BẢO HIỂM QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN Ở MỸ

BẢO HIỂM QUYỀN SỞ HỮU LÀ GÌ?

  Đôi nét về bất động sản Từ trước đến nay, bất động sản trở thành tài sản giá trị nhất của mỗi gia đình. Đó là hiện thân của sự giàu có mà được pháp luật bảo vệ. Những luật này đã được ban hành nhằm bảo vệ quyền sở hữu bất động sản của công dân và quyền cải tạo, sửa sang trên mảnh đất đó. Chủ sở hữu, gia đình chủ sở hữu và người thừa kế của chủ sở hữu có quyền đối với tài sản bạn mua. Họ là những người có thể có phần lợi ích nào đó hoặc quyền giữ thế chấp mà dựa vào đó tài sản có thể thuộc về cơ quan nhà nước, người đấu thàu, người cho vay, chủ nợ theo phán quyết, dịch vụ internet, hay doanh nghiệp và cá nhân khác. Bất động sản có thể về tay bạn mà không cần đến sự công nhận của những người này. Hơn thế, bạn có thể thực hiện mua mà không cần hiểu biết về những quyền này. Dẫu sao, khi đi mua, những quyền trên vẫn gắn liền với căn nhà cho đến khi chúng không còn giá trị pháp lí. Quá khứ có thể quyết định tương lai Thông thường, chúng ta nghĩ đến bảo hiểm phòng bồi thường cho mất mát xảy ra trong tương lai do sự cố bất thường có thể xảy ra. Ví dụ, ai đó mua bảo hiểm xe hơi để bù đắp cho mất mát về sau do xay xỉn đâm xe hoặc do mất cắp xe gây ra. Bảo hiểm quyền sở hữu là hình thức độc nhất vô nhị trong tất cả các loại hình bảo hiểm. Loại bảo hiểm này chi trả cho yêu cầu bồi thường hoặc thiệt hại do sai sót về quyền sở hữu có gốc rễ từ những sự việc qúa khứ (nghĩa là những việc xảy ra trước khi tiếp quản đất đai). Những rủi ro này kém rõ ràng hơn rất nhiều so với những rủi ro như ở ví dụ trên, nhưng tính nguy hại lại không kém chút nào. Dưới đây là một số thông tin giải đáp thắc mắc về bảo hiểm quyền sở hữu. Bạn sẽ có quyền sở hữu chính đáng? Điều quan trọng hàng đầu là bạn phải nhận được quyền sở hữu bất động sản hợp pháp khi đi mua nhà. Để được như vậy, trước hết bạn phải biết được mọi yêu cầu đòi hỏi hoặc quyền lợi mà có nguy cơ đe doạ đến quyền sở hữu và chiếm hữu bất động sản về sau. Chỉ có bảo hiểm quyền sở hữu đem lại sự bảo vệ hai lần cho bạn. Làm thế nào biết được những đòi hỏi nào tồn tại? Để xác định được tình trạng quyền sở hữu, Chicago Title tiến hành cuộc “truy lùng” công phu những bản báo cáo trước công chúng cho những tài liệu liên quan đến bất động sản. Sau đó, Chicago Title kiểm tra những tài liệu này để xác nhận xem liệu có bất kì quyền hay đòi hỏi nào có thể ảnh hưởng đến quyền sở hữu hay không. Cuộc tìm kiếm này có thể bộc lộ sự tồn tại của khuyết điểm lưu lại, quyền giữ thế chấp hoặc những phiền toái đối với quyền sở hữu như những khoản thuế chưa trả, thế chấp không thoả đáng, những phán quyết và thế chấp chưng thu thuế đối với chủ sở hữu trước hoặc hiện tại, quyền sử dụng trên đất người khác, hạn chế và kiện tụng toà án. Bạn sẽ được thông báo những rắc rối này trước khi tiến hành mua. Khi đó, những vướng mắc này có thể được chấp nhận, giải quyết hoặc huỷ bỏ trước khi giao dịch kết thúc. Ngoài ra, bạn được bảo vệ trước mọi phiền toái trên dựa trên điều kiện bạn không được thông báo về quyền sở hữu trên và quyền sở hữu đó thuộc mức bao trùm của chính sách cụ thể ban hành trong khi giao dịch. Đây là lợi ích đầu tiên mà bạn được hưởng từ dịch vụ bảo hiểm quyền sở hữu. Với những đòi hỏi không biết đến thì sao? Quyền sở hữu bất động sản mà bạn vừa nắm được có thể bị đe doạ hoặc tụt khỏi tay bởi mối nguy cơ được coi như “rủi ro tiềm ẩn.” Đó là những vụ việc, quyền lợi hoặc đòi hỏi không gi trong báo cáo công chúng, vì vậy mà không “lộ diện” trong cuộc tìm kiếm va kiểm tra. Những rắc rối như giả mạo, thiếu tư cách pháp lí hoặc không đủ năng lực, giả danh, và những thiếu sót không rõ ràng trong báo cáo như là những ví dụ cho “rủi ro tiềm ẩn” mà có thể tạo căn cứ cho đòi hỏi sau khi bạn vừa mua nhà. Để bảo vệ bạn trước những nguy cơ này, Chicago Title cung cấp dịch vụ trang trải bảo hiểm trước những đòi hỏi như vậy. Đây chính là lợi ích thứ hai mà bạn nhận được. Làm thế nào mà chính sách bảo hiểm quyền sở hữu bảo vệ bạn trước những đòi hỏi này? Nếu bạn bị “yêu sách” nào đó “hỏi thăm” quyền sở hữu được bảo hiểm, Chicago Title bảo vệ bạn bằng cách: (1) biện hộ, bằng bất kì giá nào, quyền sở hữu cho bạn trước toà, nếu cần thiết, và (2) Chịu chi phí giải quyết vụ kiện nếu có căn cứ chắc chắc. Bảo hiểm quyền sở hữu bảo vệ tài sản của bạn Bảo hiểm này đảm bảo rằng quyền sở hữu không rõ ràng- có thể không thấy trong báo cáo công chúng – được thông báo đến bạn để đính chính lại trước khi mua nhà. Hơn thế, bạn cũng được bảo đảm rằng nếu xuất hiện bất kì đòi hỏi nào từ quá khứ chưa phát hiện trước đựoc bảo hiểm trong chính sách, đe doạ quyền sở hữu thì chính sách đó sẽ bị huỷ bỏ hoặc bạn sẽ bồi hoàn lại đúng những gì chính sách bảo hiểm quyền sở hữu cung cấp. Duy nhất một phí bảo hiểm Không giống như các hình thức bảo hiểm khác, phí bảo hiểm ban đầu là phí duy nhất bạn phải trả miễn là bạn hoặc người thừa tự của bạn sở hữu tài sản nhà đó. Ngoài ra, bạn không phải trả thêm bất kì khoản tiền nào để duy trì hiệu lực của chính sách bảo hiểm quyền sở hữu. TẠI SAO BẠN CẦN BẢO HIỂM QUYỀN SỞ HỮU?

  Để bảo vệ vốn đầu tư khổng lồ nhất từ trước đến giờ – đầu tư bất động sản. Với chính sách bảo hiểm quyền sở hữu, bạn, ở địa vị chủ sở hữu, sẽ có thoả thuận bồi thường sẽ bồi thường thiệt hại trong trường hợp ai đó đòi hỏi quyền lợi đối với ngôi nhà bạn sở hữu được bảo hiểm theo chính sách. Làm sao tồn tại khiếm khuyết khi mà quyền sơ hữu được khảo sát kĩ lưỡng? Bảo hiểm quyền sở hữu được ban hành sau khi có sự kiểm tra kĩ lưỡng các bản sao báo cáo công chúng. Trớ trêu thay, ngay cả khi cuộc tìm kiếm tốn nhiều lao khổ nhất cũng không thể dám chắc khăng khăng rằng không có nguy cơ đe doạ quyền sở hữu, cho dù các chuên gia thanh tra giàu kinh nghiệm và chuyên môn đến đâu đi chăng nữa. Ngoài những vấn đề nêu trong báo cáo, nhiều phức tạp khác vẫn tồn tại nhưng không tìm ra được. Bảo hiểm quyền sở hữu bảo vệ cái gì Dưới đây chỉ là một vài trong số vô vàn rủi ro tiềm ẩn thông thường nhất mà gây thiệt hại hoặc phiền phức cho bạn:
  • Giả danh chủ sở hữu đích thực của ngôi nhà.
  • Chứng thư giả, giấy bãi miễn hoặc chúc thư, văn bản pháp lí được thi hành do luật sư không còn tư cách pháp nhân hoặc nghiệp luật gia đã hết hạn.
  • Người thừa kế giả mạo hoặc không công khai; Sai phạm trong quá trình ghi chép tài liệu
  • Việc thực thi chúc thư, chứng thư do những người thần kinh không bình thường
  • Chứng thư do người chưa đủ tuổi
  • Chứng thư do người được xem là độc thân lập nhưng trên thực tế đã lập gia đình
  • Lừa lọc
  • Quyền giữ thế chấp đối với bất động sản còn nợ tiền, thừa kế, thu nhập hoặc thuế quà
Bảo hiểm quyền sở hữu có thể bảo vệ những gì trước rủi ro tiềm ẩn? Trước hết là chi trả cho chi phí bào chữa kiện tụng chống lại quyền sở hữu được bảo hiểm, và sẽ được làm rõ các vấn đề quyền sở hữu hoặc thanh toán những khoản thất thoát đã bảo hiểm. Với phí bảo hiểm trả một lần, chính sách bảo hiểm quyền sở hữu còn hiệu lực miễn là bạn hoặc người thừa kế hưởng lợi bất động sản nào đó.   CÁC BƯỚC TRONG QUÁ TRÌNH VỀ QUYỀN SỞ HỮU

  Yêu cầu ban đầu về Bảo hiểm Quyền sở hữu Yêu cầu bảo hiểm quyền sở hữu được thiết lập bởi một nhân viên xác định quyền sở hữu, người phúc đáp nhanh chóng đầu tiên trong vòng 24 đến 48 giờ. Một báo cáo sơ bộ có thể được gửi đi với lượng thông tin tối thiểu; thậm chí không xác định người mua hay các điều khoản của hợp đồng mua bán. Nó cho bạn biết về quyền sở hữu được ghi trong hồ sơ theo thể thức hiện tại và chỉ là một cách chào mời dịch vụ bảo hiểm. Để yêu cầu một báo cáo sơ bộ hãy liên hệ với đại diện hay văn phòng của Chicago Title. Tìm kiếm và Kiểm tra tại chỗ Nhân viên xác định quyền sở hữu thực hiện ba công việc tìm kiếm: Tìm kiếm Bất động sản, Tên, và Thuế. Báo cáo sơ bộ sẽ được tạo ra từ những thông tin đó. Trung tâm dịch vụ khách hàng tại chỗ sẽ tiến hành quá trình thu thập các bản in vi tính của các chứng từ được lưu trữ trong hồ sơ. Kỹ thuật ảnh hóa giúp thực hiện công tác tìm kiếm để thu thập được các chứng từ trực tuyến. Sự xét lại về mặt kỹ thuật Kỹ năng và sự tinh thông của nhân viên xác định quyền sở hữu của chúng tôi là chìa khóa cung cấp cho bạn một báo cáo quyền sở hữu hữu ích và chính xác. Một khi báo cáo được phát hành thì việc xem xét lại sẽ bắt đầu phân tích kỹ thuật các chứng từ đã được lưu hồ sơ. Một cái nhìn mang tính diễn dịch về tất cả mọi vấn đề trong hồ sơ lưu trữ sẽ đánh giá được ảnh hưởng của chúng lên quyền sở hữu bất động sản. Nhân viên kiểm tra thường hỏi những câu như: Liệu có bất kỳ vấn đề trong hồ sơ lưu trữ nào ngăn cản người mua sử dụng bất động sản vào mục đích đã được dự định của nó? Các hợp đồng cho thuê cũ có thể bị loại trừ khỏi chính sách do việc xem xét lại các hợp đồng cho thuê hiện tại không? Phân tích kiểm tra Để dự đoán mức chi trả ALTA thì việc kiểm tra lô đất là cần thiết. Từ báo cáo thẩm định, sản phẩm về quyền sở hữu ban đầu sẽ được bổ sung để xác định việc lấn chiếm hay các vấn đề không được ghi khác tác động đến quyền sở hữu. Tái bảo hiểm Hãng bảo hiểm quyền sở hữu sẽ bảo hiểm tối đa đến tổng mức giá bán hay tổng số tiền cho vay, và sau đó sẽ thuê lại một công ty bảo hiểm khác bảo hiểm các khoản đó. Phí bảo hiểm trả cho công ty tái bảo hiểm quyền sở hữu được trừ đi từ các khoản phí dịch vụ quyền sở hữu; nó không phải là một khoản phí bổ sung mà các bên phải trả thêm. Dịch vụ tái bảo hiểm sẽ do Phòng Dịch vụ Quyền sở hữu xử lý theo yêu cầu của người được bảo hiểm hoặc theo yêu cầu dựa trên các giới hạn bảo hiểm quyền sở hữu theo quy định hay do công ty tự đặt ra. Đồng bảo hiểm Người được bảo hiểm đề xuất có thể chỉ cho phép công ty bảo hiểm quyền sở hữu bảo hiểm tối đa một số tiền nhất định (nghĩa là không phải tổng giá bán hay tổng số tiền cho vay). Công ty bảo hiểm phải thuê lại một công ty bảo hiểm khác bảo hiểm phần còn lại của giá bán đó hay khoản tiền cho vay đó. Khi có thoả thuận đồng bảo hiểm, khách hàng sẽ chịu khoản phí tính trên tỷ lệ bảo hiểm mà mỗi công ty đứng ra nhận tương ứng với tỷ lệ trong tổng phần trách nhiệm do công ty đó bảo hiểm. Công ty đồng bảo hiểm có thể do khách hàng lựa chọn. Chúng tôi được bạn tôn trọng vì Kỹ năng, Dịch vụ và Giải pháp của mình Chúng tôi cố gắng không nêu ra những yếu tố ngăn cản việc kết thúc một vụ giao dịch mà không cung cấp sự trợ giúp và giải pháp nào. Hiểu được cán cân quyền lợi mong manh giữa các bên trong một vụ giao dịch, và xử lý các vấn đề phát sinh một cách chuyên nghiệp và nhã nhặn, chúng tôi có khả năng đưa một vụ giao dịch đi đến thành công. Các chứng từ trong quá trình yêu cầu bảo hiểm Quyền sở hữu
  • Báo cáo sơ bộ.
  • Cam kết – Cho biết những điều kiện của quyền sở hữu theo phương thức mà chúng tôi sẽ phát hành.
  • Chiếu lệ – Mẫu của chính sách yêu cầu, yêu cầu như thế nào, sẽ như thế đó. Các vấn đề bảo hiểm chưa hoàn tất. Không ràng buộc công ty.
  • Chính sách – Sản phẩm cuối cùng. Hợp đồng bồi thường giữa đối tượng bảo hiểm được chỉ định và công ty.
    CÁCH THÔNG THƯỜNG ĐỂ NẮM QUYỀN SỞ HỮU

    BẠN NHẬN QUYỀN SỞ HỮU NHƯ THẾ NÀO – THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN:
      Ở California, quyền sở hữu bất động sản có thể do cá nhân nắm giữ, dưới hình thức sở hữu đơn nhất hoặc đồng sở hữu. Dạng thức thứ hai xảy ra khi 2 hoặc 3 người cùng nắm quyền sở hữu. Trong mỗi dạng thức sở hữu, có nhiều biến đổi về cách thức nắm quyền sở hữu. Dưới đây là sự trình bày ngắn gọn 7 tiểu phân dạng tham khảo trong các minh hoạ về hai loại hình sở hữu nêu trên. SỞ HỮU ĐƠN NHẤT
    1. Một nam giới hay nữ giới chưa kết hôn. Ví dụ: John Doe, một người chưa lập gia đình.
    2. Người không có vợ hoặc chồng: Một người đàn ông hoặc phụ nữ, đã từng kết hôn, li hôn hợp pháp. Ví dụ: John Doe, một người đàn ông không có vợ.
    3. Người đã kết hôn, nắm quyền sở hữu duy nhất bất động sản: Khi người đàn ông hoặc phụ nữ đã kết hôn muốn chiếm quyền sở hữu thành quyền đơn nhất của riêng mình, người chồng hoặc vợ phải chấp thuận nhường lại mọi quyền lợi, quyền sở hữu và lợi ích bằng chứng thư hoặc bằng những văn tự thoả hiệp khác. Ví dụ: John Doe, đã kết hôn, quyền sở hữu bất động sản duy nhất thuộc về anh ta.
    • Bất động sản chung: Bất động sản thuộc sở hữu của cả vợ và chồng, trong hôn nhân, chứ không phải sở hữu do là quà tặng, thừa kế, để lại, truyền lại hoặc tài sản riêng thì được coi là bất động sản chung. Ví dụ: John Doe và Mary Doe, là hai vợ chồng, sở hữu tài sản chung. Ví dụ: John Doe và Mary Doe, là vợ chồng. Ví dụ: John Doe, người đàn ông có vợ.
    • Liên đới sở hữu: Là hình thức mà hơn hai cá nhân trở lên ngang bằng hoặc liên đới nắm giữ quyền lợi được thiết lập theo văn bản chính thức duy nhất với quyền kiêm hưởng. Ví dụ: John Doe và Mary Doe, là vợ chồng, là liên đới sở hữu.
    • Sở hữu chung: Theo hình thức này, những người đồng sở hữu cùng nắm quyền lợi chung, nhưng không giống liên đới sở hữu, những lợi ích này không nhất thiết ngang bằng nhau và có thể nảy sinh ở nhiều thời điểm khác nhau. Không có quyền kiêm hưởng; mỗi người nắm giữ một quyền lợi, mà khi qua đời họ nhường lại cho con cháu thừa kế. Ví dụ: John Doe, chưa kết hôn, nắm ¾ quyền lợi chung, còn George Smith, cũng chưa kết hôn, nắm 1/4 quyền lợi chung, được gọi là những người sở hữu chung.
    • Sự uỷ thác: Ở California, quyền sở hữu bất động sản có thể nắm giữ dưới dạng uỷ thác. Người được uỷ thác nắm quyền sở hữu theo những điều khoản uỷ thác vì lợi ích của người uỷ thác/người được hưởng lợi.
    Những thông tin trên là một vài trong nhiều phương thức thông dụng để nắm quyền sở hữu ở California và chúng không nằm ngoài mục đích thông tin chung. Với những hình thức sở hữu như vậy, có nhiều hệ quả pháp lí và thuế quan tương ứng. Chúng tôi khuyến nghị liên hệ với luật sư và/hoặc CPA để nhận được lời khuyên cụ thể về việc bạn nên ban phát quyền sở hữu như thế nào. HIỆP HỘI NHỮNG NGƯỜI ĐỒNG SỞ HỮU NHÀ Dưới đây, chúng tôi xin đưa ra sự so sánh nhằm cung cấp thông tin là chủ yếu và bạn không nên căn cứ vào đó để xác định việc mình nắm quyền sở hữu như thế nào. Nhân đây, chúng tôi cũng khuyến nghị rằng bạn nên nghe theo những tư vấn chuyên môn của một luật sư và/hoặc CPA để xác định được những ràng buộc về thuế và pháp luật khi bạn được quyền sở hữu trong từng trường hợp cụ thể.
  •  
      BẤT ĐỘNG SẢN CHUNG LIÊN ĐỚI SỞ HỮU SỞ HỮU CHUNG SỞ HỮU HIỆP HỘI QUYỀN SỞ HỮU DO SỰ UỶ THÁC
    CÁC BÊN Chỉ chồng và vợ Bất kì nhóm người nào (có thể là chồng và vợ) Bất kì nhóm người nào (có thể là chồng và vợ) Chỉ những thành viên trong hiệp hội (bất kể bao nhiêu người) Cá nhân, nhóm người, hiệp hội hoặc công ty, người uỷ thác còn sống
    CHIA TÀI SẢN Quyền lợi sở hữu và quản lí như nhau trừ khi một mình chồng hoặc vợ kiểm soát việc kinh doanh Quyền lợi sở hữu phải như nhau Quyền lợi sở hữu có thể được chia thành bất kì theo phương thức nào, ngang bằng hoặc không Quyền lợi sở hữu xác định theo mối tương quan với lợi ích của thành viên hiệp hội Quyền lợi sở hữu bất động sản thuộc về cá nhân và có thể được chia thành nhiều phần khác nhau
    QUYỀN SỞ HỮU Quyền sở hữu là quyền “chung”. Lợi ích thì tách biệt nhưng việc quản lí lại thống nhất Việc bán thuộc quyền chủ đất không liên quan gì đến việc liên đới sở hữu Mỗi đồng sở hữu có quyền sở hữu hợp pháp riêng đối với lợi ích sở hữu chung của mình Quyền sở hữu thuộc “hiệp hội” Quyền sở hữu công bằng theo pháp luật do người được uỷ thác nắm giữ
    SỞ HỮU Hai bên sở hữu có quyền như nhau về quản lí và kiểm soát Quyền sở hữu như nhau Quyền sở hữu như nhau Quyền sở hữu ngang nhau nhưng vì mục đích của hiệp hội Quyền sở hữu nêu rõ trong điều khoản uỷ thác
    VIỆC CHUYỂN NHƯỢNG Tài sản cá nhân (trừ “những vật dụng thiết yếu”) có thể chuyển nhượng để có được ích lợi giá trị khác mà không cần sự ưng thuận của vợ hoặc chồng; tài sản thực thì yếu cầu có sự chấp thuận bằng văn bản của vợ hoặc chồng, riêng tài sản phân chia không thể chuyển nhượng được trừ khi đã qua đời Việc chuyển nhượng do một đồng sở hữu đảm nhiệm mà không cần đến những người khác phá vỡ liên đới sở hữu Mỗi đồng sở hữu có thể tự mịnh chuyển nhượng riêng biệt phần tài sản của mình Bất kể hội viên được uỷ thác nào cũng có thể chuyển nhượng toàn bộ tài sản của hiệp hội vì mục đích của hiệp hội Các bên thoả thuận trong hợp đồng uỷ thác cho phép người được uỷ thác chuyển nhượng tài sản. Và ích lợi của người được uỷ thác cũng có thể được chuyển giao.
    TÌNH TRẠNG CỦA NGƯỜI MUA Người mua chỉ có thể sở hữu toàn bộ quyền sở hữu chung; chứ không thể sở hữư một phần nào. Người mua sẽ trở thành chủ đất như những đồng sở hữu khác về tài sản của mình Người mua sẽ trở thành chủ đất như những đồng sở hữu khác về tài sản của mình Người mua chỉ có thể sở hữu quyền sở hữu chung Người mua có thể được hưởng lợi từ việc chuyển nhượng hoặc có thể được hưởng quyền sở hữu công bằng, pháp lí của người được uỷ thác
    QUA ĐỜI Khi người đồng sở hữu qua đời, ½ số tài sản riêng của người quá cố thuộc về người còn sống. Nửa còn lại chia cho người thừa kế là con cháu theo di chúc hoặc người còn sống thừa hưởng Khi người đồng sở hữu qua đời, quyền hưởng ích lợi không còn nữa nhưng không bị tước đoạt theo di chúc. Người tồn tại, lúc đó, sở hữu số tài sản theo luật kiêm hưởng Khi người đồng sở hữu qua đời, theo di chúc, quyền thừa kế được giao cho người thừa kế. Quyền kiêm hưởng không áp dụng ở đây. Khi một người trong hội qua đời, lợi ích của người này trong hiệp hội truyền cho thành viên còn sống mà còn nợ tiền hiệp hội. Lợi tức của người qua đời thuộc về di sản của người đó Những lợi ích của người thừa kế có thể được đưa ra trong hiệp ước uỷ thác, không cần đến thủ tục chứng thực di chúc.
    TÌNH TRẠNG CỦA NGƯỜI KẾ VỊ Nếu thừa kế theo di chúc, sự sở hữu chung giữa người thừa kế và người còn sống sẽ xảy ra. Người sống sót cuối cùng sẽ sở hữu số tài sản Người kế vị trở thành chủ sở hữu chung Người thừa kế có quyền trong lợi ích của hiệp hội nhưng không có tài sản nhất định. Do hiệp ước uỷ thác qui định, nói chung người kế thừa sẽ trở thành người được hưởng tài sản và quyền uỷ thác vẫn tiếp diễn
    QUYỀN CỦA NGƯỜI CHO VAY Bất động sản chung gánh phần trách nhiệm trả nợ cho vợ hoặc chồng, được thực hiện trước hoặc sau hôn nhân. Toàn bộ tài sản có thể bị bán theo các điều khoản pháp lí nhằm thoả mãn nguyện vọng của chủ nợ Phần tài sản của người đồng sở hữu có thể bị bán theo các điều khoản pháp lí nhằm thoả mãn nguyện vọng của chủ nợ. Việc liên đới sở hữu bị sụp đổ. Chủ nợ trở thành chủ sở hữu chung Phần tài sản của người đồng sở hữu có thể bị bán theo các điều khoản pháp lí nhằm thoả mãn nguyện vọng của chủ nợ. Chủ nợ trở thành chủ sở hữu chung Phần tài sản của thành viên hiệp hội không thể bị chủ nợ tịch thu hoặc bán riêng rẽ, nhưng lợi tức của người này có thể bị chủ nợ chiếm đoạt mất. Toàn bộ tài sản có thể bị bán theo các điều khoản pháp lí nhằm thoả mãn nguỵen vọng của chủ nợ của hiệp hội Chủ nợ có thể yêu cầu người được uỷ thác bán phần tài sản được hưởng theo pháp lí hoặc yêu cầu thanh lí số tài sản và số tiền sau thanh lí phải trả lại cho chủ nợ
    SỰ SUY ĐOÁN Giả định cốt lõi ở đây là bất động sản thuộc sở hữu của cả vợ và chồng là tài sản chung Phải được công bố rõ ràng Thiên về những trường họp không rõ ràng trừ trường hợp vợ chồng Chỉ nảy sinh vì tình trạng hiệp hội xét về bất động sản nội tại của hiệp hội Hiệp ước uỷ thác được thi hành sinh ra sự uỷ thác
    21 LÍ DO ĐỂ BẢO HIỂM QUYỀN SỞ HỮU

      Buôn bán bất động sản là một loại hình kinh doanh “may rủi”
    1. Một vụ hoả hoạn thiêu trụi ngôi nhà và sinh lời trước mắt. Tất cả còn lại chỉ là nền nhà trơ trọi. Quyền sở hữu không trọn vẹn ấy có thể tước đi không chỉ ngôi nhà mà cả mảnh đất nơi nó an toạ. Bảo hiểm quyền sở hữu (như nêu rõ trong chính sách) sẽ cứu vớt bạn trong sự mất mát như thế.
    2. Một bản chứng thư hay văn tự thế chấp trong loạt quyền sở hữu có thể đều là những giấy tờ giả.
    3. Một bản chứng thư hay văn tự thế chấp có thể mang chữ kí của một người chưa đủ tư cách pháp nhân.
    4. Một bản chứng thư hay văn tự thế chấp có thể do một người mất trí hoặc thiếu năng lực lập nên.
    5. Một bản chứng thư hay văn tự thế chấp cũng có thể do một luật sư không còn quyền hạn công việc và do đó có thể sẽ trở nên vô hiệu.
    6. Bản chứng thư hay văn tự thế chấp có thể không phải do người chủ bất động sản lập nên mà lại do một người nào đó trùng tên với người chủ.
    7. Người để lại chúc thư có thể đã để lại một đứa trẻ sinh ra sau khi chúc thư được thi hành. Nghĩa là, đứa trẻ có quyền được sở hữu một phần tài sản.
    8. Chứng thư hay văn tự thế chấp có thể bị mua bán trao tay bằng con đường gian lận hoặc cưỡng ép.
    9. Người thừa kế chuyển giao quyền sở hữu trong khi cái quyền đó có thể thuộc quyền giữ thế chấp tài sản liên bang.
    10. Người thừa kế hoặc một ai đó bị coi là đã qua đời có thể xuất hiện và đòi lại tài sản hoặc phần được chia trong đó.
    11. Quyền phán quyết hoặc tịch thu mà quyền sở hữu bị ràng buộc vào đó có thể vô hiệu hoặc mất hiệu lực vì một số khiếm khuyết trong quá trình làm hồ sơ.
    12. Bảo hiểm quyền sở hữu bao gồm cả chi phí cho toà án và luật sư.
    13. Bảo hiểm quyền sở hữu bao gồm cả chi phí cho toà án và luật sư.
    14. Bằng việc bảo hiểm quyền sở hữu, bạn có thể loại bỏ những vấn đề nhỏ nhặt hoặc sự trì hoãn khi chuyển giao quyền này cho người khác.
    15. Bảo hiểm quyền sở hữu sẽ bồi hoàn cho bạn những thiệt hại mà bạn gánh chịu.
    16. Bảo hiểm quyền sở hữu sẽ bồi hoàn cho bạn những thiệt hại mà bạn gánh chịu.
    17. Mỗi bảo hiểm quyền sở hữu sẽ có chính sách trả đầy đủ cả lãi bảo hiểm đầu tiên cứ miễn là bạn hoặc người thừa kế của bạn sở hữu bất động sản.
    18. Mỗi bảo hiểm quyền sở hữu sẽ có chính sách trả đầy đủ cả lãi bảo hiểm đầu tiên cứ miễn là bạn hoặc người thừa kế của bạn sở hữu bất động sản.
    19. Những đòi hỏi liên tục nảy sinh do tình trạng hôn nhân và những căn cứ li hôn. Chỉ có bảo hiểm quyền sở hữu mới bảo vệ bạn trước những đòi hỏi do những “ông xã”, “bà xã” đã li hôn hoặc vô hình.
    20. Nhiều luật gia, khi bào chữa về quyền sở hữu, có thể bảo vệ thân chủ cũng như chính bản thân họ bằng cách mua bảo hiểm quyền sở hữu.
    21. Những yêu cầu, đòi hỏi đã gia tăng chóng mặt trong vòng 24 năm qua.
 

Công ty Luật Bắc Việt Luật
P2802, tầng 28, tòa nhà Central  Fied , Trung Kính, Trung  Hòa, Cầu Giấy, Hà nội
Tel: 87696666-0386319999
Hotline: 0938-188-889 – 0913753918
www.bacvietluat.vn - www.tuvanluat.net - www.sanduan.vn"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"

  • TAG :

Tin liên quan

Danh mục

Loading...

Bài xem nhiều

Bài nổi bật