một số câu hỏi thường gặp liên quan đến hướng dẫn việc thực hiện việc áp dụng cấp giấy phép nhập khẩu tự động

Câu hỏi 1: Việc áp dụng chế độ cấp giấy phép nhập khẩu tự động có phải để hạn chế số lượng hàng nhập khẩu hay không? Trả lời 1: Chế độ cấp giấy phép nhập khẩu tự động theo Thông tư số 17/2008/TT-BCT ngày 12/12/2008 của Bộ Công Thương nhằm mục đích thống kê chính xác số lượng, chủng loại, trị giá hàng hoá nhập khẩu phục vụ công tác điều hành hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá của Nhà nước. Bộ Công Thương sẽ xác nhận đăng ký nhập khẩu cho tất cả các doanh nghiệp đăng ký nếu nộp hồ sơ đủ và hợp lệ. I. PHẠM VI ÁP DỤNG CỦA THÔNG TƯ SỐ 17/2008/TT-BCT Câu hỏi 2: Chế độ cấp phép nhập khẩu tự động áp dụng đối với những mặt hàng nào? Trả lời 2: Chế độ cấp phép nhập khẩu tự động áp dụng đối với tất cả các mặt hàng nêu tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2008/TT-BCT. Câu hỏi 3: Trong trường hợp nào doanh nghiệp nhập khẩu những mặt hàng thuộc Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2008/TT-BCT không phải có giấy phép nhập khẩu tự động do Bộ Công Thương cấp? Trả lời 3: Hàng hoá nhập khẩu trong các trường hợp sau đây không áp dụng chế độ cấp phép nhập khẩu tự động và được thực hiện theo các quy định quản lý hiện hành: - Hàng  tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu, quá cảnh. - Hàng nhập khẩu phi mậu dịch. - Hàng nhập khẩu để trực tiếp phục vụ sản xuất, gia công (kể cả hàng nhập khẩu để lắp ráp, sửa chữa, bảo hành). - Hàng nhập khẩu từ nước ngoài vào các khu phi thuế quan (kể cả kho ngoại quan) và hàng sản xuất, gia công, lắp ráp trong các khu phi thuế quan nhập khẩu vào nội địa. - Hàng nhập khẩu để kinh doanh tại cửa hàng miễn thuế. - Hàng nhập khẩu để tạo tài sản cố định của các dự án đầu tư theo Luật Đầu tư. Câu hỏi 4: Doanh nghiệp có phải đăng ký cấp giấy phép nhập khẩu tự động cho tất cả mặt hàng trong cùng một lô hàng hay chỉ đăng ký những mặt hàng thuộc Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2008/TT-BCT Trả lời 4: Doanh nghiệp chỉ phải đăng ký nhập khẩu theo chế độ cấp phép tự động đối với những mặt hàng thuộc Danh mục hàng hoá nhập khẩu theo chế độ cấp phép tự động quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2008/TT-BCT. Những mặt hàng không thuộc danh mục trên, doanh nghiệp không phải đăng ký cấp giấy phép nhập khẩu tự động. Câu hỏi 5: Chế độ cấp giấy phép nhập khẩu tự động có áp dụng đối với hàng hóa  từ khu phi thuế quan vào nội địa không? Trả lời 5: Có. Nếu hàng hoá đó đã được nhập khẩu từ nước ngoài (không qua sản xuất, gia công, lắp ráp trong khu phi thuế quan). Hàng hoá được sản xuất, gia công, lắp ráp tại khu phi thuế quan nhập khẩu vào nội địa không áp dụng chế độ cấp phép nhập khẩu tự động. Khu phi thuế quan là khu vực hải quan riêng trên lãnh thổ Việt Nam như khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, khu bảo thuế, khu thương mại – công nghiệp và các khu vực kinh tế khác được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ trong đó quy định quan hệ mua bán, trao đổi hàng hoá giữa các khu vực này với nội địa là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu. III. THỦ TỤC ĐĂNG KÝ CẤP GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU TỰ ĐỘNG Câu hỏi 6: Đơn đăng ký cấp giấy phép nhập khẩu tự động nộp tại đâu? Trả lời 6: Đơn kèm theo Hồ sơ đăng ký cấp giấy phép nhập khẩu tự động gửi đến 01 trong 02 địa chỉ sau: - Trụ sở Bộ Công Thương: số 54 Phố Hai Bà Trưng, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội. - Trụ sở Cơ quan đại diện của Bộ Công Thương: Số 45 Trần Cao Vân, phường 6, quận III, Thành phố Hồ Chí Minh Doanh nghiệp có thể gửi đơn theo 02 cách: - Qua bưu điện; hoặc - Nộp trực tiếp tại Phòng Hành chính (Văn thư) - trụ sở Bộ Công Thương tại Hà Nội hoặc trụ sở cơ quan đại diện của Bộ Công Thương tại Thành phố Hồ Chí Minh. Câu hỏi 7: Doanh nghiệp có được trực tiếp nhận giấy phép nhập khẩu tự động tại Bộ Công Thương hay Cơ quan đại diện Bộ Công Thương tại Thành phố Hồ Chí Minh không? Trả lời 7: Doanh nghiệp có thể trực tiếp nhận giấy phép nhập khẩu tự động tại phòng Hành chính (Văn thư) Bộ Công Thương tại 54 Hai Bà Trưng, Hà Nội hoặc Cơ quan đại diện Bộ Công Thương tại Thành phố Hồ Chí Minh nếu xuất trình các giấy tờ sau: - Giấy giới thiệu của doanh nghiệp (bản chính) do Giám đốc hoặc Phó Giám đốc doanh nghiệp ký; - Chứng minh thư nhân dân của người được Doanh nghiệp giới thiệu đến nhận giấy phép. Câu hỏi  8: Khi hồ sơ đăng ký cấp giấy phép nhập khẩu tự động của doanh nghiệp không đủ theo quy định của Thông tư số 17/2008/TT-BCT, Bộ Công Thương có báo cho doanh nghiệp được biết không? Trả lời 8: Bộ Công Thương sẽ gọi điện hoặc gửi văn bản đề nghị doanh nghiệp bổ sung hồ sơ (nếu thiếu) bằng fax đến doanh nghiệp. Câu hỏi 9: Trong trường hợp thiếu hồ sơ, doanh nghiệp bổ sung theo hình thức nào? Trả lời 9: Doanh nghiệp nộp hồ sơ bổ sung, kèm theo công văn nêu rõ bổ sung cho bộ hồ sơ đăng ký cấp giấy phép nhập khẩu tự động nào (số, ngày văn bản đăng ký cấp giấy phép nhập khẩu tự động của doanh nghiệp), gửi đến Văn thư Bộ Công Thương, 54 Hai Bà Trưng, Hà Nội hoặc Cơ quan Đại diện Bộ Công Thương tại Thành phố Hồ Chí Minh, 45 Trần Cao Vân, Phường 6, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh. Câu hỏi 10: Thời gian xử lý hồ sơ đăng ký cấp giấy phép nhập khẩu tự động là bao nhiêu ngày? Trả lời 10: Theo quy định tại Mục II.3 Thông tư số 17/2008/TT-BCT, thời gian xử lý hồ sơ đăng ký cấp phép nhập khẩu tự động là 05 ngày làm việc, kể từ ngày Bộ Công Thương nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Câu hỏi 11: Bộ Công Thương có thể xác nhận kế hoạch nhập khẩu cho doanh nghiệp để cơ quan Hải quan trừ lùi (cho từng lô hàng) khi doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu được không? Trả lời 11: Theo quy định tại mục I.2 Thông tư 17/2008/TT-BCT, Bộ Công Thương thực hiện việc cấp giấy phép nhập khẩu tự động cho mỗi lô hàng. Riêng hàng hoá nhập khẩu qua các cửa khẩu đường bộ, nhập khẩu từ khu phi thuế quan (kể cả kho ngoại quan) vào nội địa được xác nhận đăng ký nhập khẩu theo thời gian, không quá 30 ngày. IV. HỒ SƠ ĐĂNG KÝ NHẬP KHẨU Câu hỏi 12: Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu tự động bao gồm những gì? Trả lời 12: Theo quy định tại Mục II.1 Thông tư số 17/2008/TT-BCT, hồ sơ đăng ký giấy phép nhập khẩu tự động, gồm: - Đơn đăng ký nhập khẩu tự động: 02 bản theo mẫu tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư. - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy phép kinh doanh: 01 bản sao (có dấu sao y bản chính của thương nhân). - Hợp đồng nhập khẩu: 01 bản sao (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân). - L/C hoặc chứng từ thanh toán hoặc xác nhận thanh toán qua ngân hàng (có kèm Giấy đề nghị xác nhận thanh toán qua ngân hàng) theo mẫu tại Phụ lục số 03 (A) và 03 (B) kèm theo Thông tư 17/2008/TT-BCT: 01 bản sao (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân). - Vận đơn hoặc chứng từ vận tải của lô hàng: 01 bản sao (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân). Trường hợp được xác nhận đăng ký nhập khẩu theo thời gian (hàng hoá nhập khẩu qua cửa khẩu đường bộ, nhập khẩu từ khu phi thuế quan, kho ngoại quan), không phải nộp vận đơn hoặc chứng từ vận tải nhưng phải gửi báo cáo tình hình thực hiện nhập khẩu của đơn đăng ký nhập khẩu đã được xác nhận lần trước (theo mẫu quy định tại Phụ lục số 04). Câu hỏi 13: Trong trường hợp hợp đồng quy định thanh toán tiền hàng theo phương thức chuyển tiền (TTR) trả chậm (ví dụ sau 30- 45 ngày kể từ ngày nhận được hàng). Doanh nghiệp chưa có chứng từ thanh toán, sẽ nộp chứng từ nào? Trả lời 13: Doanh nghiệp nộp xác nhận thanh toán qua ngân hàng (có kèm Giấy đề nghị xác nhận thanh toán qua ngân hàng) theo mẫu tại Phụ lục số 03 (A) và 03 (B) kèm theo Thông tư số 17/2008/TT-BCT. Câu hỏi 14: Doanh nghiệp nộp bản sao của vận đơn hoặc chứng từ vận tải được không? Trả lời 14: Doanh nghiệp có thể nộp bản sao vận đơn hoặc chứng từ vận tải, có dấu “Sao y bản chính” của doanh nghiệp. Câu hỏi 15: Doanh nghiệp có thể “nợ” một số chứng từ quy định như chứng từ vận tải hoặc chứng từ thanh toán khi đăng ký cấp giấy phép nhập khẩu tự động không? Trả lời 15: Bộ Công Thương chỉ cấp giấy phép nhập khẩu tự động khi đã nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ. Câu hỏi 16: Doanh nghiệp có thể ghi chung là “cảng thành phố Hồ Chí Minh” tại mục “Cửa khẩu” trong văn bản đăng ký giấy phép nhập khẩu tự động được không? Trả lời 16: Doanh nghiệp có thể ghi tên cửa khẩu hoặc ghi chung tên địa phương nơi có cửa khẩu đó, ví dụ cảng thành phố Hồ Chí Minh. Câu hỏi 17: Ngoài văn bản xác nhận đăng ký cấp phép tự động của Bộ Công Thương, doanh nghiệp phải làm xuất trình những chứng từ gì khi làm thủ tục hải quan? Trả lời 17: Doanh nghiệp phải thực hiện các quy định về việc nhập khẩu hàng hoá theo các văn bản pháp luật hiện hành đồng thời xuất trình cho cơ quan hải quan bản Bộ Công Thương xác nhận đăng ký nhập khẩu.  

Công ty Luật Bắc Việt Luật
P2802, tầng 28, tòa nhà Central  Fied , Trung Kính, Trung  Hòa, Cầu Giấy, Hà nội
Tel: 87696666-0386319999
Hotline: 0938-188-889 – 0913753918
www.bacvietluat.vn - www.tuvanluat.net - www.sanduan.vn"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"

  • TAG :

Tin liên quan

Danh mục

Loading...

Bài xem nhiều

Bài nổi bật