TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀNG ĐỂ HẠN CHẾ RỦI RO

HOÀNG THẾ THỎA Trong lịch sử xã hội loài người, vàng gắn với quá trình hình thành các hình thái tiền tệ và trở thành vật ngang giá – thước đo giá trị, thay thế tiền mặt trong nhiều giao dịch thanh toán và là tiền dự trữ quốc tế. Mặt khác, nhờ đặc tính lý hoá của nó, vàng được sử dụng trong một số ngành công nghiệp và trở thành đồ trang sức và trang trí sang trọng. Mặc dù, giá trị của vàng tăng dần theo thời gian và nguồn cung vàng ngày càng cạn dần, nhưng giá vàng tăng chậm và có thể coi là ổn định. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, xu thế toàn cầu hóa đã gây ra nhiều xung đột tôn giáo phức tạp và không có hồi kết, vàng được coi là nơi ẩn náu an toàn của nhiều NHTW và nhà đầu tư, nên giá vàng biến động theo chiều hướng tăng mạnh. Tại Việt Nam, trong thời gian dài, hoạt động kinh doanh vàng như mua bán vàng trang sức mỹ nghệ, vàng miếng được coi là hoạt động kinh doanh bình thường giống như các loại hàng hóa khác, phần lớn doanh nghiệp kinh doanh vàng là mua bán vàng trang sức, mỹ nghệ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Nhìn chung, hoạt động kinh doanh vàng diễn ra khá ổn định và hầu như không ảnh hưởng đến việc điều hành CSTT của NHNN. Tuy nhiên, từ năm 2006 đến nay, giá vàng thế giới biến động theo xu hướng ngày càng tăng và vàng trở thành hàng hóa đặc biệt, thu hút sự quan tâm của nhiều đối tượng và hấp thụ một lượng tiền khổng lồ, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh tế và hiệu quả điều hành CSTT. Ngoài hoạt động kinh doanh truyền thống, giá vàng tăng mạnh đã thúc đẩy sự hình thành các loại hình kinh doanh vàng với qui mô ngày càng lớn, điển hình là các sàn giao dịch vàng. Về hoạt động của các sàn vàng, sàn giao dịch vàng đầu tiên tại Việt Nam là sàn giao dịch vàng của Ngân hàng Á Châu, được hình thành vào ngày 25/5/2007 với tên gọi ban đầu là Trung tâm giao dịch vàng Sài gòn và gồm 9 thành viên, là các NHTM và doanh nghiệp kinh doanh vàng quy mô lớn. Từ tháng 12/2007, sàn giao dịch này mở rộng sang các khách hàng cá nhân. Từ đó, khối lượng giao dịch trên sàn đã gia tăng đột biến.   Do nhu cầu tham gia giao dịch vàng của các cá nhân tăng mạnh và sức hấp dẫn về lợi nhuận thu được từ việc tổ chức sàn giao dịch vàng, nhiều NHTM và một số doanh nghiệp kinh doanh vàng đã thành lập các sàn giao dịch vàng như sàn giao dịch vàng của các NHTM Việt Á, Phương Nam, Đông Á, Sacombank, sàn vàng Phố Wall, sàn vàng Thế giới. Hoạt động trên sàn vàng là kinh doanh chênh lệch giá, không phải là hoạt động sản xuất vật chất để tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế nhưng thu hút một lượng vốn khổng lồ với giá vàng biến động thất thường, điều này tiềm ẩn rủi ro rất cao cho cả nhà đầu tư và các đơn vị kinh doanh sàn vàng. Tại thời điểm giao dịch sôi động nhất, sàn giao dịch vàng Sài gòn của Ngân hàng Á Châu thường đạt doanh số trên 8.000 tỷ đồng/ngày. Đến nay, mặc dù hoạt động của các sàn vàng đã chững lại, dư nợ cho vay trên các sàn giao dịch vàng tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh vẫn đạt trên 2.000 tỷ đồng. Từ năm 2006, kinh doanh vàng không dừng lại ở trong nước, mà tiếp tục vươn ra nước ngoài sau khi nhà nước cho phép các doanh nghiệp kinh doanh vàng được kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài. Đến nay, có 11 NHTM và 8 doanh nghiệp kinh doanh vàng được kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài thời gian qua đã bộc lộ một số nhược điểm như: các đơn vị được phép kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài cũng kinh doanh trên các sàn vàng quốc tế, chính những đơn vị này đã thành lập các sàn giao dịch vàng trong nước, mà thực chất là mua bán vàng trên tài khoản ở trong nước, gây nhiều biến động trên thị trường vàng trong thời gian qua. Kinh doanh vàng có mức rủi ro rất cao khi giá vàng thế giới biến động thất thường và tăng cao quá mức, nhưng không bền vững do lượng vàng trên thế giới hạn hẹp và vàng chỉ là thị trường nhỏ. Vì thế, một thay đổi nhỏ của giá vàng cũng tạo ra động lượng thay đổi mạnh mẽ trên thị trường vàng thế giới, chẳng hạn sau khi Ấn độ mua 200 tấn vàng từ IMF hay việc Trung Quốc tranh thủ mua vàng khi giá vàng hạ nhiệt sau sự kiện Dubai. Tuy nhiên, giá vàng sau khi vượt qua ngưỡng kháng cự 1.200 USD và lên tới 1.225 USD/oz đã làm dấy lên lo ngại là thị trường này đã tăng quá mức và quá nhanh, gây ra tác động tâm lý về khả năng có những đợt điều chỉnh giảm giá vàng, nếu có tăng thì cũng dè dặt. Mặt khác, chỉ cần một NHTW lớn như Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản điều chỉnh lãi suất đến mức độ nào đó là có thể gây hiệu ứng trực tiếp hay gián tiếp đến giá vàng, mặc dù chỉ gây tác động ngắn hạn, nhưng nếu có một thay đổi mạnh nào đó như tăng lãi suất tại Mỹ một cách bền vững thì có thể chấm dứt được chu kỳ đầu cơ. Về mặt pháp lý, Luật NHNN năm 1997 qui định NHNN có chức năng quản lý hoạt động kinh doanh vàng, nhưng chức năng này còn có sự khác biệt so với Pháp lệnh ngoại hối và các qui định của chính phủ như nghị định 174/1999/CP, nghị định 64/2003/CP, nghị định 59/2006/CP, nghị định 160/2006/CP. Do các qui định pháp lý không điều chỉnh kịp so với yêu cầu phát triển kinh doanh vàng trong điều kiện hội nhập, nên các sàn giao dịch vàng đã tự đề ra quy chế giao dịch riêng và không thể bao hàm đầy đủ những nội dung cần thiết. Nhiều nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư cá nhân chưa nhận biết rõ những rủi ro có thể gặp phải khi kinh doanh vàng trên tài khoản, thời gian qua đã xảy ra những tranh chấp, khiếu kiện giữa nhà đầu tư và đơn vị tổ chức sàn vàng. Theo kết quả rà soát của các cơ quan quản lý nhà nước, việc thành lập và hoạt động của các sàn giao dịch vàng là chưa có cơ sở pháp lý, đồng thời hoạt động của các sàn giao dịch vàng trong thời gian vừa qua tiềm ẩn một số yếu tố có thể gây bất ổn kinh tế – xã hội, điều này đòi hỏi phải có khung khổ pháp lý đầy đủ cho hoạt động kinh doanh vàng nói chung và sàn giao dịch vàng nói riêng. Vì thế, tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng tổ chức vào cuối tháng 12/2009, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu chấm dứt việc tổ chức và thực hiện việc kinh doanh vàng trên tài khoản ở trong nước dưới mọi hình thức, đồng thời giao NHNN chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan rà soát lại tất cả các quy định hiện hành về quản lý vàng để trình Chính phủ ban hành thành một qui định đầy đủ về quản lý kinh doanh vàng theo hướng Nhà nước tập trung, thống nhất quản lý hoạt động kinh doanh vàng. Trong tình hình hiện nay, giá vàng đã tăng quá mức và tiềm ẩn nhiều rủi ro trong khi chưa có môi trường pháp lý vững chắc về loại hình kinh doanh này, ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ là chỉ đạo đúng đắn và kịp thời, góp p

Công ty Luật Bắc Việt Luật
P2802, tầng 28, tòa nhà Central  Fied , Trung Kính, Trung  Hòa, Cầu Giấy, Hà nội
Tel: 87696666-0386319999
Hotline: 0938-188-889 – 0913753918
www.bacvietluat.vn - www.tuvanluat.net - www.sanduan.vn"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"

  • TAG :

Tin liên quan

Danh mục

Loading...

Bài xem nhiều

Bài nổi bật