BẢO HỘ SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP, ĐẶC BIỆT LÀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU HÀNG HOÁ (THƯƠNG HIỆU) TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

TRẦN VIỆT HÙNG – Cục Sở hữu công nghiệp I. Một số vấn đề chung về bảo hộ sở hữu công nghiệp 1. Định nghĩa về sở hữu trí tuệ
Sở hữu trí tuệ là một loại tài sản vô hình được tạo nên bởi trí tuệ của con người và được pháp luật bảo hộ.
Sở hữu trí tuệ có hai phần: - Quyền tác giả (bản quyền): bao gồm quyền đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, xã hội… (trong luật Việt Nam và nhiều nước khác, bao gồm cả phần mềm máy tính). - Sở hữu công nghiệp: bao gồm: + Sáng chế: là giải pháp kỹ thuật mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới, có trình độ sáng tạo, có khả năng áp dụng trong lĩnh vực kinh tế, xã hội. + Giải pháp hữu ích: là giải pháp kỹ thuật mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới, có khả năng áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội. + Kiểu dáng công nghiệp: là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, có tính mới đối với thế giới và có thể dùng làm mẫu để chế tạo sản phẩm công nghiệp hoặc thủ công nghiệp. + Nhãn hiệu hàng hoá (thương hiệu): là những dấu hiệu bằng từ, ngữ, hình ảnh hoặc kết hợp các yếu tố đó dùng để phân biệt hàng hoá hay dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. + Tên gọi xuất xứ hàng hoá: là tên địa lý của nước, vùng, địa phương dùng để chỉ xuất xứ của mặt hàng từ nước, địa phương đó với điều kiện những hàng hoá này phải có tính chất, chất lượng đặc thù dựa trên các điều kiện địa lý độc đáo và ưu việt, bao gồm yếu tố tự nhiên, con người hoặc kết hợp cả hai yếu tố trên.   + Các đối tượng khác 2. Vai trò của bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp -  Bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích thúc đẩy việc sáng tạo các sáng chế mới. Hàng chục triệu sáng chế đã được tạo ra và được bảo hộ làm cho nền khoa học, công nghệ của thế giới có diện mạo như ngày hôm nay, tạo nên một xã hội loài người văn minh về mọi mặt. -  Bảo hộ các đối tượng là nhãn hiệu hàng hoá (thương hiệu), kiểu dáng công nghiệp, tên gọi xuất xứ tạo nên một công cụ hữu hiệu cho các doanh nghiệp quảng bá và lưu thông hàng hoá một cách hữu hiệu trên thị trường cũng như bảo vệ và phát triển thị phần của mình, đảm bảo một môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm liên tục phát triển nền kinh tế. -  Bảo hộ sở hữu công nghiệp đầy đủ và hiệu quả là cơ sở để chúng ta tham gia các sân chơi lớn, là các thị trường song phương, khu vực và toàn cầu, thu hút đầu tư và công nghệ nước ngoài nhằm phát triển kinh tế. Bảo hộ sở hữu công nghiệp đã trở thành một cam kết quan trọng mà chúng ta phải thực hiện trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. 3. Khái quát tình hình bảo hộ sở hữu công nghiệp ở Việt Nam - Hệ thống pháp luật về sở hữu công nghiệp Khung pháp luật về sở hữu công nghiệp ở Việt nam với nền tảng là Chương 2 Phần thứ 6 của Bộ luật Dân sự (1995) cùng với các nghị định thông tư hướng dẫn đã được các cấp ban hành đã tạo nên một khung pháp lý về sở hữu công nghiệp tương đối đầy đủ gần đáp ứng các yêu cầu của Hiệp định TRIPS của WTO. Việt Nam hiện nay là thành viên của một loạt công ước quốc tế về sở hữu công nghiệp, tạo điều kiện để Việt Nam đáp ứng các nhu cầu về hội nhập. -  Công tác đăng ký xác lập quyền Hiện nay hàng năm Cục Sở hữu công nghiệp nhận được khoảng 12.000 đơn đăng ký các đối tượng sở hữu công nghiệp khác nhau từ người Việt Nam và hơn 100 nước trên thế giới. Trong đó khoảng hơn 1.000 đơn xin đăng ký sáng chế và giải pháp hữu ích, hơn 1.000 đơn xin đăng ký kiểu dáng công nghiệp và gần 10.000đơn xin đăng ký nhãn hiệu hàng hoá. Tính đến nay ta đã cấp gần 3.000 Bằng độc quyền sáng chế (Việt Nam: 8%, nước ngoài: 92%); gần 7.000 Bằng độc quyền Kiểu dáng công nghiệp (Việt nam 91%, nước ngoài :9%); hơn 95.000 đăng ký nhãn hiệu hàng hoá (Việt Nam: 16%, nước ngoài: 84%) và 3 tên gọi xuất xứ hàng hoá (Việt Nam: 2, nước ngoài: 1). - Công tác thực thi quyền và xử lý vi phạm Chúng ta đã có một hệ thống các cơ quan thực thi quyền sở hữu công nghiệp, có các chế tài từ hành chính, dân sự và hình sự. Công tác thực thi quyền đã đạt được những kết quả nhất định, tuy vậy hiệu quả của công tác này vẫn còn thấp, tình hình vi phạm quyền sở hữu công nghiệp và sản xuất, buôn bán hàng giả vẫn diễn biến phức tạp. Chúng ta đang nỗ lực để tăng cường tính hiệu quả của công tác thực thi quyền. -  Ý thức của xã hội về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp vẫn còn thấp. Sự thiếu hiểu biết về sở hữu công nghiệp không chỉ trong quần chúng mà cả trong các cơ quan quản lý và đặc biệt trong giới doanh nghiệp. Có một mâu thuẫn là các doanh nghiệp nhà nước lại ít ý thức về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp hơn các doanh nghiệp tư nhân, và các tổng công ty lớn lại kém hơn các công ty nhỏ. Các thiếu sót này đã tạo ra những khó khăn cho các doanh nghiệp từ nhiều năm nay và đặc biệt trong giai đoạn bắt đầu hội nhập như hiện nay. Một trong những đối tượng sở hữu công nghiệp mà các doanh nghiệp dễ dàng động chạm và phải quan tâm nhất hiện nay, đó là nhãn hiệu hàng hoá (thương hiệu). II. Bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ở Việt Nam và ở nước ngoài 1. Nhãn hiệu hàng hoá là gì? -  Nhãn hiệu hàng hoá là một khái niệm được sử dụng văn bản và thực tiễn luật pháp Việt Nam, nó tương đương với khái niệm tiếng Anh trong luật quốc tế là "Trade Mark", vì vậy trên một số phương tiện thông tin đại chúng hoặc sách, báo người ta còn gọi là "thương hiệu". -  Nhãn hiệu hàng hoá, theo luật Việt Nam và quốc tế là các dấu hiệu bằng chữ, hình hoặc kết hợp, có tính đặc trưng cao, dùng để phân biệt hàng hoá cùng loại của các cơ sở sản xuất khác nhau. -  Không nên nhầm lẫn nhãn hiệu hàng hoá (thương hiệu) với nhãn hàng hoá(ê-ti-két) trong Nghị định 178/CP, vì nhãn hiệu hàng hoá chỉ là các dấu hiệu độc đáo, có tính phân biệt cao, còn nhãn hàng hoá là nhãn chứa nội dung (gồm 8 nội dung bắt buộc) mô tả một sản phẩm cụ thể nào đó. Cũng không nên nhầm lẫn nhãn hiệu hàng hoá(thương hiệu) với tên thương mại, vì tên thương mại (Trade Name) là khái niệm để chỉ tên đầy đủ của một doanh nghiệp khi thực hiện hoạt động kinh doanh của mình. 2. Các nhãn hiệu nào được đăng ký bảo hộ? -  Việc tạo ra nhãn hiệu bằng chữ, hình hoặc hình chữ kết hợp là theo lựa chọn của doanh nghiệp. Tuy vậy, cần nhớ rằng không phải tất cả những nhãn hiệu mình tạo ra đều được pháp luật bảo hộ. -  Một nhãn hiệu được chấp nhận bảo hộ nếu nó đáp ứng các quy định của pháp luật (Điều 6 Nghị định 63/CP quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp). Cụ thể là: + không là các dấu hiệu khó nhận biết, dấu hiệu mang tính mô tả chung sản phẩm, dấu hiệu làm hiểu sai lệch về xuất xứ, tính chất, công dụng sản phẩm, dấu hiệu trái đạo đức xã hội, dấu hiệu là tên của tổ chức trong nước, quốc tế, tên các nhân vật nổi tiếng… + không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với một nhãn hiệu của người khác đã được bảo hộ hoặc được nộp đơn xin đăng ký sớm hơn cho cùng loại sản phẩm. 3. Thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá tại Việt Nam như thế nào? Thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá tại Việt Nam nói chung là không quá phức tạp, tuy nhiên do đây là thủ tục để xác lập một quyền đối với một tài sản sở hữu công nghiệp nên nó cũng đòi hỏi những thủ tục pháp lý nghiêm ngặt. - Đơn xin đăng ký nhãn hiệu hàng hoá được khai theo mẫu quy định. - Đơn có thể được nộp trực tiếp tại Cục Sở hữu công nghiệp, gửi bằng bưu điện, hoặc thông qua một Công ty dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp. Nếu có khó khăn trong khi lập đơn có thể liên hệ trực tiếp với Cục Sở hữu công nghiệp, hoặc nhờ sự trợ giúp của Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường địa phương, hoặc nhờ dịch vụ của một Công ty đại diện sở hữu công nghiệp. - Việc nộp đơn kịp thời có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác lập quyền ưu tiên trong việc xem xét đăng ký nhãn hiệu. Tại Việt Nam cũng như ở đa số nước khác, quyền ưu tiên đăng ký cùng một nhãn hiệu, về nguyên tắc, được dành cho người nộp đơn sớm nhất (tại Hoa Kỳ, quyền ưu tiên được dành cho cả người nộp đơn sớm nhất và cả người sử dụng sớm nhất). 4. Quyền của chủ nhãn hiệu khi một nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ. - Khi Cơ quan Sở hữu công nghiệp xét thấy một nhãn hiệu đáp ứng các tiêu chuẩn pháp luật thì sẽ ra quyết định chấp nhận bảo hộ nhãn hiệu, chủ nhãn hiệu sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá. - Hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá sẽ có giới hạn: + Trong vòng 10 năm (có thể tiếp tục gia hạn) +  Trong vùng lãnh thổ của quốc gia đã cấp Giấy chứng nhận đó. -  Chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá sẽ được độc quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hoá đã đăng ký của mình, bao gồm: Độc quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hoá trên hàng hoá và trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, bao gồm cả trong hoạt động quảng cáo và nhập khẩu hàng hoá. +  Chuyển nhượng nhãn hiệu cho người khác + Cho phép người khác sử dụng nhãn hiệu của mình thông qua các hợp đồng lixăng. +  Yêu cầu các Cơ quan thực thi xử lý việc người khác vi phạm độc quyền đối với nhãn hiệu của mình. 5. Những điều doanh nghiệp cần chú ý khi đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu ở nước ngoài Do những hệ quả pháp lý như nêu ở trên, việc đăng ký bảo hộ kịp thời nhãn hiệu ở trong nước và nước ngoài là vô cùng quan trọng. Việc đăng ký nhãn hiệu ở trong nước sẽ tạo thành một “đăng ký gốc”, không chỉ giúp bảo hộ nhãn hiệu ở trong nước mà còn là một cơ sở quan trọng giúp ta đăng ký nhãn hiệu thuận lợi hơn tại một số thị trường nước ngoài và nhất là khi có tranh chấp về nhãn hiệu ở đó. Việc chiếm đoạt nhãn hiệu của nhau ở nước ngoài là một việc thường xẩy ra trên bình diện quốc tế. Một khi nhãn hiệu không được đăng ký kịp thời ra nước ngoài mà để cho người khác chiếm đoạt mất thì những hậu quả mà doanh nghiệp có thể gặp phải là: - Nếu hàng chưa xuất vào thị trường đó, thì việc xuất hàng sẽ không thực hiện được, doanh nghiệp phải thay đổi nhãn hiệu và chi phí tiếp thị mới. - Nếu hàng đang xuất tại thị trường đó, chỉ chủ nhãn hiệu sẽ có thể yêu cầu pháp luật can thiệp và hàng hoá nhập khẩu có thể bị bắt giữ, chủ bị xử phạt và do đó mất luôn thị phần. - Nếu nhãn hiệu chiếm đoạt ở những nước tiếp giáp xung quanh Việt Nam, thì có nguy cơ những người chiếm đoạt nhãn hiệu sẽ lợi dụng để sản xuất hàng giả đưa vào Việt Nam. Thủ tục đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài Việc đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài nói chung là phức tạp và tốn kém hơn việc đăng ký nhãn hiệu ở trong nước, tuy vậy do tầm quan trọng của việc bảo hộ nhãn hiệu ở nước ngoài nên các doanh nghiệp không nên ngại ngùng hoặc chậm trễ, bởi nếu không hậu quả sẽ không lường trước được. Nếu biết tìm đúng địa chỉ, doanh nghiệp có thể thực hiện được việc đăng ký ra nước ngoài thuận lợi và ít tốn kém hơn. -  Đăng ký nhãn hiệu theo Thoả ước Madrid; Việt Nam hiện nay là thành viên của Thoả ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu. Hiện nay có 53 quốc gia là thành viên của tổ chức này bao gồm các vùng lãnh thổ Đông và Tây Âu, các nước Singapore, Trung Quốc (kể cả Đài Loan). Thoả ước này do Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO) quản trị. + Chủ nhãn hiệu chỉ cần dùng 1 đơn đăng ký quốc tế theo mẫu quy định, trong đó đánh dấu những nước thành viên mà mình muốn đăng ký nhãn hiệu và nộp thông qua Cục Sở hữu công nghiệp để chuyển cho WIPO. + Đơn đăng ký quốc tế nêu trên chỉ được thực hiện khi nhãn hiệu xin đăng ký quốc tế đã được đăng ký bảo hộ ở Việt Nam. + Đăng ký theo hệ thống này là rất đơn giản, tiện lợi (chỉ nộp một đơn duy nhất) và khả rẻ (nếu đăng ký ở nhiều nước một lúc có thể rẻ gấp 10 lần chi phí cho việc đăng ký trực tiếp tại từng nước). + Thời hạn xem xét đơn đăng ký quốc tế là trong vòng 1 năm. Nếu sự quan tâm của doanh nghiệp là các thị trường là thành viên của Thoả ước Madrid (như nêu trên) thì nên thực hiện việc đăng ký này. - Đăng ký trực tiếp tại từng quốc gia: Vì không phải là thành viên của Thoả ước Madrid, nên khi có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu hàng hoá tại các nước khác như Hoa Kỳ, Nhật Bản, các nước ASEAN… doanh nghiệp cần phải thực hiện việc đăng ký trực tiếp tại từng quốc gia đó. + Thủ tục đăng ký tại các nước trên được tiến hành tại các Cơ quan sở hữu công nghiệp của các nước đó (Cục Patent và Nhãn hiệu Mỹ (USPTO), cơ quan Patent Nhật Bản (JPO), Cơ quan sở hữu trí tuệ Singapore (IPOS)…) + Để nộp đơn và làm thủ tục đăng ký doanh nghiệp có thể sử dụng đại diện hoặc chi nhánh của mình tại quốc gia đó, hoặc sử dụng các công ty đại diện sở hữu công nghiệp Việt Nam hoặc nước ngoài. Riêng đi với Cơ quan Patent và Nhãn hiệu Mỹ, có thể thực hiện việc nộp đơn trên mạng qua trang chủ của USPTO, tuy nhiên theo luật Mỹ người nộp đơn vẫn phải chọn một đại diện tại Mỹ để trao đổi thư từ với USPTO và thời gian cho thủ tục xem xét nhãn hiệu phải kéo dài khoảng 1 năm hoặc hơn nữa. Những điều doanh nghiệp cần lưu ý khi nhãn hiệu của mình bị đăng ký ở nước ngoài: Các doanh nghiệp khi có nhãn hiệu bị người khác đăng ký ở nước ngoài, cần tính toán, đánh giá, cân nhắc để chọn lựa phương án hành động phù hợp theo các hướng: + Mở vụ kiện để huỷ bỏ đăng ký của người kia. Vì luật pháp của nước nào cũng có những điều khoản chống lại hành vi đăng ký nhãn hiệu để trục lợi hoặc cạnh tranh không lành mạnh. + Chờ hết hạn cho phép (thường 3 đến 5 năm) mà người đăng ký nhãn hiệu không sử dụng nhãn hiệu đó để yêu cầu đình chỉ hiệu lực của nhãn hiệu theo luật pháp của nước đó. + Thương lượng với người đăng ký nhãn hiệu để nhượng lại đăng ký đó. + Chuyển sang sử dụng một nhãn hiệu khác, nếu nhãn hiệu thực tế chưa được sử dụng rộng rãi, chưa được biết đến trên thị trường đó. Việc lựa chọn và thực hiện phương án đã lựa chọn chỉ có thể do chính doanh nghiệp có nhãn hiệu tiến hành, tất nhiên có thể tham vấn với các cơ quan quản lý sở hữu công nghiệp hoặc sử dụng dịch vụ của các tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp, các luật sư…  

Công ty Luật Bắc Việt Luật
P2802, tầng 28, tòa nhà Central  Fied , Trung Kính, Trung  Hòa, Cầu Giấy, Hà nội
Tel: 87696666-0386319999
Hotline: 0938-188-889 – 0913753918
www.bacvietluat.vn - www.tuvanluat.net - www.sanduan.vn"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"

  • TAG :

Tin liên quan

Danh mục

Loading...

Bài xem nhiều

Bài nổi bật