Tổ chức đấu thầu với dự án đầu tư có sử dụng vốn nhà nước

Việc tổ chức đấu thầu đối với dự án đầu tư có sử dụng vốn Nhà nước được quy định tại mục 3 trình tự thực hiện đấu thầu của Luật Đấu thầu được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 như sau:
1. Chuẩn bị đấu thầu: Đây là quy định cần được thực hiện trước khi tổ chức thực hiện đấu thầu, công việc này cần thực hiện hai công việc đó là: Sơ tuyển nhà thầu và lập hồ sơ mời thầu.
Đối với công việc sơ tuyển cần thực hiện các quy định sau: nhằm chọn được các nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm theo yêu cầu của gói thầu để mời tham gia đấu thầu; đối với các gói thầu mua sắm hàng hóa, gói thầu EPC có gia gói thầu từ hai trăm tỷ đồng trở lên, gói thầu xây lắp có giá gói thầu từ hai trăm tỷ đồng trở lên phải thực được tiến hành sơ tuyển.
Trình tự thực hiện sơ tuyển bao gồm: lập hồ sơ mời sơ tuyển; thông báo mời sơ tuyển; tiếp nhận và quản lý hồ sơ dự tuyển; đánh giá hồ sơ dự tuyển; trình và phê duyệt kết quả sở tuyển; thông báo kết quả sơ tuyển.
Tiêu chuẩn đánh giá: hồ sơ dự sơ tuyển phải được nêu trong hồ sơ mời sơ tuyển theo mẫu hồ sơ mời sơ tuyển do Chính phủ quy định bao gồm tiêu chuẩn về năng lực kỹ thuật, tiêu chuẩn về năng lực tài chính và tiêu chuẩn về kinh nghiệm.
2. Lập hồ sơ mời thầu: Hồ sơ mời thầu được thành lập theo mẫu do chính phủ quy định và bao gồm các nội dung sau đây:
Về mặt kỹ thuật: Đối với gói thầu dịch vụ tư vấn, bao gồm các yêu cầu về kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn đối với chuyên gia;
Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, bao gồm yêu cầu về phạm vi cung cấp, số lượng, chất lượng hành hóa được xác định thông qua đặc tính, thông số kỹ thuật, tiêu chuẩn công nghệ, tiêu chuẩn sản xuất, thời gian bảo hành, yêu cầu môi trường và các yêu cầu cần thiết khác;
Đối với gói thầu xây lắp, bao gồm yêu cầu theo hồ sơ thiết kế kỹ thuật kèm theo những bảng tiên lượng; chỉ dẫn kỹ thuật và các yêu cầu cần thiết khác;
Về mặt tài chính, thương mại: bao gồm các chi phí để thực hiện gói thầu, giá chào và biểu giá chi tiết, điều kiện giao hàng, phương thức và điều kiện thanh toán, nguồn tài chính, đồng tiền dự thầu và các điều khoản nêu trong điều kiện cụ thể của Hợp đồng;
Về tiêu chuẩn đánh giá, yêu cầu quan trọng, điều kiện ưu đãi (nếu có), thuế, bảo hiểm và các yêu cầu khác.
3. Mời thầu: Việc mời thầu được thực hiện theo quy định: Thông báo mời thầu đối với đấu thầu rộng rãi; gửi thư mời đối với đấu thầu hạn chế hoặc đối với đấu thầu rộng rãi có sơ tuyển.
4. Việc tổ chức đấu thầu được tiến hành theo những nội dung sau:
Thứ nhất: Phát hành hồ sơ mời thầu
Hồ sơ mời thầu được phát hành cho các nhà thầu tham gia đấu thầu rộng rãi, cho các nhà thầu theo danh sách được mời tham gia đấu thầu hạn chế hoặc cho các nhà thầu đã vượt qua bước sơ tuyển.
Trường hợp hồ sơ mời thầu cần sửa đổi sau khi phát hành thì phải thông báo đến các nhà thầu đã nhận hồ sơ mời thầu tối thiểu mười ngày trước thời điểm đóng thầu.
Thứ hai: Tiếp nhận và quản lý hồ sơ dự thầu
Các hồ sơ dự thầu nộp theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu phải được bên mời thầu tiếp nhận và quản lý theo chế độ quản lý hồ sơ “Mật”.
Thứ ba: Mở thầu
Việc mở thầu phải được tiến hành công khai ngay sau thời điểm đóng thầu đối với các hồ sơ dự thầu được nộp theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Thông tin chính nêu trong hồ sơ dự thầu của từng nhà thầu phải được công bố trong buổi mở thầu, được ghi lại trong biên bản mở thầu có chữ ký xác nhận của đại diện bên mời thầu, đại diện nhà thầu và đại diện cơ quan liên qua tham dự.
   

Công ty Luật Bắc Việt Luật
P2802, tầng 28, tòa nhà Central  Fied , Trung Kính, Trung  Hòa, Cầu Giấy, Hà nội
Tel: 87696666-0386319999
Hotline: 0938-188-889 – 0913753918
www.bacvietluat.vn - www.tuvanluat.net - www.sanduan.vn"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"

  • TAG :

Tin liên quan

Danh mục

Loading...

Bài xem nhiều

Bài nổi bật