BÁO CÁO THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ NĂM 2008 CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

TỔNG QUAN Nền kinh tế Việt Nam năm 2008 đã phải trải qua rất nhiều khó khăn thách thức nhưng với sự năng động, tích cực của cộng đồng doanh nghiệp, thương mại điện tử Việt Nam vẫn kế thừa được sự phát triển sôi động của năm 2007 và đang dần đi vào chiều sâu, đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện trong những năm tới. Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2008 được xây dựng trên cơ sở đánh giá kết quả 3 năm triển khai Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2006 – 2010, tình hình triển khai một số hoạt động về bảo vệ dữ liệu cá nhân và ứng dụng các tiêu chuẩn công nghệ hỗ trợ thương mại điện tử. Trên cơ sở đó, Báo cáo đề xuất những khuyến nghị nhằm thực hiện thành công Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2006 – 2010. Phần tổng quan này sẽ điểm lại những nét nổi bật nhất của thương mại điện tử Việt Nam năm 2008. Mục tiêu chính là giúp người đọc nắm bắt nhanh tình hình phát triển thương mại điện tử Việt Nam qua những nét lớn này. 1. Thương mại điện tử đã được ứng dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp với hiệu quả ngày càng tăng Kết quả điều tra với 1600 doanh nghiệp trên cả nước của Bộ Công Thương trong năm 2008 cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp đã triển khai ứng dụng thương mại điện tử ở những mức độ khác nhau. Đầu tư cho thương mại điện tử đã được chú trọng và mang lại hiệu quả rõ ràng cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đã quan tâm tới việc trang bị máy tính, đến nay hầu như 100% doanh nghiệp đều có máy tính. Tỷ lệ doanh nghiệp có từ 11–20 máy tính tăng dần qua các năm và đến năm 2008 đạt trên 20%. Tỷ lệ doanh nghiệp đã xây dựng mạng nội bộ năm 2008 đạt trên 88% so với 84% của năm 2007. Đến nay, có tới 99% số doanh nghiệp đã kết nối Internet, trong đó kết nối băng thông rộng chiếm 98%. Tỷ lệ doanh nghiệp có website năm 2008 đạt 45%, tăng 7% so với năm 2007. Tỷ lệ website được cập nhật thường xuyên và có chức năng đặt hàng trực tuyến đều tăng nhanh. Một trong những điểm sáng nhất về ứng dụng thương mại điện tử của doanh nghiệp là tỷ lệ đầu tư cho phần mềm tăng trưởng nhanh, chiếm 46% trong tổng đầu tư cho công nghệ thông tin của doanh nghiệp năm 2008, tăng gấp 2 lần so với năm 2007. Trong khi đó, đầu tư cho phần cứng giảm từ 55,5% năm 2007 xuống còn 39% vào năm 2008. Sự dịch chuyển cơ cấu đầu tư này cho thấy doanh nghiệp đã bắt đầu chú trọng đầu tư cho các phần mềm ứng dụng để triển khai thương mại điện tử sau khi ổn định hạ tầng công nghệ thông tin. Doanh thu từ thương mại điện tử đã rõ ràng và có xu hướng tăng đều qua các năm. 75% doanh nghiệp có tỷ trọng doanh thu từ thương mại điện tử chiếm trên 5% tổng doanh thu trong năm 2008. Nhiều doanh nghiệp đã quan tâm bố trí cán bộ chuyên trách về thương mại điện tử.   Các con số thống kê này cho thấy, đến thời điểm cuối năm 2008 nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã nhận thức rõ về tầm quan trọng của thương mại điện tử đối với hoạt động sản xuất kinh doanh và sẵn sàng ứng dụng thương mại điện tử ở mức cao hơn trong thời gian tới. 2. Các t chức đào tạo chính quy đẩy mạnh giảng dạy thương mại điện tử Để đánh giá tình hình đào tạo chính quy về thương mại điện tử sau ba năm triển khai Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2006 – 2010, đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy đào tạo thương mại điện tử trong hai năm cuối triển khai Kế hoạch tổng thể, năm 2008 Bộ Công Thương đã tiến hành điều tra toàn diện tình hình đào tạo thương mại điện tử tại các trường đại học và cao đẳng trong cả nước. Kết quả cuộc điều tra cho thấy đến thời điểm cuối năm 2008, tại Việt Nam có 49 trường triển khai hoạt động đào tạo về thương mại điện tử, gồm 30 trường đại học và 19 trường cao đẳng. Trong số 30 trường đại học đã giảng dạy thương mại điện tử, 1 trường thành lập khoa thương mại điện tử, 19 trường giao cho khoa kinh tế – quản trị kinh doanh phụ trách giảng dạy thương mại điện tử và 10 trường giao cho khoa công nghệ thông tin phụ trách giảng dạy môn học này, 8 trường thành lập bộ môn thương mại điện tử. Trong số 19 trường cao đẳng đã giảng dạy thương mại điện tử, 1 trường thành lập khoa thương mại điện tử, 9 trường giao cho khoa kinh tế phụ trách giảng dạy thương mại điện tử và 9 trường giao cho khoa công nghệ thông tin phụ trách dạy môn học này, có 3 trường cao đẳng đã thành lập bộ môn thương mại điện tử. Về kế hoạch đào tạo trong thời gian tới, trong số 108 trường tham gia điều tra có 33 trường dự định xây dựng ngành thương mại điện tử và 52 trường dự kiến sẽ triển khai đào tạo thương mại điện tử trong tương lai gần. Như vậy, có thể thấy các tổ chức đào tạo nắm bắt khá nhanh nhu cầu của xã hội và doanh nghiệp đối với nguồn nhân lực về thương mại điện tử và đã triển khai khá sớm hoạt động đào tạo nhân lực cho lĩnh vực này. Tuy nhiên, sự phát triển của hoạt động đào tạo hiện nay đang ở trong giai đoạn phát triển tự phát, chưa có sự quan tâm thoả đáng của các cơ quan quản lý nhà nước liên quan. Hầu như chưa trường nào thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với những doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực thương mại điện tử do trường đào tạo. Ngược lại, các doanh nghiệp cũng chưa chủ động đề xuất nhu cầu tuyển dụng nhân lực thương mại điện tử trong ngắn hạn và trung hạn làm căn cứ cho các cơ sở đào tạo. 3. Nhiều cơ quan, địa phương đã quan tâm tới vấn đề cung cấp dịch vụ công trực tuyến Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2006 – 2010 đề ra nhiệm vụ “Đến năm 2010 các cơ quan Chính phủ phải đưa hết dịch vụ công lên mạng, trong đó ưu tiên các dịch vụ: thuế điện tử, hải quan điện tử, các thủ tục xuất nhập khẩu điện tử, thủ tục liên quan tới đầu tư và đăng ký kinh doanh điện tử, các loại giấy phép thương mại chuyên ngành…”. Trong ba năm đầu tiên thực hiện Kế hoạch tổng thể, các Bộ ngành đã tích cực triển khai và đạt được nhiều kết quả khả quan đối với một số dịch vụ công quan trọng với hoạt động thương mại như dịch vụ thủ tục hải quan điện tử, dịch vụ khai, nộp thuế điện tử, dịch vụ cấp chứng nhận xuất xứ điện tử và dịch vụ ứng dụng thương mại điện tử trong mua sắm Chính phủ. Từ năm 2005, Bộ Tài chính bắt đầu triển khai Dự án Thủ tục hải quan điện tử và đến nay cơ bản đã đạt được các mục tiêu đặt ra như rút ngắn thời gian thông quan, giảm hồ sơ giấy tờ, giảm chi phí cho doanh nghiệp. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá thông qua thủ tục hải quan điện tử tăng dần qua các năm, từ 8% năm 2006 lên trên 16% năm 2007 và 9 tháng đầu năm 2008 đã đạt 17,5% tổng kim ngạch xuất khẩu. Một trong những thành công nổi bật trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ công trực tuyến là dịch vụ cấp chứng nhận xuất xứ điện tử của Bộ Công Thương (eCoSys). Với mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu giảm chi phí, nâng cao sức cạnh tranh, eCoSys được triển khai từ đầu năm 2006. Đến cuối năm 2008, eCoSys đã được đưa vào triển khai toàn diện trên cả nước, tất cả doanh nghiệp có nhu cầu cấp CO ưu đãi cho hàng hoá xuất khẩu có thể gửi đơn đề nghị cấp CO ưu đãi qua Hệ thống cấp CO điện tử đến các tổ chức cấp CO thuộc Bộ Công Thương mà không cần phải trực tiếp đến làm thủ tục như trước kia. Hiện nay, một số dự án về dịch vụ công trực tuyến quan trọng khác như dịch vụ khai, nộp thuế điện tử do Bộ Tài chính chủ trì, dịch vụ ứng dụng thương mại điện tử trong mua sắm Chính phủ do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì đang chuẩn bị chuyển sang giai đoạn triển khai thí điểm. Bên cạnh đó, các Bộ, ngành và địa phương cũng rất coi trọng việc cung cấp trực tuyến các dịch vụ công khác. Tính đến hết tháng 12 năm 2008, hầu hết các Bộ ngành và 59/63 Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có website để giao tiếp với công dân và các tổ chức trong xã hội. Phần lớn các website này đều cung cấp những dịch vụ công trực tuyến cơ bản như cung cấp thông tin về hoạt động của tổ chức, phổ biến văn bản quy phạm pháp luật, quy trình thủ tục hành chính công và tương tác với tổ chức cá nhân qua website. Một số địa phương như thành phố Hồ Chí Minh, Lào Cai, v.v… đã bắt đầu triển khai cung cấp trực tuyến các dịch vụ công liên quan đến thương mại như cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư, giấy phép thành lập văn phòng đại diện, đăng ký thuế, đăng ký con dấu, v.v… Cùng với sự tiến bộ nhanh trong công tác hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến thương mại điện tử và hạ tầng công nghệ, sự quan tâm chỉ đạo của Nhà nước, những điển hình về cung cấp thành công dịch vụ công trực tuyến trên quy mô cả nước cũng như tại một tỉnh, thành phố cụ thể sẽ góp phần giúp hoạt động cung cấp dịch vụ công trực tuyến phát triển mạnh mẽ hơn trong giai đoạn tới. 4. Vấn đề bảo v dữ liệu cá nhân bước đầu được quan tâm Bên cạnh những nét nổi bật trên, năm 2008 còn chứng kiến những chuyển biến có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển của thương mại điện tử Việt Nam giai đoạn tới. Trong thương mại điện tử, các giao dịch được thực hiện hoàn toàn trên môi trường mạng, các đối tác không cần phải gặp mặt trực tiếp, nên nhu cầu về thông tin cá nhân là rất lớn. Giao dịch thương mại điện tử của các doanh nghiệp Việt Nam thời gian gần đây tăng nhanh, khối lượng thông tin trao đổi ngày càng nhiều. Tuy nhiên, những vi phạm liên quan đến thông tin cá nhân cũng ngày một nhiều hơn, gây tâm lý e ngại cho các cá nhân, tổ chức khi tham gia giao dịch thương mại điện tử. Từ năm 2005 đến nay các cơ quan quản lý nhà nước đã có nhiều nỗ lực đưa các quy định liên quan đến bảo vệ thông tin cá nhân vào các văn bản quy phạm pháp luật, với các hình thức xử phạt, chế tài cụ thể. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng tích cực tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ thông tin cá nhân trong khuôn khổ APEC và song phương. Bộ Công Thương đã tổ chức dịch và phổ biến tài liệu Những nguyên tắc cơ bản về bảo vệ dữ liệu cá nhân trong thương mại điện tử của APEC, phối hợp với Bộ Thương mại và Hội đồng Thương mại Liên bang Hoa Kỳ tổ chức hai hội thảo về bảo vệ thông tin cá nhân trong năm 2007 và 2008, v.v… Các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã ý thức được tầm quan trọng và quan tâm tới vấn đề bảo vệ thông tin cá nhân. Theo kết quả khảo sát năm 2008 của Bộ Công Thương, 18% trong số 132 doanh nghiệp cho biết đã có quy chế bảo vệ thông tin cá nhân, 40% khác sẽ xây dựng quy chế trong tương lai gần. Tuy chưa có quy định cụ thể đối với việc thu thập và sử dụng thông tin cá nhân của khách hàng nhưng các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã bước đầu kết hợp các biện pháp về quản lý và công nghệ để bảo vệ thông tin của khách hàng. 67% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết có triển khai cả hai nhóm giải pháp công nghệ và quản lý để bảo vệ thông tin cá nhân của khách hàng. 5. Thanh toán điện tử tiếp tục phát triển nhanh và đang đi vào cuộc sống Nếu như năm 2007 được đánh giá là năm đánh dấu bước phát triển nhanh chóng và toàn diện của thanh toán điện tử, thì năm 2008 là năm thanh toán điện tử khởi sắc và thực sự đi vào cuộc sống. Đối với hệ thống thanh toán ở tầm quốc gia, sau nhiều năm tích cực triển khai, ngày 8 tháng 11 năm 2008 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chính thức đưa vào vận hành Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng giai đoạn II. Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang đẩy mạnh công tác kết nạp thành viên mới, mở rộng phạm vi hoạt động của Hệ thống. Dự kiến trong Quý 2 năm 2009, Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng giai đoạn II sẽ được phủ sóng toàn quốc. Khi hoàn thiện, Hệ thống có khả năng xử lý 2 triệu giao dịch thanh toán/ngày, góp phần quan trọng trong việc mở rộng, nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán, chu chuyển vốn của nền kinh tế. Dịch vụ thanh toán thẻ cũng có một năm phát triển tích cực. Đến hết năm 2008, các tổ chức ngân hàng đã phát hành khoảng 13,4 triệu thẻ thanh toán, tăng 46% so với năm 2007. Toàn hệ thống ngân hàng đã lắp đặt và đưa vào sử dụng 7.051 máy ATM, tăng trên 46% so với năm 2007, số lượng máy POS đạt trên 24.000 chiếc. Hệ thống thanh toán của hai liên minh thẻ lớn nhất cả nước là Banknetvn và Smartlink với trên 90% thị trường thẻ toàn quốc đã được kết nối liên thông. Trong năm 2008, với sự năng động, tích cực của các ngân hàng và doanh nghiệp, một loạt dịch vụ thanh toán điện tử với những giải pháp khác nhau đã xuất hiện. Đặc biệt số lượng website thương mại điện tử cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến có sự phát triển nhảy vọt. Nếu năm 2007 chỉ có một vài website thương mại điện tử cung cấp dịch vụ này thì năm 2008 đã có trên 50 website của các doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau như ngân hàng, hàng không, du lịch, siêu thị bán hàng tổng hợp, v.v… triển khai thành công việc cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến cho khách hàng. Theo Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, với sự phát triển nhanh chóng của các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán đã giảm xuống còn 14% vào thời điểm cuối năm 2008, so với mức 18% của năm 2007. Có thể khẳng định rằng, với sự phát triển mạnh mẽ của hạ tầng thanh toán điện tử và các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong năm 2008, giai đoạn 2009 – 2010 sẽ chứng kiến những sự thay đổi sâu sắc trong hoạt động thanh toán tại Việt Nam. Ngoài ra, hiện nay các B, ngành đã ban hành nhiều chính sách nhằm thúc đẩy việcáp dụng các tiến b khoa học công nghệ vào thực tiễn, khuyến khích doanh nghiệpđầu phát triển công nghệ, các tiêu chuẩn chung sử dụng trong thương mại điện tử,đặc biệt chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử (EDI và ebXML). Tại Chương III của Báo cáonày sẽ cung cấp các thông tin tổng quan v tình hình phổ biến, xây dựng và ứng dụngcác tiêu chuẩn công nghệ hỗ tr thương mại điện tử của các doanh nghiệp thuộcnhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh.  

Công ty Luật Bắc Việt Luật
P2802, tầng 28, tòa nhà Central  Fied , Trung Kính, Trung  Hòa, Cầu Giấy, Hà nội
Tel: 87696666-0386319999
Hotline: 0938-188-889 – 0913753918
www.bacvietluat.vn - www.tuvanluat.net - www.sanduan.vn"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"

  • TAG :

Tin liên quan

Danh mục

Loading...

Bài xem nhiều

Bài nổi bật