DỰ THẢO LUẬT NUÔI CON NUÔI: CẦN QUI ĐỊNH CỤ THỂ TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NUÔI CON NUÔI

PHẠM ĐỨC THÀNH Việc nuôi con nuôi trong nước và nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài hiện được quy định gần như tách bạch trong hai hệ thống văn bản pháp luật khác nhau. Dự thảo Luật Nuôi con nuôi điều chỉnh thống nhất vấn đề này, nhằm mục đích đem lại mái ấm gia đình và lợi ích tốt nhất cho trẻ em. Tuy nhiên, nghiên cứu Dự thảo Luật cho thấy, một số nội dung cần được cân nhắc để quy định phù hợp hơn. Nên coi trọng mục tiêu nuôi con nuôi trong nước Dự thảo Luật Nuôi con nuôi đã quy định cả vấn đề nuôi con nuôi trong nước và nuôi con nuôi quốc tế. Điều này là hợp lý. Tuy nhiên, nên coi trọng mục tiêu nuôi con nuôi trong nước. Bởi, tìm mái ấm cho các em tại quê hương gốc sẽ góp phần làm dịu nỗi đau bị bỏ rơi, mồ côi hoặc có hoàn cảnh đặc biệt. Nuôi con nuôi nước ngoài chỉ là biện pháp cuối cùng, khi không thể thu xếp ở trong nước. Do đó, dự thảo Luật Nuôi con nuôi cần quy định theo hướng kéo dài thời gian tìm mái ấm trong nước cho trẻ. Tuy nhiên, tại điểm b, khoản 1 Điều 15 Dự thảo Luật Nuôi con nuôi quy định: “UBND cấp xã có trách nhiệm tìm biện pháp hỗ trợ nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại địa phương hoặc thông báo trên Đài phát thanh hoặc Đài truyền hình địa phương, trong thời hạn 30 ngày để tìm gia đình thay thế cho trẻ em. Đối với trẻ em bị bỏ rơi, thì việc thông báo tìm gia đình thay thế được thực hiện kết hợp với thông báo về trẻ em bị bỏ rơi trước khi làm thủ tục khai sinh theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch. Việc cho trẻ em làm con nuôi được giải quyết sau khi hết thời hạn thông báo”. Như vậy, quy định về thời hạn tìm mái ấm cho trẻ em trong nước là quá ngắn, nên kéo dài hơn, khoảng từ 4 đến 6 tháng là phù hợp. Đây là thời gian cần thiết để các cơ quan chức năng có thể thực hiện được các biện pháp tìm mái ấm cho trẻ em ở trong nước. Quy định cụ thể trách nhiệm trong quản lý nuôi con nuôi Năm 2002, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 68/2002/NĐ-CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn và sự phối hợp của các cơ quan, ban, ngành trong việc quản lý hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài (trong đó có vấn đề nuôi con nuôi). Tuy nhiên, việc triển khai các quy định trên thực tế còn gặp nhiều khó khăn. Khoản 2 Điều 45 Nghị định 68/2002/NĐ-CP quy định: Trong trường hợp xét thấy trẻ em có nguồn gốc không rõ ràng hoặc có vấn đề khác trong hồ sơ của trẻ em cần được xác minh, thuộc chức năng của các cơ quan Công an, Sở Tư pháp có công văn nêu rõ vấn đề cần xác minh. Tuy nhiên, do pháp luật không quy định cụ thể việc xác minh về nguồn gốc của trẻ em là mang tính bắt buộc và không quy định trách nhiệm cụ thể của cơ quan Công an, nên trong nhiều trường hợp, cơ quan Công an chỉ làm rõ góc độ an ninh mà không xác minh rõ nguồn gốc của trẻ em. Không có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan Công an và Tư pháp có thể dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, từ đó làm mất đi tính chất nhân đạo của việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam.      Mối quan hệ giữa Sở Tư pháp và Sở Lao động- Thương binh và Xã hội trong công tác quản lý nhà nước về nuôi con nuôi cũng cần được quy định cụ thể hơn. Trong khi Sở Tư pháp quản lý các vấn đề pháp lý về nuôi con nuôi thì Sở Lao động- Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trong công tác quản lý, nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ em tại các cơ sở nuôi dưõng… Vì vậy, những vấn đề liên quan đến lai lịch, nguồn gốc của trẻ, nếu Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, cơ sở nuôi dưỡng, cơ sở y tế không cung cấp thì Sở Tư pháp rất khó xác minh, dẫn đến khó  bảo đảm thực hiện đúng quy định của pháp luật. Từ thực tế trên, Dự thảo Luật Nuôi con nuôi cần quy định cụ thể trách nhiệm, quyền hạn cũng như cơ chế phối hợp hoạt động của các cơ quan để xác định rõ trách nhiệm liên quan trong từng trường hợp cụ thể. Hiện nay, việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi người nước ngoài do các cơ sở nuôi dưỡng trẻ em thực hiện. Nếu tiếp tục để cơ sở nuôi dưỡng đồng thời tiếp nhận trẻ em vào nuôi dưỡng và tiếp nhận các khoản hỗ trợ nhân đạo, dễ dẫn đến tình trạng tiêu cực trong việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi. Khắc phục điều này, Dự thảo Luật nên quy định việc giới thiệu trẻ làm con nuôi người nước ngoài được thực hiện tập trung, thống nhất  một đầu mối là Bộ Tư pháp.

Công ty Luật Bắc Việt Luật
P2802, tầng 28, tòa nhà Central  Fied , Trung Kính, Trung  Hòa, Cầu Giấy, Hà nội
Tel: 87696666-0386319999
Hotline: 0938-188-889 – 0913753918
www.bacvietluat.vn - www.tuvanluat.net - www.sanduan.vn"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"

  • TAG :

Tin liên quan

Danh mục

Loading...

Bài xem nhiều

Bài nổi bật