Bạn hiểu gì về Luật phá sản?

Luật phá sản doanh nghiệp được thành lập với mục đích gì? 1. Bảo vệ một cách hiệu quả lợi ích chính đáng của các chủ nợ Khi một nhà đầu tư cho các doanh nghiệp vay vốn, họ có hai phương pháp để đòi nợ:
•  Đòi nợ bằng phương pháp thông thường, thông qua việc đưa đơn kiện ra tòa án hoặc trọng tài kinh tế •  Đòi nợ bằng một cơ chế đặc biệt- thông qua thủ tủc phá sản
Tính đặc biệt của thủ tục này thể hiện ở chỗ: + Giúp cho các chủ nợ thu hồi được tài sản của mình. Tòa án phải ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp mắc nợ bị phá sản, để rồi nhân việc đó mà bán toàn bộ tài sản của doanh nghiệp đó đi, nhằm thanh toán cho chủ nợ. Cách trả nợ theo thủ tục phá sản là trả nợ một cách tập thể, và bằng cách chấm dứt sự tồn tại của con nợ. + Luật đảm bảo cho chủ nợ lợi ích của mình, hạn chế tình trạng chây ỳ, dây dưa thanh toán nợ. Do đó, tạo điều kiện cho các chủ đầu tư tự tin hơn trong quá trình cho vay và đòi nợ. 2. Bảo vệ lợi ích của chính bản thân các doanh nghiệp mắc nợ Khi mới xuất hiện, Luật Phá sản không đề cập đến vấn đề bảo vệ lợi ích cho các con nợ, vì những nhà lập pháp đã cho rằng phá sản là phạm tội, chủ doanh nghiệp phá sản, vì thế, là phạm nhân. Những chủ doanh nghiệp như thế không những không được bảo vệ mà còn bị trừng phạt, thậm trí bỏ tù. Tuy nhiên, ngày nay, đại đa số các nước trên thế giới không còn quan niệm như vậy nữa. Họ hiểu rằng kinh doanh là một công việc khó khăn, dễ gặp rủi ro. Như vậy, luật pháp sẽ không nên trừng phạt họ, mà trái lại, còn nên đối sử nhân đạo với các doanh nghiệp không may đó. Hiện tại, Việt Nam đã thực hiện các chính sách như:
•  Không bỏ tù những chủ doanh nghiệp phải tuyên bố phá sản •  Ngăn cấm các chủ nợ có các hành vi xúc phạm thể xác và tinh thần của con nợ •  Bằng mọi cách tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mắc nợ khắc phục tình trạng khó khăn, khôi phục lại sản xuất mà không phải tuyên bố phá sản ngay
3. Bảo vệ lợi ích của bản thân những người lao động Khi một doanh nghiệp phá sản, bên cạnh sự thiệt hại của chủ nợ và con nợ, mà nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến những người lao động. Trước những sự khó khăn đó, luật phá sản đã cho phép những người làm công được hưởng một số quyền lợi đặc biệt:
•  Được quyền yêu cầu tòa án tuyên bố phá sản, hoặc phản đối tuyên bố phá sản của các chủ nợ đối với doanh nghiệp •  Được quyền cử đại diện tham gia tổ quản lí và thanh tra tài sản •  Được tham gia hội nghị chủ nợ •  Được ưu tiên thanh toán nợ •  Và một số quyền lợi khác.
4. Đảm bảo trật tự, an toàn xã hội, và giúp cơ cấu lại nền kinh tế Luật phá sản doanh nghiệp được đưa ra nhằm đảm bảo lợi ích cho mọi thành phần tham gia doanh nghiệp, nó làm tránh được tình trạng hỗn loạn của nền kinh tế khi một, hay nhiều doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Bên cạnh đó, phá sản không hoàn toàn là tiêu cực, trên một khía cạnh nào đó, nó thậm chí là một hành động tích cực đối với nền kinh tế, giúp thúc đẩy hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn.
•  Răn đe các doanh nghiệp làm ăn hiệu quả (không được quá mạo hiểm, liều lĩnh) •  Xóa bỏ các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ •  Tạo điều kiện cho môi trường kinh doanh mới lành mạnh hơn cho các nhà đầu tư hoạt động •  Và những ảnh hưởng tích gián tiếp khác….
Tóm lại, trong bài này tôi đã giới thiệu đến các bạn sơ lược những lí do mà một bộ luật phá sản là cần thiết, không chỉ riêng cho bất cứ nền kinh tế nào. Ngoài những lí do nêu trong bài (bảo vệ chủ nợ, bảo vệ con nợ, bảo vệ người lao động, và bảo vệ xã hội), rất nhiều lí do trực tiếp và gián tiếp khác mà tôi không tiện nêu lên. Xin các bạn hãy đón đọc phần hai để hiểu thêm về những Khái niệm của Luật phả sản tại Việt Nam .  

Công ty Luật Bắc Việt Luật
P2802, tầng 28, tòa nhà Central  Fied , Trung Kính, Trung  Hòa, Cầu Giấy, Hà nội
Tel: 87696666-0386319999
Hotline: 0938-188-889 – 0913753918
www.bacvietluat.vn - www.tuvanluat.net - www.sanduan.vn"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"

  • TAG :

Tin liên quan

Danh mục

Loading...

Bài xem nhiều

Bài nổi bật