“ …
Đơn kháng cáo
Kính gửi: Tòa án nhân dân…..
Tôi: Nguyễn M.D, Luật sư thuộc Đoàn luật sư Hà Nội, tôi làm đơn này kháng cáo bản án sơ thẩm số…/DSST ngày …tháng …năm 2005 của Tòa án nhân dân…
…
Hà Nội, ngày… tháng….năm 2005.
Người kháng cáo
(ký tên)
Luật sư. Nguyễn M.D”.
Trao đổi về đơn kháng cáo này có hai quan điểm được nêu ra. Quan điểm thứ nhất cho rằng, đơn kháng cáo của Luật sư nhân danh cá nhân là đúng theo quy định tại điều 243 Bộ luật tố tụng dân sự vì luật sư là người đại diện cho đương sự và có quyền kháng cáo. Khi một người có quyền thì họ được nhân danh cá nhân mình làm đơn kháng cáo. Trong trường hợp này, Luật sư đã làm đúng và trong phạm vi pháp luật cho phép. Quan điểm thứ hai lại cho rằng, vì Luật sư tham gia tố tụng với tư cách người đại diện (theo uỷ quyền) cho đương sự nên không được nhân danh luật sư, nhân danh cá nhân làm đơn kháng cáo bản án của toà án, mà phải nhân danh đương sự (người ủy quyền) kháng cáo bản án. Chúng tôi ủng hộ quan điểm thứ hai, vì khi vận dụng một quy định nào đó cần đặt chúng trong một tổng thể chung và trong từng trường hợp cụ thể. Khi tham gia một quan hệ pháp luật với tư cách người đại diện theo ủy quyền thì phải tuân thủ những quy định chung về đại diện và về ủy quyền. Quy định người đại diện cho đương sự có quyền kháng cáo không thể được áp dụng trong mọi trường hợp, mà chỉ đúng khi áp dụng trong trường hợp người đại diện theo pháp luật. Ở đây, Luật sư chỉ là người được uỷ quyền, nên chỉ được nhân danh bên ủy quyền, nhân đương sự mà mình đaị diện làm đơn kháng cáo. Việc Luật sư nhân danh mình làm đơn kháng cáo là không chính xác, không đúng. Nhưng tại sao lại có sự áp dụng không chính xác này, tại quy định tại Điều 243 Bộ luật Tố tụng dân sự hay tại người áp dụng? Thứ nhất, về phía người áp dụng, do chỉ đặt quy định của Điều 243 Bộ luật tố tụng dân sự độc lập và áp dụng quy định đó một cách riêng biệt việc áp dụng đã trở nên phiến diện và mâu thuẫn về mặt lý luận. Hệ quả là người đại diện theo ủy quyền lại không nhân danh người ủy quyền mà nhân danh chính mình thực hiện hành vi tố tụng trước tòa án. Nếu chỉ viện dẫn riêng một điều luật (Điều 243 Bộ luật tố tụng dân sự) trong trường hợp này thì luật sư không sai vì quy định người đại diện có quyền kháng cáo tại Điều 243 nói trên cho phép được hiểu quyền đó dành cho tất cả những người đại diện. Thứ hai, về quy định của điều luật, Điều 243 Bộ luật tố tụng dân sự quy định người đại diện của đương sự có quyền kháng cáo dẫn đến có người hiểu quyền đó dành cho tất cả những người đại diện, nhưng thực tế quyền này không quy định cho tất cả những người đại diện mà chỉ đối với người đại diện theo pháp luật, đặc biệt cho người đại diện quy định tại các khỏan 4; 5; 6 và 7 Điều 57 Bộ luật tố tụng dân sự. Nếu đúng như vậy thì quy định chưa chuẩn của điều luật đã gây sự hiểu lầm và tạo nên sự áp dụng không thống nhất và không chính xác trong thực tiễn. Theo chúng tôi, Bộ luật tố tụng dân sự đã không phân biệt rõ mà đánh đồng việc sử dụng các khái niệm “người đại diện hợp pháp” với “người đại diện theo pháp luật”. Đáng tiếc, nội dung này cũng được tìm thấy trong hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP ngày 12-5-2006 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành các quy định trong Phần thứ hai “Thủ tục giải quyết các vụ án tại toà án cấp sơ thẩm” của Bộ luật tố tụng dân sự (Tiểu mục 1.3. Mục 1.Về điều 161 của BLTTDS). Như đã đề cập đến ở phần trên, chế định “người đại diện- người đại diện hợp pháp” có người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo uỷ quyền. Các điều từ Điều 73 đến Điều 78 Bộ luật Tố tụng Dân sự cũng quy định chính xác những khái niệm này, nhưng đáng tiếc quy định tại Điều 57, Điều 161 và Điều 243 Bộ luật tố tụng dân sự đã gây ra những hiểu lầm và áp dụng sai trong thực tiễn. Cũng quy định về người đại diện tương tự như quy định tại các khỏan 4; 5; 6 và 7 Điều 57 Bộ luật tố tụng dân sự, nhưng các Điều 20; 21; 22 và 23 Bộ luật dân sự năm 2005 đã sử dụng khái niệm “người đại diện theo pháp luật” mà không sử dụng “người đại diện hợp pháp”. Việc sử dụng khái niệm người đại diện theo pháp luật trong các điều luật nêu trên của Bộ luật dân sự là chính xác và chuẩn về sử dụng thuật ngữ pháp lý. 3. Kiến nghị Để khắc phục những bất cập trong hoạt động tố tụng, theo tôi, những người liên quan cần có những lưu ý sau. Đối với những người đại diện theo uỷ quyền, khi sử dụng quyền kháng cáo, không nên cho rằng quyền kháng cáo bản án, quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của toà án cấp sơ thẩm để yêu cầu toà án cấp trên trực tiếp giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm là quyền trực tiếp của mình, mà quyền đó là quyền được đương sự ủy quyền. Mọi hành vi tố tụng của luật sư đều phải nhân danh người ủy quyền cho mình, nhân danh đương sự. Cần đặt quy định này trong tổng thể chung, trong các điều luật có liên quan. Đối với Tòa án, các Thẩm phán, khi nhận được đơn kháng cáo như nêu trên, cần áp dụng quy định chung của pháp luật tại các Điều 244 và 246 Bộ luật tố tụng dân sự để xác định tính không hợp lệ của đơn kháng cáo và không chấp nhận đơn vì người kháng cáo không đúng thẩm quyền. Tuy nhiên, để tránh những tranh luận không cần thiết, đảm bảo tính thống nhất của pháp luật, cần có sự quan tâm xem xét khi có sự sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng dân sự. Cụ thể cụm từ “người đại diện hợp pháp” cần thay bằng “người đại diện theo pháp luật” quy định tại các khoản 4; 5; 6 và 7 Điều 57; Điều 161 Bộ luật tố tụng dân sự ”; Cụm từ “người đại diện của đương sự” tại Điều 243 cần thay bằng cụm từ “người đại diện hợp pháp của đương sự”. SOURCE: TẠP CHÍ NGHỀ LUẬTCông ty Luật Bắc Việt Luật
P2802, tầng 28, tòa nhà Central Fied , Trung Kính, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà nội
Tel: 87696666-0386319999
Hotline: 0938-188-889 – 0913753918
www.bacvietluat.vn - www.tuvanluat.net - www.sanduan.vn"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"