NGHIỆP VỤ REPO TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM – ĐÔI ĐIỀU BÀN LUẬN

TS. NGUYỄN THỊ MỸ DUNG – Trường Đại học Ngân hàng TP.Hồ Chí Minh Hoạt động mua bán chứng khoán có kỳ hạn (REPO – Repurchase Order) tại các công ty chứng khoán Việt Nam đã được thực hiện trong những năm gần đây nhưng chưa được các nhà đầu tư biết đến và sử dụng rộng rãi. Để tạo tính thanh khoản cho các cổ phiếu chưa niêm yết, các công ty chứng khoán đưa ra nghiệp vụ REPO để mua có kỳ hạn các loại cổ phiếu này nhằm mục đích tạo cho khách hàng có thêm nguồn vốn để mở rộng danh mục đầu tư của mình. Đây là loại hình giao dịch mà người sở hữu cổ phiếu bán và mua lại cổ phiếu của chính mình trong một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển cả về quy mô và chất lượng, thì nghiệp vụ Repo hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, sản phẩm chưa thật sự hoàn chỉnh để phục vụ tốt nhất cho khách hàng. Tính ưu việt của nghiệp vụ REPO Việc thực hiện nghiệp vụ REPO góp phần làm tăng tính thanh khoản cho thị trường, tăng hiệu quả đồng vốn kinh doanh. REPO chứng khoán sử dụng một hợp đồng mua bán lại, trong đó, quy định các điều khoản mà các bên tham gia phải tôn trọng. Các hợp đồng REPO được phân vào loại công cụ thị trường tiền tệ và chúng được sử dụng để huy động vốn trong ngắn hạn.Về bản chất, nghiệp vụ REPO giống như một khoản cho vay có đảm bảo bằng chứng khoán và các tài khoản đảm bảo khác nhưng nó có những đặc điểm riêng và linh hoạt hơn. Chẳng hạn, người mua trong giao dịch REPO có quyền kinh doanh chứng khoán đã mua trong suốt thời hạn của hợp đồng, điều này khác ở các hợp đồng cho vay có tài sản cầm cố là chứng khoán. Hoặc là, nhà đầu tư vẫn có quyền mua lại số cổ phiếu đã bán sau một thời gian nhất định, trong thời gian chuyển nhượng vẫn được hưởng cổ tức và các quyền lợi phát sinh khác từ cổ phiếu đã chuyển nhượng. Có thể so sánh tính ưu việt của nghiệp vụ REPO (bảng 1):   Bảng 1: So sánh nghiệp vụ Repo với nghiệp vụ cho vay thông thường
NỘI DUNG REPO VAY THÔNG THƯỜNG
1.Thẩm định - Chỉ thẩm định về tính pháp lý cổ phiếu Repo. - Theo dõi thường xuyên sự biến động giá cổ phiếu mà không quan tâm đến mục đích sử dụng số tiền Repo. - Thẩm định về tính pháp lý và khả năng trả nợ của khách hàng. - Theo dõi mục đích sử dụng vốn vay có hợp lý hay không?
2. Quy trình - Đơn giản, nhanh chóng: Nhận hồ sơ khách hàng ðKiểm tra giá cổ phiếu ðRepo ð Theo dõi sự biến động giá cổ phiếu trên thị trường. - Phức tạp và lâu dài: Nhận hồ sơ khách hàng ðKhách hàng nhận nợ vay ð Sử dụng vốn vay ð Sau khi vay.
3. Thời hạn vay - Ngắn hạn - Ngắn, trung và dài hạn
4. Nghĩa vụ - Mua lại cổ phiếu đã Repo - Trả nợ vay
5. Chi phí sử dụng vốn vay - Cao - Thấp.
6. Tài sản đảm bảo - Được phép kinh doanh cổ phiếu Repo. - Không được phép sử dụng tài sản đảm bảo cho mục đích kinh doanh.
Việc đánh giá, lựa chọn cổ phiếu REPO là khâu khó nhất trong quy trình thực hiện sản phẩm REPO để tránh rủi ro. Dịch vụ REPO có thành công, an toàn hay không đều dựa vào năng lực khi đánh giá cổ phiếu mà công ty chứng khoán đó nhận. Thông thường, hạn mức REPO được tính khoảng 50% giá thị trường và có thể thay đổi nếu thời hạn hợp đồng còn hiệu lực. Điều này xảy ra khi thị giá của cổ phiếu trên thị trường giảm xuống tới mức giá xử lý, tại mức giá này khách hàng phải nộp vào một số tiền bổ sung hoặc hoàn lại một phần vốn cho công ty chứng khoán. Nhằm thu hút nhà đầu tư, các công ty chứng khoán có nghiệp vụ REPO đều chú trọng đến giá REPO và lãi suất sao cho hợp lý. Vì vậy, để giảm thiểu rủi ro cho cả nhà đầu tư cũng như cho công ty chứng khoán, các công ty chứng khoán thường xuyên rà soát tất cả các khoản đầu tư, tự doanh, đảm bảo tuân thủ quy trình, hạn mức đầu tư và từng khoản mục, không nên REPO giá chứng khoán quá cao so với tình hình tài chính và kinh doanh của các doanh nghiệp. Tùy thuộc vào từng thời điểm khác nhau mà các công ty chứng khoán công bố danh sách nhận REPO khác nhau. Đồng thời cũng tùy vào tình hình vốn của các công ty chứng khoán mà có thể nhận REPO và ngược lại. Hạn chế của nghiệp vụ Repo Tăng tốc độ xuống dốc của thị trường Trên thực tế, những rủi ro của việc REPO cổ phiếu trong năm 2008 và 2009 là do khủng hoảng kinh tế toàn cầu, kinh tế vĩ mô diễn biến phức tạp đã khiến kết quả sản xuất – kinh doanh của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng, nhiều công ty rơi vào tình trạng thua lỗ khiến giá cổ phiếu giảm mạnh. Từ đó, nhiều hợp đồng REPO đã không tất toán được như cam kết, gây rủi ro cho nhà đầu tư lẫn các công ty chứng khoán. Tình trạng mất thanh khoản của thị trường làm ảnh hưởng tới việc xử lý các hợp đồng REPO Với tình hình ảm đạm của thị trường chứng khoán năm 2008 – 2009, hiệu quả đầu tư của nhà đầu tư cũng giảm sút, khả năng trả nợ hay bổ sung tài sản của các nhà đầu tư vì thế cũng giảm theo, dẫn đến hoạt động REPO cổ phiếu tại các công ty chứng khoán gặp rất nhiều khó khăn. Góp phần làm tăng ảo giá cổ phiếu Việc thực hiện REPO để đầu tư chứng khoán cũng giống như hoạt động đầu tư mạo hiểm. Nhà đầu tư tận dụng nguồn vốn của các công ty chứng khoán để REPO cổ phiếu rồi dùng tiền mua tiếp cổ phiếu khiến giá bị đẩy lên, một khi các nhà đầu tư đặt lệnh mua với khối lượng lớn sẽ tạo cầu ảo và đẩy giá cổ phiếu tăng cao mà không phải là sự tăng trưởng thực của các doanh nghiệp. Chính điều này tạo điều kiện cho một số nhà đầu cơ lợi dụng để trục lợi và làm lũng đoạn thị trường. Giải pháp hoàn thiện Nhằm tránh rủi ro cho các nhà đầu tư, các công ty chứng khoán và giúp hoạt động REPO phát triển ổn định và bền vững, theo chúng tôi cần có một số giải pháp sau: Một là, quản lý rủi ro và tăng hiệu quả hoạt động của nghiệp vụ REPO bằng cách: Quy định cụ thể các tỷ lệ an toàn cho các công ty chứng khoán và tỷ lệ ký quỹ đối với các nhà đầu tư; xây dựng các thông số ký quỹ cho từng trường hợp; định kỳ báo cáo với Ủy ban Chứng khoán về các giao dịch REPO để cập nhật thông tin thị trường và có biện pháp điều chỉnh khi cần thiết. Hai là, cần có những biện pháp cưỡng chế, xử phạt nghiêm đối với những trường hợp gian lận trong giao dịch nhằm trục lợi bất chính. Hạn chế tối đa tình trạng thông tin bất cân xứng gây thiệt hại cho nhà đầu tư. Ba là, tăng cường hoạt động marketing giới thiệu sản phẩm REPO đến với khách hàng, bằng nhiều cách: Thông tin đại chúng, gửi thư hoặc điện thoại; thường xuyên tổ chức những buổi hội thảo chuyên đề, cử nhân viên trực tiếp tư vấn cho khách hàng,… Bốn là, nâng cao năng lực quản trị rủi ro và kiểm soát hoạt động REPO một cách chặt chẽ. Xây dựng quy trình thẩm định cổ phiếu OTC, tăng cường công tác thẩm định chất lượng khoản REPO cũng như năng lực tài chính và thiện chí trả nợ khách hàng.

Công ty Luật Bắc Việt Luật
P2802, tầng 28, tòa nhà Central  Fied , Trung Kính, Trung  Hòa, Cầu Giấy, Hà nội
Tel: 87696666-0386319999
Hotline: 0938-188-889 – 0913753918
www.bacvietluat.vn - www.tuvanluat.net - www.sanduan.vn"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"

  • TAG :

Tin liên quan

Danh mục

Loading...

Bài xem nhiều

Bài nổi bật