TÌM HIỂU PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƯỚC VỀ TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP QUỐC TẾ

  • Bài viết
  • 22 tháng 5, 2011
  • 337 lượt xem
  • 0 bình luận

1. Nhật Bản:

Nhật Bản hiện tham gia hai Công ước Lahay về tống đạt giấy tờ và thu thập chứng cứ (Công ước năm 1965 và Công ước năm 1970). Mỗi năm Nhật Bản thực hiện khoảng 1400 bộ hồ sơ uỷ thác tư pháp của toà án và các cơ quan có thẩm quyền gửi.

a. Trình tự, thủ tục thực hiện uỷ thác tống đạt và thu thập chứng cứ:

Toà án Nhật Bản thực hiện uỷ thác do Toà án và các cơ quan tư pháp có thẩm quyền của nước ngoài gửi:

Việc thực hiện các yêu cầu tương trợ tư pháp của toà án nước ngoài được thực hiện theo quy định tại Luật về tương trợ tư pháp. Theo quy định của Luật này, cơ quan đầu mối thực hiện là Ban Các vấn đề về dân sự, Toà án tối cao và cơ quan thực hiện là toà án khu vực có thẩm quyền đối với địa điểm nơi việc tương trợ tư pháp này được thực hiện. Sau khi nhận được yêu cầu của phía nước ngoài, Toà tối cao sẽ xem xét từng vụ việc cụ thể, nếu thấy hồ sơ uỷ thác không được lập rõ ràng, chưa hoàn thiện thì Toà án tối cao sẽ gửi lại nơi gửi đề nghị hoàn thiện; nếu hồ sơ đã hoàn thiện thì gửi cho toà khu vực để thực hiện. Số người làm việc trong lĩnh vực này của Toà án tối cao là 7 người.

- Uỷ thác của Toà án Nhật Bản gửi ra nước ngoài:

Uỷ thác cho Lãnh sự Nhật Bản ở nước ngoài thực hiện: Việc tống đạt giấy tờ và thu thập chứng cứ đối với công dân Nhật Bản ở nước ngoài, các Toà án có thể uỷ thác cho Lãnh sự Nhật Bản để thực hiện. Toà án khu vực Nhật Bản thụ lý vụ việc sau khi lập xong hồ sơ uỷ thác theo mẫu quy định sẽ gửi lên Toà án tối cao. Toà án tối cao sẽ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ rồi chuyển đến Bộ Ngoại giao để Bộ Ngoại giao chuyển hồ sơ cho Lãnh sự quán Nhật Bản tại nước có đương sự cần tống đạt hồ sơ hoặc lấy lời khai. Thời hạn thực hiện uỷ thác đối với loại vụ việc này thường từ 4 đến 6 tháng. Tuy nhiên, đối với những trường hợp khẩn cấp, Toà án tối cao Nhật Bản có thể đề nghị Bộ Ngoại giao thực hiện theo chế độ khẩn, thời hạn rút ngắn xuống khoảng 2 tháng. Hồ sơ không phải dịch ra tiếng nước ngoài. Trình tự, thủ tục và cách thực hiện uỷ thác loại này tương đối giống với nước ta, chỉ khác cơ quan đầu mối trong của Việt trong trường hợp này là Bộ Tư pháp còn đối với Nhật Bản là Tòa án nhân dân tối cao.

Uỷ thác cho Toà án và cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài để thực hiện: Trong trường hợp tống đạt giấy tờ và thu thập chứng cứ đối với công dân nước ngoài, cơ quan có thẩm quyền thực hiện là Toà án nước ngoài hoặc cơ quan có thẩm quyền được chỉ định của nước ngoài. Đối với trường hợp này, hồ sơ uỷ thác sẽ được dịch ra tiếng nước sẽ thực hiện yêu cầu hoặc sang tiếng Anh, Pháp đối với các nước là thành viên của Công ước Lahay. Sau khi nhận được hồ sơ của Toà án khu vực hoặc cơ quan có thẩm quyền được chỉ định (theo quy định của Công ước song phương hoặc đa phương), Toà án tối cao sẽ chuyển hồ sơ cho Bộ Ngoại giao tại nước được yêu cầu thực hiện uỷ thác. Đại sứ quán Nhật Bản sẽ có trách nhiệm làm việc với Bộ Ngoại giao nước ngoài để có thể tiến hành thực hiện yêu cầu tương trợ tư pháp. Cơ quan trực tiếp tiến hành các hành vi tố tụng được uỷ thác như tống đạt giấy tờ, lấy lời khai… thường là Toà án nước ngoài nơi đương sự cần tống đạt hoặc lấy lời khai cư trú. Sau khi có kết quả, qua kênh ngoại giao Toà án tối cao sẽ nhận lại và chuyển cho Toà án khu vực đã yêu cầu uỷ thác để giải quyết vụ việc.

Việc thực hiện tương trợ tư pháp là quan hệ hợp tác giữa hai nhà nước. Do vậy, về nguyên tắc, đối với các nước chưa có quan hệ ngoại giao với Nhật Bản thì không thể tiến hành tương trợ tư pháp. Đối với trường hợp này, nếu phát sinh việc cần tống đạt thì Toà án Nhật Bản sẽ cho niêm yết tại trụ sở Toà trong thời hạn 6 tuần. Hết thời hạn trên mà đương sự vẫn không đến làm việc với Toà án thì coi như trường hợp không tìm thấy đương sự và vụ việc sẽ được đưa ra giải quyết.

Khi không xác định được địa chỉ của đương sự, các cơ quan thực hiện việc tống đạt giấy tờ và lấy lời khai sẽ tiến hành niêm yết (tại trụ sở lãnh sự quán hoặc trụ sở toà án) trong thời hạn 6 tuần. Hết thời hạn niêm yết mà đương sự vẫn không đến, Lãnh sự quán hoặc Toà án Nhật Bản sẽ lập biên bản việc niêm yết và gửi cho Toà án thụ lý vụ việc để giải quyết theo thẩm quyền.

b. Vấn đề công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài, quyết định của trọng tài nước ngoài

Việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài và Quyết định của trọng tài nước ngoài tại Nhật Bản được thực hiện theo quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự. Theo đó, bản án có hiệu lực pháp luật của Toà án nước ngoài sẽ được công nhận và cho thi hành tại Nhật Bản khi thoả mãn các điều kiện: Thẩm quyền của Toà án nước ngoài được công nhận theo pháp luật hoặc theo Hiệp định; Bên bị đơn thua kiện đã nhận tống đạt giấy triệu tập hợp lệ hoặc bất kỳ một lệnh nào của Toà án để tiến hành tố tụng hoặc đã đáp lại mệnh lệnh của Toà án; Nội dung của bản án và thủ tục tranh tụng không trái với trật tự công cộng và đạo đức xã hội của Nhật Bản; nguyên tắc có đi có lại. Khi tiến hành xem xét công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của Toà án nước ngoài, Toà án Nhật Bản sẽ không xem xét lại nội dung vụ việc tức là không tính đến việc toà án nước ngoài giải quyết như thế nào và sử dụng chứng cứ có hợp lý không.

2. Canada:

a. Tương trợ tư pháp về hình sự:

có đạo luật dẫn độ và tương trợ tư pháp, do hoàn cảnh lịch sử nên luật dẫn độ ra đời từ lâu còn Luật Tương trợ tư pháp mới được ban hành.

Đạo luật dẫn độ quy định cơ sở pháp lý cho việc dẫn độ từ . Đạo luật là công cụ thực hiện các nghĩa vụ dẫn độ theo điều ước cả song phương và đa phương của . Những nước và thực thể có thể gửi yêu cầu dẫn độ đến được gọi là đối tác dẫn độ theo quy định của luật Dẫn độ, là bên tham gia cùng vào điều ước quốc tế hoặc ký kết với một thỏa thuận riêng về từng trường hợp cụ thể. Nước có yêu cầu dẫn độ phải có cam kết truy tố sau khi dẫn độ về và phải xử phạt án tù giam theo khung hình phạt tối thiểu. cho phép dẫn độ ra ngoài cả công dân và cả công dân nước ngoài.

Quy trình dẫn độ của được thực hiện qua hai giai đoạn ở Toà án và Bộ trưởng Tư pháp: Bộ trưởng Tư pháp chịu trách nhiệm nhận các yêu cầu và ra quyết định thông qua để gửi các yêu cầu này đến toà án. Nếu yêu cầu này được Bộ trưởng Bộ Tư pháp thông qua, một thẩm phán cấp cao sẽ mở phiên nghe để xác định xem hành vi đã thực hiện có phải là hành vi tội phạm ở hay không, chứng cứ của nước ngoài có đủ mở phiên toà xét xử kết tội hay không? Nếu có đủ căn cứ như vậy, việc tạm giam người đó sẽ được thực hiện để dẫn độ và hồ sơ vụ việc được chuyển lại cho Bộ trưởng để cá nhân Bộ trưởng xem xét, cân nhắc vấn đề chính trị và ra quyết định về dẫn độ. không cho dẫn độ đối với người mà không bị coi là tội phạm theo pháp luật . Đương sự có quyền khiếu nại đối với quyết định của Toà án kèm theo một số kiến nghị về dẫn độ và Bộ trưởng Bộ Tư pháp sẽ xem xét quy trình pháp luật nước ngoài có đảm bảo xét xử công bằng hay không, Bộ trưởng có thể từ chối việc dẫn độ nếu thấy sự việc có tính cưỡng ép, ngoài ra có thể xem xét vấn đề nhân đạo, điều kiện về nhà tù ở nước ngoài…

Trong trường hợp tội phạm liên quan đến chính trị thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp phải từ chối dẫn độ.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp có thể quyết định sang nước khác để xét xử, sau đó lại đưa về Canada để thụ lý án của Toà án Canada, sau khi chấp hành xong bản án của Canada có thể tiếp tục đưa người đó sang nước đó để chấp hành bản án của toà án nước đó.

Lệnh bắt của cơ quan nước ngoài và lệnh truy nã của Interpol không thể sử dụng để bắt người ở để dẫn độ mà yêu cầu phải có văn bản. Khi có yêu cầu bằng văn bản, cần có lệnh bắt của cơ quan có thẩm quyền của Canada hoặc giấy triệu tập đến Toà của thẩm phán toà án cấp cao Canada và chỉ sau khi Bộ trưởng Bộ Tư pháp nhận và thông qua yêu cầu thì mới được bắt.

Đối với việc Canada yêu cầu các nước khác thực hiện dẫn độ được thực hiện theo thủ tục: Công tố viên của Liên bang hoặc tỉnh tiểu bang là chủ thể duy nhất có quyền yêu cầu và khi muốn thực hiện dẫn độ một người từ nước ngoài về Canada thì phải gửi yêu cầu dẫn độ về phòng Tương trợ quốc tế là cơ quan trung ương về dẫn độ và tương trợ tư pháp, đại diện cho Bộ trưởng Bộ tư pháp để quyết định có gửi yêu cầu ra nước ngoài hay không? Phòng này chỉ thực hiện các yêu cầu về hình sự. Đối với các yêu cầu tương trợ khác có nhiều cơ quan có quyền yêu cầu tương trợ.

b. Vấn đề chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù:

không coi đó là một vấn đề của tương trợ tư pháp mà coi đây là biện pháp nhằm giúp các nước khác thực hiện chính sách hình sự. Đây không phải là biện pháp có tính cưỡng chế mà nó liên quan đến tính chính đáng của người có nguyện vọng được thi hành án là muốn được thi hành bản án tại đất nước mình, hoàn toàn mang ý nghĩa nhân đạo. Việc chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù do các trại giam ở thực hiện, không thuộc thẩm quyền của Bộ Tư pháp hay Phòng tương trợ quốc tế.

c. Tương trợ tư pháp về dân sự:

cho rằng, pháp luật về dân sự chỉ có vai trò hỗ trợ cho các bên đương sự, luật chỉ có vai trò thúc đẩy cảc quan hệ phát triển. Việc giải quyết của Toà án có lợi cho bên nào cũng mang ý nghĩa bảo đảm cho quan hệ giữa hai bên đương sự phát triển. Do vậy, các tỉnh bang có cách tiếp cận rất mở, không yêu cầu phải có điều ước quốc tế, có đi có lại mà các tranh chấp đáp ứng điều kiện thì có thể cho thi hành.

Đạo luật chứng cứ của chủ yếu áp dụng đối với những nước chưa tham gia điều ước quốc tế với . Những nước này vẫn có thể gửi yêu cầu đến nhưng không tương trợ đối với việc khám xét mà chỉ đáp ứng một số yêu cầu nhất định.

Yêu cầu thu thập chứng cứ ở không được thực hiện thông qua con đường ngoại giao mà thông qua luật sư các bên. Thông thường luật sư nước ngoài sẽ đề nghị Toà án nước mình để đề nghị Toà án giải quyết và tương trợ về tư pháp. Các luật sư của các bên chính là những người thu xếp, thúc đẩy toàn bộ quá trình này và các bên phải trả chi phí.

Toà án chỉ thực hiện tương trợ tư pháp theo yêu cầu của Toà án nước ngoài, nếu pháp luật nước khác quy định cơ quan có thẩm quyền yêu cầu của nước đó không phải là cơ quan toà án thì sẽ không chấp nhận. Đồng thời yêu cầu gửi đến Canada phải hết sức cụ thể để không gây khó khăn cho việc thực hiện, không được gây tốn kém, mất nhiều công sức của bên thực hiện, không được ảnh hưởng đến chính sách công của Canada.

không có đạo luật liên bang công nhận và cho thi hành bản án của Toà án nước ngoài tại lãnh thổ mình mà từng tiểu bang có quy định thủ tục riêng.

Vấn đề áp dụng nguyên tắc có đi, có lại:

Trong hình sự, không đòi hỏi phải có đi có lại chỉ coi đó là một tiêu chí để Toà án cân nhắc có áp dụng không.

Trong dân sự, các yêu cầu đều phải thông qua Luật Chứng cứ. Về công nhận và cho thi hành bản án dân sự của Toà án nước ngoài, Tòa án không đòi hỏi phải có đi có lại.

Riêng đối với lĩnh vực hôn nhân và gia đình, yêu cầu phải có điều ước quốc tế hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.

Vai trò của cơ quan đại diện của ở nước ngoài: Cơ quan đại diện ngoại giao của ở nước ngoài có vai trò không đáng kể trong hoạt động tương trợ tư pháp. Bộ Tư pháp là cơ quan có chuyên môn sâu được tiếp nhận các yêu cầu về tư pháp còn cơ quan đại diện của Canada ở nước ngoài chỉ tham gia vào giải quyết những vấn đề quan hệ ngoại giao nhưng thực hiện như một cơ quan bưu điện và không có thẩm quyền pháp lý lập các yêu cầu về tương trợ tư pháp.

3. Thuỵ Điển:

Ở Thuỵ Điển, các Công ước quốc tế muốn có hiệu lực tại Thuỵ Điển phải thông qua hai con đường:

- Được chuyển hoá thành văn bản trong nước: áp dụng đối với các vấn đề pháp luật trong nước chưa có quy định;

- Phương pháp “cộng tác”: ban hành luật trong đó quy định áp dụng trực tiếp điều ước quốc tế.

Thuỵ Điển tham gia 11 công ước của Hội nghị tư pháp quốc tế, trong đó hầu hết đều liên quan đến vấn đề tương trợ tư pháp quốc tế. Thuỵ Điển cũng có luật riêng quy định về tương trợ tư pháp quốc tế trong đó có quy định về việc thực hiện uỷ thác tư pháp đối với các nước không có hiệp định tương trợ tư pháp với Thuỵ Điển. Đối với các nước này, Thuỵ Điển cũng theo thông lệ chung là thông qua kênh ngoại giao để thực hiện uỷ thác tư pháp. Bộ Ngoại giao là cơ quan đầu mối đối với các uỷ thác này.

Đối với việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của Toà án nước ngoài:

Nguyên tắc: Theo pháp luật Thuỵ Điển, một bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài sẽ không được công nhận và cho thi hành tại Thuỵ Điển nếu như không có cơ sở pháp luật (văn bản pháp luật trong nước hoặc các điều ước quốc tế có liên quan cho phép công nhận và cho thi hành). Pháp luật trong nước của Thuỵ Điển cũng không có một văn bản nào quy định vấn đề công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của toà án nước ngoài đối với các nước chưa ký hoặc tham gia điều ước quốc tế với Thuỵ Điển về vấn đề này. Tuy nhiên, cũng có một số ngoại lệ:

Trong vấn đề hôn nhân và gia đình: đối với các bản án li hôn. Các bản án ly hôn do toà án nước ngoài tuyên đều có thể được xem xét, công nhận tại Thuỵ Điển (không phụ thuộc việc nước đó có ký kết hay cùng tham gia với Thuỵ Điển điều ước quốc tế về vấn đề này hay không) ở các nội dung: công nhận về mặt nhân thân (công nhận hai người đã chấm dứt quan hệ vợ chồng); công nhận các quyết định về con nuôi; công nhận các quyết định về cấp dưỡng. Để được công nhận, bản án ly hôn của toà án nước ngoài phải thoả mãn những điều kiện như: có căn cứ xác đáng để xem xét việc ly hôn ở nước đó hoặc vợ hoặc chồng là công dân nước đó hay vợ hoặc chồng có địa chỉ thường trú ở nước đó. Hơn nữa, việc công nhận các bản án của Toà án nước ngoài không được đi ngược lại với lợi ích công của Thuỵ Điển.

Riêng vấn đề liên quan đến tài sản khi ly hôn vẫn chưa được công nhận tại Thuỵ Điển nếu không có hiệp định tương trợ tư pháp về vấn đề này. -Trong vấn đề thương mại: các bản án, quyết định của Toà án nước ngoài về nguyên tắc không được công nhận nếu không có quy định. Tuy nhiên cũng có một ngoại lệ: bản án được tuyên trên cơ sở Hiệp định liên quan, trong đó có quy định về toà án có thẩm quyền giải quyết vụ việc đó. Những bản án này sẽ được xem xét công nhận tại Thuỵ Điển.

Về thủ tục công nhận bản án, quyết định của toà án nước ngoài:

Khác với Việt Nam, ở Thuỵ Điển chỉ có duy nhất có Toà đệ nhị cấp (toà phúc thẩm) ở Stockhom mới có thẩm quyền thụ lý các đơn xin công nhận và thi hành bản án, quyết định của toà án nước ngoài. Bản án, quyết định của Toà án nước ngoài khi được Toà án Thuỵ Điển công nhận thì có giá trị như một bản án, quyết định của Toà án Thuỵ Điển. Thuỵ Điển là thành viên công ước New York năm 1958 về công nhận và thi hành các quyết định của trọng tài nước ngoài. Do đó, đối với các nước đã tham gia công ước New York năm 1958, các quyết định của trọng tài nước ngoài sẽ được xem xét để công nhận tại Thuỵ Điển. Thủ tục công nhận cũng giống như đối với các bản án, quyết định của Toà án nước ngoài, nơi thụ lý đơn là toà đệ nhị cấp Stockhom. Khi các quyết định này được công nhận nó có giá trị như các bản án sơ thẩm của Thuỵ Điển.

SOURCE: CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BỘ TƯ PHÁP

Công ty Luật Bắc Việt Luật
P2802, tầng 28, tòa nhà Central  Fied , Trung Kính, Trung  Hòa, Cầu Giấy, Hà nội
Tel: 87696666-0386319999
Hotline: 0938-188-889 – 0913753918
www.bacvietluat.vn - www.tuvanluat.net - www.sanduan.vn"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"

  • TAG :