QUANG TRUNG
Luật Sở hữu Trí tuệ (SHTT) được kỳ vọng sẽ góp phần ngăn chặn, đẩy lùi những vi phạm về sở hữu trí tuệ đã có hiệu lực được hơn 2 năm. Tuy nhiên xem ra chế tài xử lý, và những căn cứ pháp lý vẫn còn phải xem xét thấu đáo hơn. Do vi phạm về sở hữu trí tuệ đã và đang vẫn bị xem là yếu tố… “mất điểm” trong con mắt của không chỉ người tiêu dùng mà của cả các nhà đầu tư…
Bất cập ngay từ cách giải quyết
Có một thực tế là trong một thời gian dài, việc xử lý các vi phạm về SHTT vẫn thiên về áp dụng biện pháp hành chính để giải quyết. Không ai phủ nhận, việc áp dụng các biện pháp hành chính để giải quyết sẽ nhanh, gọn. Tuy nhiên lại có hạn chế là không phát huy được vai trò tự bảo vệ của chủ sở hữu quyền SHTT. Đồng thời, làm giảm vai trò, tính tích cực của toà án. Đáng lẽ, việc xâm phạm quyền SHTT nhiều khi cần phải giải quyết bằng các biện pháp dân sự, hoặc hình sự, thì lại bị hành chính hoá bằng các biện pháp hành chính. Các tranh chấp được đưa đến các cơ quan quản lý nhà nước để giải quyết, làm cho các cơ quan quản lý nhà nước quá tải, không giải quyết kịp thời, dẫn đến tình trạng ách tắc. Như vậy không phát huy được vai trò của toà án. Các tranh chấp được đưa ra toà xét xử (toà dân sự hoặc hình sự) sẽ nâng cao vai trò của toà án, giảm bớt gánh nặng cho cơ quan quản lý nhà nước và cũng để nâng cao vai trò tự bảo vệ của các chủ sở hữu. Nhưng dường như trong suốt một thời gian dài, chúng ta lại làm ngược lại, cứ có vấn đề tranh chấp xảy ra là đưa đến cơ quan hành chính. Nhằm khắc phục căn bệnh “thâm căn cố đế này” trong Luật SHTT, chúng ta đã đưa ra hướng khắc phục, bằng cách khẳng định trách nhiệm tự bảo vệ của chủ sở hữu. Bên cạnh đó, trong Luật cũng khẳng định cần áp dụng biện pháp dân sự hoặc hình sự, bằng cách đưa ra toà án xét xử. Song bên cạnh đó, có ý kiến cho rằng, xâm phạm quyền SHTT chỉ cần giải quyết bằng các biện pháp hành chính, thì có nghĩa vẫn chưa khắc phục được thói quen hành chính hoá.
Luật sư Trần Cẩm Chương nêu 1 trường hợp về việc quy định chung chung của các văn bản pháp luật hiện hành. Đó là câu chuyện cách đây đã khá lâu. Vụ công ty Red Bull kiện Công ty Gold Cow (Bình Dương) về việc sử dụng logo giống của Red Bull, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Thế nhưng khi ngồi vào bàn giải quyết tranh chấp thì 2 công ty đều có giấy phép sử dụng nhãn hiệu do Cục SHTT cấp. ông Nguyễn Thanh Hồng (một công ty Luật) giải thích: “Một công ty có giấy phép sở hữu logo 2 con bò húc, không có nghĩa là anh ta sở hữu logo của tất cả các con bò. Sẽ có công ty khác có 2 con tê giác húc, hay 2 con gì gì đó húc. Hoặc cũng hai con bò nhưng không húc mà phi… nên không thể cho rằng công ty khác vi phạm hoặc Cục SHTT sai trái khi cấp phép”.
ông Đinh Việt Hùng, Cục phó Cục SHTT nhận định, số đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa ngày càng tăng và việc giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm quyền sở hữu công nghiệp ngày càng kiên quyết nhưng hiệu quả của công việc này vẫn chưa cao.
Trên thực tế từ trước khi có Luật SHTT chúng ta đã có một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực này. Tuy nhiên, trước khi có Luật SHTT thì các văn bản, nghị định, thông tư về sở hữu trí tuệ của chúng ta còn khá tản mát, nên gây không ít khó khăn cho việc xử lý vi phạm, tranh chấp, dẫn đến tình trạng vi phạm khá phổ biến trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh có các yếu tố liên quan đến việc cần bảo hộ về sở hữu trí tuệ.
Tầm đã có, hiệu quả thì …
Trong bối cảnh hiện nay với các doanh nghiệp nước ngoàiT, tập đoàn đa quốc gia đến Việt Nam tìm kiếm cơ hội đầu tư, kinh doanh đang liên tục đến Việt Nam để tìm hiểu thị trường kinh doanh. Họ cũng rất quan tâm đến vấn đề bảo hộ quyền SHTT. Do vậy, việc giải quyết được những vấn đề rất cơ bản liên quan đến vấn đề SHHT sẽ là tiền đề thu hút và tạo bước phát triển, hợp tác sau này.
Trao đổi với PV ĐST &PL, ông Đoàn Năng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Khoa học & Công nghệ) cho biết, trước đây đúng là các quy định của pháp luật về SHTT còn tản mát, có cái không hợp lý và đôi khi còn chồng chéo, thậm chí có những điều chưa phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Tuy nhiên, vấn đề mấu chốt chính là ở chỗ hiệu lực thi hành của pháp luật và công tác tổ chức thi hành của chúng ta trước đây còn yếu. Chính vì lý do đó, tình trạng xâm phạm quyền SHTT đã diễn ra phổ biến ở các địa phương, các ngành. Đôi lúc nó còn “thâm nhập” vào đội ngũ trí thức có trình độ cao, những người làm ra các sản phẩm đòi hỏi tính sáng tạo, với việc sao chép, ăn cắp kết quả nghiên cứu của nhau. Còn trong xã hội, nhiều cơ sở chủ yếu kiếm lợi từ những hoạt động vi phạm quyền SHTT. Tình trạng này đã kéo dài, xử lý rất khó và cũng không phải là hiệu quả cho lắm.
Nhằm chấn chỉnh tình trạng này, liên tục đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước liên quan phải nỗ lực trong việc đẩy mạnh công tác quản lý, xử lý nhiều vụ việc xâm phạm quyền SHTT. Sau khi có Luật SHTT, các quy định về SHTT đã có hệ thống, đồng bộ, đầy đủ và có tầm hiệu lực hơn. Tuy nhiên, để tránh những rắc rối phát sinh thì việc xác lập quyền, bảo vệ quyền SHTT đòi hỏi chính những người trong cuộc phải biết tự bảo vệ mình trước khi bị xâm phạm, và khi bị xâm phạm phải có đầy đủ căn cứ chứng minh để bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình…
Công ty Luật Bắc Việt Luật
P2802, tầng 28, tòa nhà Central Fied , Trung Kính, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà nội
Tel: 87696666-0386319999
Hotline: 0938-188-889 – 0913753918
www.bacvietluat.vn - www.tuvanluat.net - www.sanduan.vn"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"