TRANH CHẤP VỀ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP: CHỦ SMARTDOOR KIỆN “AUSTDOOR”

CAO HỒNG Công ty Cửa cuốn Úc Smartdoor (gọi tắt là Công ty Úc) có đơn gửi Báo CAND về việc, Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Hưng Phát (gọi tắt là Hưng Phát) vi phạm quyền sở hữu công nghiệp khi sử dụng thanh nhôm định hình trong sản phẩm cửa cuốn Austdoor. Trong đơn, Công ty Úc cho biết, ngày 15/12/2004, Công ty Tân Trường Sơn được Cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng độc quyền Kiểu dáng công nghiệp thanh nhôm định hình số 8106. Tháng 5/2007, Công ty Tân Trường Sơn ký "Hợp đồng chuyển quyền sử dụng Kiểu dáng công nghiệp thanh nhôm định hình số 8106" cho Công ty Hưng Phát. Thời hạn hợp đồng đến ngày 7/8/2008. Ngày 10/11/2008, Công ty Úc ký "Hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng Kiểu dáng công nghiệp số 8106" với Công ty Tân Trường Sơn. Hai bên đã tiến hành đăng ký hợp đồng với Cục Sở hữu trí tuệ để xác lập quyền sử dụng hợp pháp với kiểu dáng công nghiệp này và được cấp giấy chứng nhận. Thời hạn sở hữu của Công ty Úc đối với kiểu dáng công nghiệp này từ ngày 18/12/2008 đến 18/12/2009. Sau khi được quyền sử dụng kiểu dáng công nghiệp thanh nhôm định hình nêu trên, Công ty Úc lại phát hiện Công ty Hưng Phát vẫn sản xuất sản phẩm cửa cuốn nhãn hiệu Austdoor có sử dụng Kiểu dáng công nghiệp số 8106.   Ngày 25/11/2008, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 14, Chi cục QLTT Hà Nội tạm giữ một xe hàng của Công ty Hưng Phát để xác minh việc vi phạm. Ngày 7/1/2009, Cục Sở hữu trí tuệ có công văn trả lời Đội QLTT số 14 về việc mẫu nan nhôm định hình của Công ty Hưng Phát trong lô sản phẩm thu hồi ngày 25/11/2008 vi phạm Kiểu dáng công nghiệp số 8106 đã được đăng ký của Công ty Tân Trường Sơn. Tiếp đến, ngày 24/6/2009, Đội QLTT số 17, Chi cục QLTT Hà Nội lại tiếp tục giữ 1 xe hàng của Công ty Hưng Phát. Trong Công văn trả lời ngày 30/6/2009, Cục Sở hữu trí tuệ xác nhận, mẫu nan nhôm có trong xe hàng tạm giữ của Công ty Hưng Phát vi phạm Kiểu dáng công nghiệp số 8106. Ông Nguyễn Minh Chí, trợ lý Giám đốc, Công ty Hưng Phát cho biết, lượng hàng mà công ty này sản xuất có sử dụng Kiểu dáng công nghiệp số 8106 không tiêu thụ hết trong thời gian hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu với Công ty Tân Trường Sơn còn hiệu lực. Chính vì thế, Công ty Hưng Phát đã nhiều lần liên hệ với Công ty Tân Trường Sơn đề nghị gia hạn hợp đồng hoặc cho một khoảng thời gian nhất định để tiêu thụ hết hàng, nhưng chưa nhận được bất cứ thông báo chính thức nào từ phía công ty về việc đồng ý hoặc từ chối ký tiếp phụ lục gia hạn hợp đồng… Ngày 1/12/2008, Công ty Tân Trường Sơn gửi Công văn số 112 yêu cầu Công ty Hưng Phát chấm dứt không bán thanh nhôm định hình số 8106 vì hợp đồng đã hết hiệu lực từ ngày 7/8/2008. Trong văn bàn này nêu rõ, "kể từ ngày giấy chứng nhận hết hiệu lực cho đến nay, Công ty Hưng Phát vẫn tiếp tục kinh doanh sản phẩm này là cố tình vi phạm Luật Sở hữu trí tuệ về bản quyền kiểu dáng công nghiệp của chúng tôi". Như vậy là rõ câu trả lời của Công ty Tân Trường Sơn. Lý giải về xe hàng mà Đội QLTT số 17 tạm giữ ngày 24/6/2009, ông Chí cho rằng, phía Công ty Úc đã không có khuyến cáo việc Công ty Hưng Phát có dấu hiệu vi phạm quyền sở hữu công nghiệp là sai luật. Mãi đến ngày 1/7/2009 (sau khi QLTT giữ hàng 1 tuần), Công ty Úc mới có công văn yêu cầu chấm dứt bán sản phẩm vi phạm bản quyền kiểu dáng công nghiệp cho Công ty Hưng Phát. Còn xác nhận của Cục Sở hữu trí tuệ ngày 30/6/2009 về mẫu thanh nhôm trong lô hàng bị Đội QLTT số 17 tạm giữ vi phạm quyền sở hữu công nghiệp là chưa thỏa đáng vì đây là "cơ quan cấp đăng ký quyền sở hữu và cũng là đơn vị giám định". Hiện nay, Công ty Hưng Phát đang đề nghị một cơ quan mới thành lập ngày 15/7/2009 giám định cho khách quan. Ngoài ra, ông Chí còn cho biết thêm, trong hai mẫu thanh nhôm định hình mà Đội QLTT số 14 tạm giữ ngày 25/11/2008 của Công ty Hưng Phát được gửi đến Cục Sở hữu trí tuệ giám định, mẫu số 1 có "kiểu dáng về tổng thể khác biệt đáng kể với Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ số 8106". Vì thế, Chi cục QLTT Hà Nội có "Quyết định chuyển giao hoặc trả lại tang vật, phương tiện" cho Công ty Hưng Phát". Có lẽ, cần phải có phiên tòa dân sự để làm rõ ai đúng, ai sai cũng như trách nhiệm đền bù của bên vi phạm. Còn hiện tại, người tiêu dùng lại bị đẩy vào tình thế sử dụng sản phẩm mà không an tâm về xuất xứ, chất lượng

Công ty Luật Bắc Việt Luật
P2802, tầng 28, tòa nhà Central  Fied , Trung Kính, Trung  Hòa, Cầu Giấy, Hà nội
Tel: 87696666-0386319999
Hotline: 0938-188-889 – 0913753918
www.bacvietluat.vn - www.tuvanluat.net - www.sanduan.vn"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"

  • TAG :

Tin liên quan

Danh mục

Loading...

Bài xem nhiều

Bài nổi bật