BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ ÁN “NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐỂ ĐƯA SHTT VÀO GIẢNG DẠY VÀ ĐÀO TẠO TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC”

CHƯƠNG 1 THỰC TRẠNG GIẢNG DẠY VÀ ĐÀO TẠO VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC 1.1.  Nhận thức chung đối với giảng dạy và đào tạo về SHTT Nghiên cứu trong Đề án tuy chú trọng đến tính thực tiễn của vấn đề nhiều hơn, song không vì thế bỏ qua các nội dung mang tính lý luận làm nền tảng cho các nghiên cứu thực tiễn. Vấn đề cần được nghiên cứu là hai nội dung “giảng dạy về SHTT” và “đào tạo về SHTT”. Một số tác giả cho rằng bản thân thuật ngữ đào tạo có nội hàm rộng, bao trùm nhiều nội dung khác, trong đó có giảng dạy. Hay nói một cách khác, giảng dạy là một phần của đào tạo. Nhìn chung, ý kiến này có nhiều điểm hợp lý. Tuy nhiên, việc đặt mục tiêu nghiên cứu của Đề án không chỉ dừng lại ở việc đào tạo cán bộ chuyên môn về SHTT. Đề án đặt một trọng tâm nghiên cứu vào hoạt động phổ biến kiến thức về SHTT trong các trường ĐH. Chính vì vậy,  Đề án sử dụng cả hai thuật ngữ “giảng dạy” và “đào tạo” tương ứng với hai hoạt động được tập trung nghiên cứu. Thực vậy, “giảng dạy” được hiểu là “Truyền thụ tri thức”. Quá trình truyềnthụ tri thức về SHTT cho sinh viên là một trong những mục tiêu cơ bản mà Đề án hướng tới. Việc truyền thụ kiến thức ở đây mang tính phổ cập. Những kiến thức SHTT khá mới mẻ với các nhà khoa học – giảng viên trong các trường ĐH của Việt Nam vốn quen với việc nghiên cứu theo kế hoạch và nhiệm vụ của Nhà nước, và càng mới so với sinh viên. Hàng loạt vấn đề liên quan đến quyền SHTT trong các trường ĐH, và tiếp đó là các công việc mà sinh viên sau khi tốt nghiệp chưa được giới thiệu tính đến đặc thù của quyền SHTT. Điều này có nghĩa là mối quan hệ giữa quyền SHTT với các hoạt động kinh tế, văn hóa và xã hội chưa được coi trọng. Đây là thực tiễn đáng báo động do vai trò của quyền SHTT ngày càng lớn đối với phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Nhu cầu phổ cập kiến thức SHTT rất lớn. Thực khó tưởng tượng, một nhà  kinh tế lại chưa hiểu biết về một loại tài sản cơ bản trong nền kinh tế thị trường  thời kỳ toàn cầu hóa là tài sản trí tuệ. Chỉ một tài sản trí tuệ đã có thể so sánh được  với tổng thu nhập quốc dân của một nước như thương hiệu “coca-cola” với giá trị 67 tỷ US$2 . Cũng như vậy, sẽ không hợp lý khi một nhà khoa học nghiên cứu về  một giải pháp kỹ thuật lại không biết rằng kết quả nghiên cứu của mình sẽ không được bảo hộ độc quyền để khai thác thương mại nếu nó bị bộc lộ công khai, hoặc  đơn giản hơn là xác định xem mình có những quyền gì đối với các kết quả nghiên cứu được tạo ra. Chính cái không  hợp lý” này tồn tại ở Việt Nam là một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng “đau lòng” là trong năm 2005 Việt Nam chỉ có một bằng sáng chế đăng ký quốc tế theo Tổ chức SHTT thế giới (WIPO).   Tuy số liệu này có thể chưa chính xác và khách quan, nhưng cũng là một tiếng chuông cảnh tỉnh về nhận thức của giới khoa học về SHTT. Cũng không kém phần nghiêm trọng khi các cán bộ được đào tạo về khoa học xã hội và nhân văn không biết cách làm thế nào để bảo vệ cho “đứa con tinh thần của mình” – những tác phẩm, thành quả chính của hoạt động sáng tạo của mình. Đỉnh điểm của sự “không hợp lý” trong thực tế của Việt Nam có lẽ là việc các luật gia chưa được trang bị kiến thức cần thiết về quyền SHTT. SHTT đi vào cuộc sống chủ yếu thông qua thực tiễn bảo hộ quyền SHTT. Như vậy, quyền SHTT  được tiếp cập trước tiên dưới góc độ pháp lý, đòi hỏi các luật gia nhận thức rõ về loại tài sản trí tuệ. Tiếc rằng, những sinh viên Luật của Việt Nam khi ra trường vẫn chưa định hình chính xác về quyền SHTT và tài sản trí tuệ. Từ phân tích trên, việc truyền thụ tri thức SHTT cần được nghiên cứu một cách khoa học để trả lời chính xác những câu hỏi quan trọng như: Cần chuyển tải những tri thức về SHTT nào cho giới sinh viên hiện nay? Những nhóm sinh viên khác nhau cần tri thức về SHTT khác nhau như thế nào? Cách thức chuyển tải các tri thức này? Định hướng khai thác và ứng dụng thông tin trong quá trình chuyển tải tri thức cho sinh viên?… Trả lời cho các câu hỏi này được thực hiện thông qua giải quyết nhiệm vụ “giảng dạy về SHTT” trong các trường ĐH. Ở đây không tập trung khía cạnh chuyên môn nghề nghiệp bởi các kiến thức về SHTT được phổ cập không nhằm mục đích tạo nên các chuyên gia về SHTT. Các chuyên gia theo nghĩa này đòi hỏi hoạt động đào tạo chuyên ngành về SHTT. “Đào tạo” được hiểu là “làm cho trở thành người có năng lực theo những tiêu chuẩn nhất định” . Đào tạo về SHTT là việc tạo ra các chuyên gia có năng lực về SHTT. Tiêu chuẩn đối với các chuyên gia là sự am hiểu lĩnh vực SHTT, có khả  năng giải quyết các vấn đề liên quan đến SHTT dưới các góc độ kinh tế, văn hóa,  xã hội. Như vậy, đào tạo về SHTT là một quá trình có định hướng và mang tính chuyên nghiệp sâu. Việc đào tạo này cũng rất đa dạng do SHTT là một lĩnh vực  liên ngành. Một chuyên gia về SHTT khó có khả năng hiểu biết mọi khía cạnh của vấn đề. Bên cạnh đó, SHTT lại có mối liên hệ chặt chẽ với các chuyên ngành khác như công nghệ, nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng… Chính vì vậy, việc tiếp cận hoạt động đào tạo về SHTT đòi hỏi rất khoa học và cẩn thận để đảm bảo “tiêu chuẩn” của người chuyên gia được đào tạo có thể giúp người này trong hoạt động chuyên nghiệp sau khi tốt nghiệp ra trường.  

Công ty Luật Bắc Việt Luật
P2802, tầng 28, tòa nhà Central  Fied , Trung Kính, Trung  Hòa, Cầu Giấy, Hà nội
Tel: 87696666-0386319999
Hotline: 0938-188-889 – 0913753918
www.bacvietluat.vn - www.tuvanluat.net - www.sanduan.vn"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"

  • TAG :

Tin liên quan

Danh mục

Loading...

Bài xem nhiều

Bài nổi bật