CHẠY VỐN, TRỐN NỢ – SỢ LÃI, HÃI TIỀN

Các nguồn huy động vốn của doanh nghiệp bao gồm: - Vốn chủ sở hữu của chủ doanh nghiệp, người góp vốn (vốn điều lệ, vốn từ các quỹ và lợi nhuận để lại); - Vốn vay ngân hàng thương mại và ngân hàng phát triển; - Vốn vay thương mại gồm mua trả chậm của nhà cung ứng, bán hàng trong và ngoài nước và chiếm dụng vốn của người khác; - Vốn vay của các tổ chức, cá nhân khác thông qua việc phát hành trái phiếu hoặc nhận tiền ký quỹ, đặt cọc, trả trước; - Vốn vay của các tổ chức, cá nhân khác, trong đó có bạn bè, người nhà thân quen và CBNV trong doanh nghiệp; - Vốn huy động từ các nguồn khác.
Câu hỏi đầu tiên trong kinh doanh được đưa ra thật tự nhiên, đơn giản với nghĩa là “tiền đâu”? Có rất nhiều nguồn vốn phục vụ cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối với những doanh nghiệp bình thường, thật khó để “xoay” vốn trong thời kỳ lạm phát, kinh tế suy thoái. Vốn chủ sở hữu, không cứu được ai Vốn chủ sở hữu dường như không bao giờ đủ để kinh doanh. Có 100 triệu đồng vốn, người ta sẽ muốn kinh doanh với 1 tỷ. Khi có đến 10 tỷ đồng, người ta lại muốn mở rộng kinh doanh lên 100 tỷ. Phần vốn chủ sở hữu thường chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng tài sản. Đặc biệt trong thời kỳ khó tìm vốn, cái khó đầu tiên chính là không tăng được vốn chủ sở hữu, không bán được trái phiếu. Cổ phần, cổ phiếu hiện hữu đã khó chuyển nhượng, thì cũng rất ít khả năng được góp tăng thêm. Kinh doanh mà không vay vốn, cũng đồng dạng với kiểu cá nhân đầu tư tiền gửi vào ngân hàng lấy lãi. Vay vốn nhiều đâu phải là không tốt. Số tiền vay cũng là một trong những yếu tố thể hiện sức mạnh và uy tín của doanh nghiệp. Nước Mỹ là một nền kinh tế lớn nhất thế giới và cũng là quốc gia vay nợ nhiều nhất. Các ngân hàng là những chủ nợ lớn nhất đồng thời cũng là những con nợ lớn nhất. Phần lớn doanh nghiệp trông chờ vào vốn vay.   Vốn vay ngân hàng, càng ngày càng khó Lãi suất vay ngân hàng lên đến 20% – 21%/năm, rất khó bảo đảm hiệu quả kinh doanh đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, vào thời điểm lãi suất tăng vọt như hiện nay, các doanh nghiệp lại không vay được vốn của ngân hàng, nếu không sẵn có tín nhiệm kèm theo phương án kinh doanh khả thi, hiệu quả cao. Trước khi cho vay, ngân hàng đã phải đi vay. Ngân hàng đang phải huy động vốn với lãi suất cao, thời hạn ngắn, số tiền ít. Có tiền rồi, ngân hàng cũng không muốn giải ngân, do kinh tế đi xuống, hiệu quả kinh doanh thấp, rủi ro cao, không an toàn cho đồng vốn. Lẽ ra trong trường hợp này, ngân hàng có thể chấp nhận rủi ro để cho vay với lãi suất cao hơn, nhưng lại bị Ngân hàng Nhà nước thắt chặt vòng kim cô nghiêm khắc hơn bao giờ hết, nên không có cách gì hóa giải bế tắc. Điều này được minh chứng thêm bằng cả một số ngân hàng mới ra đời cũng rất dè dặt trong cho vay. Vì vậy, nếu nền kinh tế còn khó khăn, các doanh nghiệp đừng trông chờ nhiều vào ngân hàng, kể cả một số ngân hàng tuyên bố giảm lãi suất cho vay. Vì giảm lãi suất không dựa trên cơ sở cung cầu thật sự, trong khi đã đến thời kỳ nhiều khoản nợ đứng trước nguy cơ quá hạn; doanh nghiệp khó bán hàng trả nợ, chậm quay vòng vốn; Ngân hàng khó huy động vốn mới, khó thu hồi được vốn cũ, lại bị sức ép nợ xấu gia tăng, cũng  khó có thể cho vay thêm. Vốn vay thương mại, cũng lại cùng đường Một trong những cách thức bán hàng tương đối phổ biến và hiệu quả khi thuận buồm, xuôi gió là bán chịu, ký gửi. Nhưng lúc này, ngân hàng thúc nợ, cả một chuỗi nhà cung cấp không cho chậm trả, rồi hàng hóa khó bán, chậm tiêu thụ, tín dụng thương mại cũng nhanh chóng bị thu hẹp tối đa. Hoạt động kinh tế đương nhiên là đan xen, phụ thuộc lẫn nhau. Rất nhiều doanh nghiệp sống khoẻ nhờ nguồn vốn từ mua hàng trả chậm, trả dần, kéo dài thời hạn thanh toán, chiếm dụng vốn của người khác. Tuy nhiên, hiện nay, mong muốn trả chậm của người này sẽ gặp phải sự cảnh giác, đối phó của người khác, không dễ gì mở hầu bao của nhau. Trong thời buổi khó khăn, các doanh nghiệp đều muốn nhanh chóng thu hồi vốn bán hàng, hạn chế tối đa việc kéo dài nợ nần dây dưa. Xem ra chủ yếu là người đòi nợ và kẻ trốn nợ, sẽ không tận dụng được nhiều doanh nghiệp tài trợ tín dụng thương mại. Vốn vay nước ngoài, mong hoài chẳng được Vốn vay nước ngoài chủ yếu là dưới hình thức mở L/C mua hàng trả chậm. Tuy nhiên, để được trả chậm, các doanh nghiệp cần có sự bảo lãnh của ngân hàng. Đã qua rồi thời mở L/C được các ngân hàng giải quyết một cách dễ dàng. Đến nay, việc mở L/C trả ngay cũng như trả chậm đều bị coi là một loại hình bão lãnh và do đó, phải đáp ứng được các điều kiện gần như một khoản vay vốn. Trong thời kỳ lạm phát, tỷ giá đồng USD cũng thường biến động bất thường, rủi ro lớn đối với chính các ngân hàng khi đến thời hạn phải thanh toán với nước ngoài. Nên việc được ngân hàng bảo lãnh vay vốn nước ngoài cũng khó không kém gì được cho vay. Cũng như các doanh nghiệp trong nước, trong thời kỳ kinh tế thuận buồm xuôi gió, các doanh nghiệp nước ngoài dễ dàng cho người mua trả chậm. Khi kinh tế đình đốn, việc này đang và sẽ trở lên khó khăn hơn. Chưa kể, việc vay vốn trung dài hạn của nước ngoài còn phải đăng ký với Ngân hàng Nhà nước và không phải doanh nghiệp nào cũng làm được. Vốn vay nơi khác, rải rác là bao Ngân hàng là một tổ chức đáng tin cậy nhất để gửi tiền cũng rất khó khăn trong việc huy động vốn, nên các doanh nghiệp không dễ gì thuyết phục được tổ chức, cá nhân khác đưa tiền cho mình sử dụng trong lúc này. Người có nhiều hay ít tiền đều cảm nhận thấy sự bất an, rủi ro lớn. Hơn nữa, vn vay ngân hàng 21%/năm bị coi là quá cao để kinh doanh có lãi, thì vay các tổ chức, cá nhân khác khó có giá thấp hơn. Ngân hàng là những nhà cho vay chuyên nghiệp, với thủ tục, điều kiện chặt chẽ khắt khe mà  không muốn cho vay, thì cũng sẽ không dễ gì nhận được tiền của những người cho vay bất đắc dĩ, lại không có tài sản bảo đảm tiền vay, kể cả với lãi suất vượt trần theo quy định của pháp luật. Thân bằng cố hữu gần xa, nếu có vốn thì cũng đã được huy động từ trước, thậm chí ngay từ khi bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh. Vốn nào cũng hãi với lãi suất cao Trong thời kỳ này, dù hướng đến nguồn vốn nào cũng đều là bài toán nan giải về cả khả năng vay được tiền và mức lãi suất vay. Trừ trường hợp ngoại lệ, các doanh nghiệp đều phải rất cân nhắc trước khi bước qua rào cản này. Không có nhiều hy vọng với việc vay vốn và giảm đáng kể lãi suất trong ít nhất là vài tháng tới. Sách lược hàng đầu là giảm thiểu việc vay mượn, nợ nần. Các doanh nghiệp cần lưu ý rằng, vay vốn từ bất kỳ nguồn nào cũng nằm trong giới hạn lãi suất không quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố. Ví dụ, tại thời điểm lãi suất cơ bản 14%/năm hiện nay, mọi giao dịch vay vốn đều không được vượt quá 21%/năm, tức là 1,75%/tháng. Nếu giao dịch nào vượt quá (không kể các chi phí khác ngoài lãi), khi có tranh chp, kiện cáo ra tòa án, sẽ không được pháp luật công nhận phần lãi vượt. Tất nhiên, trên thực tế, cũng ít khi các bên “dẫn nhau” ra tòa, cho nên các giao dịch vượt quá mức lãi suất này lại nghiễm nhiên được họ coi là bình thường. Thậm chí, trong những thời điểm nhất định, chính Ngân hàng Nhà nước cũng đã cho ngân hàng thương mại vay trên thị trường mở, qua đấu thầu giấy tờ có giá, lên đến 171% lãi suất cơ bản. Do vậy, phản ứng quá mạnh về việc các ngân hàng cho vay với lãi suất cao và cho vay vượt mức 21% là không hoàn toàn hợp lý, nhất là việc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu xử lý vượt cả thẩm quyền và phạm vi theo luật định. Tác dụng ngược của nó là góp phần dựng thêm rào cản đối với dòng vốn chảy từ ngân hàng sang doanh nghiệp. Điều này đã dẫn đến vòng xoáy (xoắn) luẩn quẩn, cả người đi vay và kẻ cho vay đều bị đẩy vào thế cùng lực kiệt, tê liệt kinh doanh. Có một điều gắn liền với nợ quá hạn rất ít doanh nghiệp để ý, đó là phần lãi suất quá hạn tăng thêm khá cao, có thể bằng với mức lãi suất cơ bản. Tức là vay vốn 21%/năm, khi quá hạn có thể phải trả thêm 14% nữa, tổng cộng là 35%, chứ không phải là 31,5% như các ngân hàng đang tính nhầm theo quy định cũ. Việc Ngân hàng Nhà nước quy định lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất trong hạn, là trái với quy định tại khoản 5, Điều 474 của Bộ luật Dân sự năm 2005. Ví dụ, áp dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, khi cho vay 14%/năm, lãi suất quá hạn tối đa chỉ được cộng thêm 7%/năm, khi cho vay 21%, lãi suất quá hạn tối đa lại được phép cộng thêm 10,5%/năm, trong khi theo quy định của Bộ luật Dân sự, cả hai trường hợp trên đều được cộng thêm tối đa 14%/năm.  

Công ty Luật Bắc Việt Luật
P2802, tầng 28, tòa nhà Central  Fied , Trung Kính, Trung  Hòa, Cầu Giấy, Hà nội
Tel: 87696666-0386319999
Hotline: 0938-188-889 – 0913753918
www.bacvietluat.vn - www.tuvanluat.net - www.sanduan.vn"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"

  • TAG :

Tin liên quan

Danh mục

Loading...

Bài xem nhiều

Bài nổi bật