Hỏi: Việc cấp phép cho website thông tin hiện nay được thực hiện như thế nào? Cơ quan nào cấp phép? Nếu do Bộ VHTT cấp phép thì Bộ VH có cấp phép cho cả những website của các cơ quan không thuộc Bộ VH không?
Luật sư trả lời:
Bộ VHTT chịu trách nhiệm cấp phép cho các đối tượng sau:
1. Đối với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp của Việt Nam:
Có văn bản chấp thuận của cơ quan chủ quản. Cơ quan xin cấp phép phải xác định rõ loại hình thông tin cung cấp, nội dung, các chuyên mục, tần số cập nhật thông tin. Đồng thời, có người đủ thẩm quyền chịu trách nhiệm về nội dung thông tin, có nghiệp vụ quản lý thông tin và có đủ phương tiện kỹ thuật phục vụ cho việc cung cấp thông tin, có địa chỉ miền trên Internet hợp lệ.
2. Đối với các cơ quan, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam
- Đối với các cơ quan Ngoại giao, cơ quan Lãnh sự, cơ quan đại diện các tổ chức quốc tế, tổ chức liên Chính phủ, phi Chính phủ, các Hãng thông tấn báo chí nước ngoài, kể cả những người đứng đầu cơ quan đó muốn cung cấp thông tin lên mạng Internet tại Việt Nam đều phải được chấp thuận bằng văn bản của Bộ Ngoại giao nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (sau đây gọi là Bộ Ngoại giao).
- Đối với cơ quan đại diện tổ chức kinh tế, tổ chức văn hoá, khoa học, tổ chức tư vấn nước ngoài, các công ty, xí nghiệp của nước ngoài; các tổ chức kinh tế, công ty, xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải có đủ điều kiện hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, có trụ sở chính thức tại Việt Nam.
- Có đại diện hợp pháp chịu trách nhiệm về nội dung thông tin.
- Phải xác định rõ loại hình thông tin cung cấp trên Internet, nội dung thông tin.
- Có đủ phương tiện kỹ thuật phục vụ cho việc cung cấp thông tin, có địa chỉ miền trên Internet hợp lệ.
- Bộ sẽ thanh tra tất cả các website của cả nước (gồm cả các trang thông tin của các cơ quan, tổ chức, cá nhân (ca sĩ, diễn viên...) hay chỉ thanh tra các báo điện tử?
- Bộ sẽ tiến hành thanh tra báo điện tử, các nhà cung cấp ICP và các trang tin điện tử.
- Như vậy có nghĩa là các website mang tính chất ''tự phát'' của các tổ chức, cá nhân không thuộc diện thanh tra lần này ?
- Đối với các website của các doanh nghiệp tự giới thiệu (địa điểm, tên công ty, tự quảng bá cho mình); hoặc website của các ca sỹ, diễn viên, những trang thông tin không thay đổi nhiều, thông tin tĩnh, hiện nay, đang tồn tại rất nhiều. Những website dạng này, Bộ VHTT không thể quản lý được.
- Trên thực tế, các website hiện chưa có giấy phép chiếm số lượng rất lớn, vậy Bộ sẽ xử lý như thế nào?
- Chúng tôi sẽ xử lý các web trái phép dưới các hình thức: nhắc nhở (nếu tự nguyện chấp hành việc xử lý), khiển trách, phê bình, cảnh cáo, phạt hành chính, và cao nhất là đình bản, thu hồi, đình chỉ hoạt động.
- Chúng ta chưa có luật thông tin điện tử, vậy căn cứ vào đâu (văn bản, giấy tờ, quyết định...) nào để tiến hành đợt thanh tra này?
- Việc xử lý vi phạm các quy định về cung cấp thông tin trên Internet, hoạt động trang tin điện tử trên Internet thực hiện theo quy định tại Nghị định 55/2001/NĐ-CP ngày 23/8/2001 của Chính phủ về Internet và Nghị định 31/2001/NĐ-CP ngày 26/6/2001 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá-thông tin. Đối với thông tin trên mạng, quản lý dựa theo Quyết định 27 về Quy chế quản lý và cấp phép cung cấp thông tin, thiết lập trang thông tin điện tử trên Internet. Việc quản lý báo điện tử dựa theo luật báo chí, và nghị định hướng dẫn về luật này.
- Cuộc thanh tra sẽ tập trung vào những điểm gì?
Chúng tôi tiến hành thanh tra dựa theo QĐ 27 là chính; tập trung vào các vấn đề như: Tên tờ báo, hoặc tên trang tin điện tử; Xác định rõ ai quản lý, ai chịu trách nhiệm; Ai cấp giấy phép; ngày tháng, số cấp giấy phép. Địa chỉ hoạt động; điện thoại...Nếu là báo điện tử, ai là tổng biên tập. Mục đích là để chúng tôi khẳng định những tổ chức, cá nhân này đã hoạt động hợp pháp, tránh sự nhầm lẫn.
- Xin cảm ơn ông!
Điều 4: Mọi thông tin của Đơn vị cung cấp thông tin trên Internet, trang tin điện tử nói trong Quy chế 27/2002/QĐ-BVHTT phải được thực hiện theo quy định sau đây:
1. Nội dung thông tin không gây phương hại đến độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; không được kích động nhân dân chống Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân.
2. Không được kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước, kích động dâm ô, đồi truỵ, tội ác.
3. Không được tiết lộ bí mật Nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và những bí mật khác do pháp luật nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam quy định.
4. Không được cung cấp thông tin trên Internet, thiết lập trang tin điện tử trên Internet khi chưa có giấy phép của Bộ Văn hoá - Thông tin.
5. Không được cung cấp thông tin trái tôn chỉ, mục đích, phạm vi thông tin đã được Bộ Văn hoá - Thông tin cho phép.
Điều 5: Các nội dung phải ghi trên trang chủ, trang mặt của Đơn vị cung cấp thông tin trên Internet, trang tin điện tử trên Internet:
1. Tên gọi của Đơn vị cung cấp thông tin, trang tin điện tử.
2. Tên cơ quan chủ quản (nếu có).
3. Số giấy phép, ngày cấp, cơ quan cấp giấy phép.
4. Họ, tên người chịu trách nhiệm chính của Đơn vị cung cấp thông tin và trang tin điện tử.
Công ty Luật Bắc Việt Luật
P2802, tầng 28, tòa nhà Central Fied , Trung Kính, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà nội
Tel: 87696666-0386319999
Hotline: 0938-188-889 – 0913753918
www.bacvietluat.vn - www.tuvanluat.net - www.sanduan.vn"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"