kiểm tra tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định trong 2 vụ là có kết quả chính xác và có thể cấp bằng. Tác giả giống khi có bằng là có quyền chuyển nhượng.
Năm 2005, Trung tâm khảo nghiệm giống, sản phẩm cây trồng và phân bón quốc gia thuộc Cục trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn xuất bản cuốn sách “575 giống cây trồng mới” liệt kê hầu hết các giống cây trồng mới được sử dụng trong sản xuất ở tất cả các miền đất nước, nhưng trong đó chỉ có khoảng 30 giống được bảo hộ quyền tác giả và đến nay có 8 giống lúa được bán với giá 13 tỷ đồng(trong đó giống lúa thuần BC 15: 300 triệu đồng; KD đột biến 350 triệu đồng; Đột biến số 6: 450 triệu; Đột biến số 5: 500 triệu; Lúa lai Việt Lai 20: 300 triệu đồng; HYT 103: 500 triệu đồng; TH 3-4: 700 triệu; TH3-3:10.000 triệu đồng). Tuy nhiên, không phải tất cả các giống đều bán được.
PGS TS Nguyễn Thị Trâm cho rằng, sản phẩm trí tuệ khi chuyển nhượng cần tuân theo quy luật thị trường “thuận mua, vừa bán”. Tác giả tạo giống là người biết rõ nhất giá trị của giống mới đó. Khi tìm được người mua mà người mua cũng hiểu đầy đủ giá trị của giống đó thì sẽ bán được giá hợp lý nhất. Tất nhiên người mua đã phải sản xuất, trình diễn và tham gia mở rộng thị trường và dự đoán được sức mua hạt giống của nông dân. Nếu tác giả mới chỉ tạo được giống mới nhưng chưa sản xuất hạt giống để bán, chưa trình diễn rộng, chưa đánh giá một cách đầy đủ ưu nhược điểm của giống, chưa có thị trường bán hạt giống thì giống đó phải bán giá rẻ để DN mua bản quyền tự tổ chức sản xuất, mở rộng thị trường. Sau khi chuyển nhượng bản quyền, tác giả giống không phải bận tâm đến việc kinh doanh sản phẩm đã được công nhận, có thời gian tập trung nghiên cứu công trình mới, có kinh phí dồi dào để nâng cao chất lượng các công trình nghiên cứu tiếp theo…
PGS TS Nguyễn Thị Trâm cũng cho rằng, chuyển nhượng
bản quyền giống cho các tổ chức, doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện cho giống mới có thể tồn tại lâu hơn, diện tích mở rộng nhanh hơn trong sản xuất.
Mới có khoảng 30 giống được bảo hộ quyền tác giả và có 8 giống lúa được bán với giá 13 tỷ đồng (trong đó giống lúa thuần BC 15: 300 triệu đồng; KD đột biến 350 triệu đồng; Đột biến số 6: 450 triệu; Đột biến số 5: 500 triệu; Lúa lai Việt Lai 20: 300 triệu đồng; HYT 103: 500 triệu đồng; TH 3-4: 700 triệu; TH3-3:10.000 triệu đồng).
Công ty Luật Bắc Việt Luật
P2802, tầng 28, tòa nhà Central Fied , Trung Kính, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà nội
Tel: 87696666-0386319999
Hotline: 0938-188-889 – 0913753918
www.bacvietluat.vn - www.tuvanluat.net - www.sanduan.vn"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"