10 NĂM THAY ĐỔI CẤU TRÚC KINH TẾ

Bài viết này không chỉ phân tích sự thay đổi về cơ cấu của giá trị sản xuất hay giá trị gia tăng theo ngành (tổng cung của nền kinh tế), hoặc cơ cấu các nhân tố của cầu cuối cùng trong tổng cầu cuối cùng mà nhấn mạnh đến sự thay đổi trong nội bộ mỗi ngành và mức độ lan toả cùng độ nhạy của các ngành trong quá trình sản xuất; nghiên cứu và xem xét sự thay đổi mức độ ảnh hưởng đối với các yếu tố của cầu đến cung trong nền kinh tế, thông qua cả giá trị sản xuất và thu nhập (GDP). Bảng 1: Sự thay đổi về độ lan toả và độ nhạy của các ngành kinh tế hiện nay so với giai đoạn tr Tác giả dựa vào một số tính toán sơ bộ từ bảng cân đối liên ngành mới nhất của Việt Nam (sắp tới sẽ công bố). Số ngành được khảo sát được gộp thành 22 ngành. (xem bảng 1).   Ba chỉ số được tính toán để phân tích, đánh giá tác động qua lại giữa các ngành và đối với toàn bộ nền kinh tế là hệ số lan toả, độ nhạy và ảnh hưởng lan tỏa (multipliers). Chỉ số lan toả dùng để đo mức độ quan trọng tương đối của một ngành với tư cách là bên sử dụng các sản phẩm vật chất và dịch vụ làm đầu vào từ toàn bộ hệ thống sản xuất. Ngành nào có chỉ số lan toả  lớn hơn 1 sẽ có ảnh hưởng kích thích toàn bộ hệ thống kinh tế tốt nhất. Độ nhạy của nền kinh tế hàm ý mức độ quan trọng của một ngành như là nguồn cung sản phẩm vật chất và dịch vụ cho toàn bộ hệ thống sản xuất, ngành nào có độ nhạy lớn hơn 1 cũng có ảnh hưởng kích thích toàn bộ hệ thống kinh tế tốt nhất. Ảnh hưởng lan toả là những thay đổi của các nhân tố của cầu cuối cùng lan toả số nhân đến sản xuất, thông qua quá trình sản xuất mà lan toả tiếp đến thu nhập từ sản xuất. Nông nghiệp bàn đạp đang giảm tỷ trọng Xét về chỉ số lan toả và độ nhạy, có thể thấy mức độ thay đổi rõ rệt ở hầu hết các ngành, đặc biệt là nhóm ngành nông nghiệp. Suốt từ năm 1986 (dựa vào các bảng cân đối liên ngành 1989, 1996 và 2000) đến giai đoạn 2005, chỉ số lan toả của nhóm ngành nông nghiệp luôn nhỏ hơn 1, chỉ có độ nhạy là luôn lớn hơn 1. Giai đoạn từ 2007 trở đi, cả độ lan toả và độ nhạy đều lớn hơn 1. Đáng kể nhất, ngành chế biến sản phẩm nông nghiệp có chỉ  số lan toả và độ nhạy mạnh nhất trong nền kinh tế. Nhóm ngành nông nghiệp và công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp có ảnh hưởng kích thích rất mạnh đến nền kinh tế trong giai đoạn hiện nay. Như vậy, chính sách về tam nông là đúng đắn. Nghịch lý ở chỗ tỷ trọng của những nhóm ngành này trong cơ cấu kinh tế chung hiện nay đang có xu hướng giảm xuống. Chẳng hạn tỉ trọng của nhóm ngành nông nghiệp từ 13,35% năm 2000 giảm còn 8,27% năm 2007, tỷ trọng nhóm ngành chế biến lương thực thực phẩm từ 12% xuống 10%… Đầu tư hiệu quả hơn nhưng vốn ít đi vào sản xuất Giai đoạn từ 2007 trở đi, đầu tư có ảnh hưởng lan toả đến sản xuất nhiều hơn (tạo ra sản lượng nhiều hơn) so với giai đoạn 2000 – 2005. Bỏ ra một đồng sẽ lan toả số nhân đến giá trị sản xuất 1,69 đồng (so với 1,61 đồng trong giai đoạn trước). Đây là một cách tiếp cận khác về hiệu quả đầu tư, có ý nghĩa kinh tế sâu sắc hơn so với cách tiếp cận qua hệ số ICOR. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, chỉ khoảng 65% lượng vốn đầu tư là đầu tư cho sản xuất (xem Tăng trưởng của Việt Nam dựa vào gì?SGTTngày 27.3.2009) Vấn đề đặt ra là làm thế nào để đồng tiền bỏ ra đầu tư đến được với người sản xuất. Bảng 2 cũng cho thấy trong giai đoạn hiện nay tiêu dùng kích thích sản xuất nhiều nhất, ảnh hưởng lan toả tăng rõ rệt. Một đồng chi tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình kích thích giá trị sản xuất tới 1,8 đồng (so với 1,49 đồng giai đoạn 2000 – 2005). Bảng 2: Ảnh hưởng của các yếu tố của cầu đến Tiêu dùng và tổng giá trị tăng thêm Bảng 3 cho thấy GDP lan toả bởi các chi tiêu như thế nào. Có hai  điểm đáng chú ý trong giai đoạn hiện nay qua phân tích các loại lan toả. Thứ nhất, từ độ lan toả (cao) và phần trăm đóng góp vào GDP (chưa nhiều) của chi tiêu dùng cuối cùng của Nhà nước, có thể thấy kích cầu là đúng đắn, gói kích cầu thứ 2 là cần thiết và một phần trong gói kích cầu thứ 2 nên là tăng lương cho những người lao động thuộc khu vực ngân sách nhà nước. Kết quả tính toán dường như ủng hộ quan điểm của Keynes. Thứ hai, nên kích cầu vào tiêu dùng và giảm lượng hàng tồn kho. Bảng 3: GDP lan toả bởi các nhân tố của cầu cuối cùng sản xuất Sự thay đổi cấu trúc kinh tế xét trên phương diện các lan toả và độ nhạy sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách có cái nhìn toàn diện và chính xác hơn là các cơ cấu theo ngành của giá trị sản xuất hay GDP. Ví dụ như xét về cơ cấu theo ngành thì nhóm ngành nông nghiệp và chế biến sản phẩm nông nghiệp giảm nhưng độ lan toả và độ nhạy của nhóm ngành này lại cao nhất trong toàn bộ nền kinh tế. Sự thay đổi cấu trúc kinh tế kiểu này cũng cho thấy nền kinh tế trong giai đoạn hiện nay có độ “nhạy cảm” cao hơn giai đoạn trước đây, điều này có nghĩa tác động của các chính sách vĩ mô mạnh hơn trước.  

Công ty Luật Bắc Việt Luật
P2802, tầng 28, tòa nhà Central  Fied , Trung Kính, Trung  Hòa, Cầu Giấy, Hà nội
Tel: 87696666-0386319999
Hotline: 0938-188-889 – 0913753918
www.bacvietluat.vn - www.tuvanluat.net - www.sanduan.vn"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"

  • TAG :

Tin liên quan

Danh mục

Loading...

Bài xem nhiều

Bài nổi bật