KINH NGHIỆM CỦA NHẬT BẢN TRONG CÁC TRANH CHẤP LIẾN QUAN TỚI THUẾ ĐỐI KHÁNG

KEN MATSUMOTO – Chủ tịch Tập đoàn Hợp tác Quốc tế KM,Nguyên Giám đốc Trung tâm Thương mại Bình đẳng Nhật Bản I. Kinh nghiệm của Nhật Bản trong các tranh chấp về thuế Chống trợ cấp (1) Nhật Bản với vị trí nguyên đơn trong các vụ kiện giữa các doanh nghiệp Nhật Bản và doanh nghiệp của các quốc gia khác. Trước đây, Nhật Bản ít khi sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại trong hạn chế hàng nhập khẩu. Chỉ có một vài cuộc điều tra về thuế Chống bán phá giá (dưới đây gọi là AD) và một vụ kiện về thuế Chống trợ cấp (dưới đây gọi là CVD) đối với sản phẩm bộ nhớ tiếp cận ngẫu nhiên năng động (DRAM) của Hàn Quốc được sản xuất và xuất khẩu bởi Công ty Hinix Semiconductor (dưới đây gọi là Hinix). Cuộc điều tra CVD được khởi xướng vào tháng 8 – 2004. Thời gian áp thuế từ tháng 1-2006 đến tháng 12-2010 với mức thuế là 27.2%. Nhóm điều tra của Chính phủ Nhật Bản gồm các quan chức đến từ Bộ Tài chính và Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp (METI). Liên quan tới vấn đề nền kinh tế phi thị trường, năm 1993, Nhật Bản đã công nhận Trung Quốc là nước có nền kinh tế thị trường trong vụ kiện sản phẩm Hợp kim Mangan-Silicon, chất phụ gia trong sản xuất thép. Trong một vụ kiện AD khác về MnO2 điện phân (EMD), nguyên liệu để sản xuất pin, năm 2009, Chính phủ Nhật Bản cũng đã công nhận Trung Quốc có nền kinh tế thị trường. (2) Nhật Bản trong vai trò là Bị đơn (A) Bị áp thuế chống trợ cấp Trong những năm 70, đã có 9 cuộc điều tra CVD đối với các sản phẩm của Nhật Bản do Hoa Kỳ tiến hành, trong đó có 3 trường hợp bị áp thuế chống trợ cấp. Chi tiết về các vụ kiện đã không được làm sáng tỏ. Tuy nhiên, cho dù có báo cáo về các vụ kiện này thì cũng không có ý nghĩa tham khảo nào bởi các vụ kiện diễn tra trước khi Hiệp định về Trợ cấp và các Biện pháp đối kháng có hiệu lực theo khuôn khổ WTO năm 1995.   (B) Bị đơn trong các tranh chấp theo khuôn khổ WTO liên quan tới thuế chống trợ cấp do Nhật Bản áp dụng Lệnh áp thuế CVD do Chính phủ Nhật Bản áp đặt lên mặt hàng DRAM của Hàn Quốc tháng 1/2006 đã bị Chính phủ Hàn Quốc kiện ra cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO (dưới đây gọi là DS) vào tháng 3/2006, chỉ 2 tháng sau khi Chính phủ Nhật Bản áp CVD. Nhật Bản đã phản đối phán quyết của Ban Hội thẩm và các thủ tục của Cơ quan Phúc thẩm, tuy nhiên lập luận của Hàn Quốc đã thuyết phục hầu hết các báo cáo và giảm được mức thuế từ 27.2% xuống còn 9.1%. Ngoài ra, tháng 4/2009, Chính phủ Nhật Bản đã thu hồi lệnh thuế CVD do Chính phủ Hàn Quốc yêu cầu điều tra do thay đổi hoàn cảnh. Đây là cuộc điều tra xác định liệu có tồn tại trợ cấp chính phủ khi các ngân hàng tư nhân Hàn Quốc buộc phải cấp các khoản viện trợ tài chính cho doanh nghiệp Hinix dưới sức ép từ Chính phủ nước này, trong khi các ngân hàng khác từ chối thực hiện do không chịu sức ép từ phía Chính phủ. Lưu ý rằng đây là vụ điều tra chống trợ cấp đâu tiên của Chính phủ Nhật Bản. Tuy nhiên, vụ việc này đã phải trải qua các thủ tục giải quyết tranh chấp tại WTO và Nhật Bản đã bị thiệt hại rất lớn. Có thể cho rằng Chính phủ Nhật Bản đã không khôn ngoan khi tham gia vào một vụ tranh chấp yếu thế như vậy. Nhưng tôi đánh giá cao tinh thần của các quan chức Nhật Bản về quyết định này, vì hầu hết các quan chức Chính phủ Nhật Bản có xu hướng bảo thủ và không muốn vượt ra khỏi chính sách truyền thống. II. Mối liên hệ giữa các cơ quan chức năng, các doanh nghiệp và các Hiệp hội trong các cuộc điều tra AD/CVD (1) Phạm vi và cách thức mà các cơ quan chức năng và/hoặc các Hiệp hội hỗ trợ cho các doanh nghiệp đối phó với các cuộc điều tra AD/CVD tại các quốc gia khác như thế nào? Sau Chiến tranh Thế giới Lần thứ 2, nền công nghiệp Nhật Bản đã phải phụ thuộc nặng nề vào các mặt hàng xuất khẩu để phát triển. Xuất khẩu đã được Chính phủ Nhật Bản khuyến khích phát triển mạnh mẽ trong những năm của thập niên 50. Sự phát triển của hoạt động xuất khẩu là một trong những nhân tố quan trọng đóng góp vào sự tăng trưởng vượt bậc của nền kinh tế Nhật Bản trong những năm thập niên 60 và 70. Các Hiệp hội công nghiệp cụ thể là các Hiệp hội các nhà xuất khẩu đã được thành lập tại các ngành công nghiệp khác nhau như thép, dệt may, điện tử, tự động hóa, máy móc, hóa chất. Thành viên của các Hiệp hội các nhà xuất khẩu họp mặt thường xuyên với mức độ khác nhau nhằm trao đổi thông tin thúc đẩy hoạt động xuất khẩu và mở rộng thị trường. Một trong những hoạt động quan trọng của các Hiệp hội các nhà xuất khẩu là đối phó với các cuộc điều tra chống bán phá giá của các quốc gia khác, đặc biệt là Hoa Kỳ. Về khía cạnh này, Chính phủ Nhật Bản đã không có vai trò đáng kể trong việc hỗ trợ các ngành công nghiệp nội địa. Chính phủ các nước xuất khẩu không thể biện hộ cho các cuộc điều tra chống bán phá giá của các công ty riêng lẻ. Khi cuộc điều tra chống bán phá giá được khởi xướng, các thành viên của các Hiệp hội các nhà xuất khẩu cùng nhau thuê các luật sư thương mại quốc tế, đặc biệt là nhóm luật sư của Washington và Brucxen. Về cơ bản cần phải làm rõ hai vấn đề là giá cả và thiệt hại. Trong khi các công ty riêng lẻ có thể chuẩn bị các câu trả lời về giá cả, điều này là rất khả thi và có lẽ là hiệu quả hơn, để đưa ra một lập luận thống nhất cho tất cả các bị đơn, thì thiệt hại đối với ngành công nghiệp nội địa của các nước nhập khẩu được phân tích trên cơ sở toàn bộ. Vì lý do này, Các Hiệp hội các nhà xuất khẩu thường thuê một luật sư thương mại chung cho các công ty thành viên, và các công ty thành viên có thể chia sẻ các chi phí pháp lý. Thông tin mà luật sư cung cấp cũng được chia sẻ giữa các thành viên. Việc thuê một luật sư chung bất cứ khi nào có thể cho đến nay vẫn là một giải pháp thông minh. Trường hợp của Hiệp hội các nhà xuất khẩu sắt thép Nhật Bản, (JISEA), họ đã thuê một văn phòng luật thương mại làm luật sư của họ kể từ những năm 50 cho đến nay. Do ngành công nghiệp thép của Nht Bản thường xuyên là mục tiêu của các cuộc điều tra chống bán phá giá của Chính phủ Hoa Kỳ, nhiều nhân viên pháp lý của các công ty thép Nhật Bản đã khá quen với luật chống bán phá giá cũng như chiến lược điều tra của Hoa Kỳ. Họ thu được kiến thức sâu rộng về luật thương mại thông qua việc trao đổi thường xuyên với các luật sư của JISEA. (A) Sự giống nhau giữa AD và CVD Trong khi AD giải quyết sự khác biệt giữa giá nội địa và giá xuất khẩu thấp, thì CVD so sánh giá bán nội địa và giá xuất khẩu có thể có trợ cấp chính phủ. Tuy nhiên, có một điểm giống nhau lớn giữa hai hình thức bảo hộ này vì cả hai loại thuế đều yêu cầu những kiến thức và kỹ năng tương tự dựa trên dữ liệu về giá và thiệt hại. Do về khía cạnh này, các vụ kiện về thuế AD và CVD có nhiều điểm chung, nên thảo luận dưới đây từ kinh nghiệm của Nhật Bản về AD có thể rất hữu ích trong việc xem xét CVD. Cần lưu ý rằng trên toàn thế giới, số lượng các vụ kiện AD lớn hơn nhiều số lượng các vụ kiện CVD, và số lượng các vụ kiện AD được đưa ra tranh chấp cũng gấp rất nhiều lần số lượng các vụ kiện CVD. (B) Vai trò số một của Trung tâm Thương mại Bình đẳng Ngoài các Hiệp hội các nhà xuất khẩu, một tổ chức có tên là Trung tâm Thương mại Bình đẳng được thành lập tại Tokyo từ năm 1984 như là một tổ chức nghiên cứu phi lợi nhuận về các vấn đề thương mại. Tôi sẽ nói một vài nét chính về tổ chức này vì nó có liên quan ở đây và vì tôi đã từng làm việc cho tổ chức này. Các Hiệp hội công nghiệp và các Hiệp hội các nhà xuất khẩu Nhật Bản thường cố gằng thu thập thông tin về chống bán phá già và chống trợ cấp. Tuy nhiên, khó có thể lấy được các thông tin về các vụ kiện AD thực tế của các ngành công nghiệp khác, do số hội viên của một hiệp hội công nghiệp cụ thể bị giới hạn trong phạm vi ngành. Về khía cạnh này, Trung tâm Thương mại Bình đẳng (dưới đây gọi là Trung tâm) có vai trò lớn kể từ khi nó có tư cách thành viên giữa các ngành công nghiệp. Hội viên của Trung tâm bao gồm các công ty thép, ô tô, điện tử, máy móc, hóa dầu, dệt may, và ngành xi măng. Vì vậy, các hội viên của Trung tâm có thể học hỏi kinh nghiệm AD trong các ngành công nghiệp khác nhau thông qua các cuộc họp. Hàng năm, Trung tâm tổ chức một số nhóm nghiên cứu các chủ đề thương mại, đặc biệt là luật AD và thực tiễn tại các quốc gia khác. Các nhóm nghiên cứu này có từ 5 đến 10 người đến từ các ngành công nghiệp khác nhau. Họ thường phụ trách mảng pháp lý hoặc phòng xuất khẩu liên quan trực tiếp đến các cuộc điều tra AD. Nhóm nghiên cứu gặp nhau đều đặn cùng với các hội viên trao đổi đưa ra báo cáo về kinh nghiệm từ chính các công ty của họ, xuất phát từ tinh thần sẵn sàng chia sẻ với các hội viên khác. Các báo cáo của các hội viên có thể rất ý nghĩa đối với các hội viên khác trong chuẩn bị cho các cuộc điều tra mới. Báo cáo sẽ được biên soạn vào cuối mỗi năm. Qua 25 năm hoạt động, đã có gần 100 bản báo cáo trên. Trung tâm tâp hợp hệ thống hóa thông tin về luật thương mại và các quyết định của các quốc gia khác được gửi đến các hội viên của Trung tâm. Hàng năm, Trung tâm cũng tổ chức 10 đến 15 hội thảo về các vấn đề thương mại với diễn giả là các giáo sư hoặc các luật sư nước ngoài chuyên về các vấn đề thương mại. Đôi khi, Trung tâm đề nghị tổ chức tọa đàm với các quan chức Nhật Bản về các luật thương mại Nhật Bản và thực trạng các cuộc đàm phán đa phương. Về Vòng đàm phán Doha, Trung tâm đã tổ chức một nhóm nghiên cứu gồm các quan chức đàm phán của chính phủ, các luật sư đang hành nghề, các nhà nghiên cứu cùng với đại diện của các ngành công nghiệp thảo luận các vấn đề liên quan tới các đàm phán thực tế, từ đó các chuyên viên đàm phán chính phủ có thể biết các quan điểm khác nhau của các hội viên khác và ngược lại. (C) Tầm quan trọng của việc thuê các luật sư thương mại chuyên nghiệp Việc thuê các luật sư thương mại là những chuyên gia trong các vấn đề thương mại là cách hiệu quả và khôn ngoan để đối phó với các biện pháp phòng vệ thương mại như AD hay CVD. Điều này vô cùng quan trọng. Các bạn phải tìm những chuyên gia về luật thương mại chứ không phải những chuyên gia về luật hợp tác hay các lĩnh vực luật học khác. Tôi muốn chia sẻ với các bạn kinh nghiệm của cá nhân tôi về vấn đề này. Cách đây vài năm, một nhà sản xuất máy chính xác của Nhật Bản đã nhận được một thông báo khởi xướng điều tra chống bán phá giá của Bộ Thương mại Hoa Kỳ đối với sản phẩm của họ. Đây là lần đầu tiên công ty bị điều tra chống bán phá giá. Công ty đã liên hệ với Trung tâm để nhận được tư vấn của chúng tôi về việc trả lời bảng câu hỏi phức tạp như thế nào. Khi chúng tôi hỏi về luật sư Mỹ đã tư vấn cho họ, công ty này đã cho chúng tôi biết rằng đó là ông X, một luật sư của một hãng luật nổi tiếng tại Washington DC. Tuy nhiên hãng luật này không có những thực tiễn trong hoạt động AD mặc dù công ty này đã có mối quan hệ lâu dài với công ty luật đó trong các vấn đề hợp tác khác. Lúc đó, Trung tâm đã thân thuộc hầu hết tên các chuyên gia luật thương mại ở Washington DC, nhưng chúng tôi không nghe tới tên của ông X. Trong tình huống đó, chúng tôi đã giới thiệu ông Y của hãng luật khác, một luật sư thương mại có rất nhiều kinh nghiệm và thành tích xuất sắc. May mắn là, thành viên ban quan trị của công ty đó đã hiều và lắng nghe lời khuyên của chúng tôi. Vì vậy, ngay lập tức, ông ấy bay tới Washington DC để gặp ông Y theo đề xuất của chúng tôi. Ông Y đã đưa ra những lời khuyên thích hợp và sắc sảo cho việc chuẩn bị trả lời câu hỏi. Giám đốc của công ty đủ khôn ngoan để nhận ra ông Y là một luật sư thích hợp giúp họ đối phó với vụ kiện, và đã thay luật sư X bằng luật sư Y trong vụ kiện này. Sau đó, luật sư Y đã chuẩn bị câu trả lời cho bảng câu hỏi về thiệt hại và đệ trình lên Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (dưới đây gọi là ITC). Kết quả là ITC đã đưa ra quyết định sơ bộ phủ định. Như các bạn đã biết, nếu có được một quyết định phủ định, tức là quyết định “không có thiệt hại” của ITC trong giai đoạn điều tra, các thủ tục tiếp theo sẽ được hủy bỏ và toàn bộ quá trình chấm dứt. Chi phí pháp lý trả cho luật sư Y chỉ có 5000 USD, một con số quá nhỏ để trả cho luật sư trong cuộc điều tra AD. Tôi chắc rằng công ty đó đã tiết kiệm được một khoản chi phí pháp lý lớn, vì phí pháp lý sẽ lớn hơn rất nhiều nếu công ty tiếp tục thuê luật sư X, không hiệu quả như thuê luật sư Y. Thêm vào đó, sản phẩm của công ty có thể vẫn áp thuế AD. (D) Làm sao để tìm được một luật sư giỏi? Như các bạn đã thấy, Trung tâm đưa ra những lời khuyên về việc thuê các luật sư thương mại thông thạo, đó là những luật sư được đánh giá là đáng tin cậy hơn các luật sư khác dựa trên kinh nghiệm của họ. Đôi khi, Trung tâm hướng dẫn các luật sư giỏi hoặc các văn phòng luật trong nghiên cứu về các thị trường của các quốc gia đang phát triển. Ví dụ, luật sư thương mại ở Indonexia là những người được Trung tâm đề xuất ngành công nghiệp thép Nhật Bản thuê trong gần 10 năm qua. Để tìm được 1 luật sư giỏi, cần phải phỏng vấn riêng các luật sư ứng viên. Việc giới thiệu của các hãng luật khác có thể là một khởi đầu tốt, nhưng chưa đủ. Trong các cuộc phỏng vấn, các câu hỏi nên hỏi về những gì mà các ứng viên đã có kinh nghiệm thực tiễn trong các vụ kiện thực tế về ngành cụ thể và kết quả của các vụ kiện đó như thế nào. Nếu ứng viên là một luật sư đủ kinh nghiệm thực tiễn, câu trả lời sẽ rất chi tiết. Nếu ông/bà trả lời một cách nhiệt tình, tức đó là một luật sư tốt để thuê. Còn nếu câu trả lời không rõ ràng và chung chung, thì chứng tỏ ông/bà đó không có nhiều kinh nghiệm hoặc không đáng tin cậy. (2) Phạm vi và cách thức cơ quan chức năng, hiệp hội và các doanh nghiệp hợp tác trong quá trình đệ đơn kiện lên Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO về các vụ kiện AD/CVD? Mặc dù khó để có thể đưa ra một câu trả lời trực tiếp cho câu hỏi này, nhưng tôi có thể đưa ra một số nhận xét như sau: Thứ nhất, việc đệ đơn kiện lên Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO về các vụ kiện AD/CVD thường đòi hỏi một khoản kinh phí đáng kể để hỗ trợ phí pháp lý cho các luật sư nước ngoài, do chính phủ Nhật Bản hầu như không được trang bị nguồn nhân lực và tài chính cần thiết để thực hiện các công việc pháp lý quan trọng trong giải quyết tranh chấp (DS). Các cơ quan chức năng của Nhật Bản hy vọng khu vực tư nhân trực tiếp liên quan sẽ tài trợ toàn bộ hoặc phần lớn các chi phí này. Trong nhiều vụ kiện, các doanh nghiệp có liên quan sẽ được yêu cầu hướng dẫn các luật sư của họ làm việc với các quan chức chính phủ, vì các luật sư đó sẽ biết rõ vụ kiện. Đôi khi, có thể khu vực tư nhân từ chối hợp tác, nếu họ không thấy được lợi ích từ vụ tranh chấp. Tôi biết rằng chính phủ Hoa Kỳ cũng đề nghị sự hợp tác từ khu vực tư nhân để chi trả phí pháp lý trong các tranh chấp thương mại tại DS. Thứ hai, cho dù một số doanh nghiệp đồng ý hợp tác, hiệp hội ngành công nghiệp mà các doanh nghiệp này là thành viên có thể không hợp tác với chính phủ vì các thành viên khác của hiệp hội có thể không đóng góp chung và giống nhau trong vụ kiện đã được đệ trình. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đã tiến hành đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các khu vực khác nhau trên thế giới, và dễ dàng nhận thấy tình hình khi mà các thành viên của cùng một hiệp hội ngành công nghiệp có thể có những lợi ích khác nhau hoặc xung đột trong một vụ kiện thương mại. Trong trường hợp đó, các doanh nghiệp riêng lẻ có lợi ích chung sẽ phải chịu khoản chi phí cho việc đệ đơn kiện. III. Áp dụng đối với Việt Nam (1) Với tư cách là nguyên đơn (A) Đối với các quan chức chính phủ Các quan chức chính phủ Nhật Bản đã tham gia khá nhiều các vụ kiện giải quyết tranh chấp với tư cách là Bên Thứ Ba. Tôi nghe nói rằng chính phủ Trung Quốc cũng phái các quan chức của họ thường xuyên tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp với tư cách là Bên Thứ Ba. Có thể có lời khuyên cho các quan chức chính phủ là tham gia vào các vụ kiện giải quyết tranh chấp thường xuyên nhất có thể. Từ việc tham gia vào các vụ kiện thực tế, họ sẽ nâng cao hiểu biết kỹ thuật cũng như kiến thức về các quy trình giải quyết tranh chấp. Bên Thứ Ba có quyền nhận toàn bộ các văn bản do các bên đệ trình trong vụ kiện DS. Họ sẽ biết loại luận cứ pháp lý nào là cần thiết để thắng trong các vụ kiện DS. Chính phủ Nhật Bản đã nhờ các luật sư trong và ngoài nước có năng lực hỗ trợ chuẩn bị những bản tóm tắt hồ sơ và cả những luận cứ bằng lời nói để trả lời tại DS. Được biết rằng hầu hết các luật sư thương mại có năng lực đểu có văn phòng tại Washington DC, Brucxen hoặc London. Trước đây, chính phủ Nhật Bản đã không muốn thuê các luật sư nước ngoài một phần là vì tính tự kiêu của họ. Sau đó, họ nhận ra rằng việc phó thác cho các chuyên gia nước ngoài là cần thiết để mang lại hiệu quả trong kiện giải quyết tranh chấp. Hiện nay, chính phủ Nhật Bản đệ trình các bản tóm tắt hồ sơ thường được các luật sư nước ngoài tại Washington hoặc Brucxen chuẩn bị trước lên Cơ quan giải quyết tranh chấp. Một số chính phủ đưa các luật sư nước ngoài vào đoàn đại biểu, những người sẽ tranh cãi trong quá trình giải quyết tranh chấp tại DS. Trong một số trường hợp, các luật sư nước ngoài này không cần thông qua các quan chức chính phủ mà có thể trả lời trực tiếp trong quá trình xét xử. Theo tôi, Việt Nam nên liên hệ với Trung tâm tư vấn Luật WTO (ACWL) để xin sự hỗ trợ và lời khuyên. Tổ chức này được thành lập vào năm 2001 tại Giơ-ne-vơ với tư cách là một tổ chức quốc tế hỗ trợ các nước đáng phát triển trong các vụ tranh chấp tại WTO. Tổ chức này đặc biệt quan trọng nếu như vụ kiện đó phức tạp. (B) Đối với các công ty riêng lẻ và các hiệp hội ngành công nghiệp Khi đối mặt với cạnh tranh không lành mạnh từ các mặt hàng nhập khẩu việc xem xét cẩn thận giá cả và số lượng nhập khẩu là điều cần thiết. Nếu có đủ chứng cứ, nên kiên quyết đệ đơn kiện lên chính phủ yêu cầu khởi xướng điều tra chống lại các biện pháp phòng vệ thương mại đối với hoạt động nhập khẩu không lành mạnh. Trong một vụ kiện như vậy, nên yêu cầu các quan chức luật trong nước giúp đỡ. (C) Đối với các chuyên gia/các nhà nghiên cứu Cần nỗ lực hợp tác giữa các luật sư hành nghề và các nhà nghiên cứu để nhận thức sâu hơn về các biện pháp phòng vệ thương mại trong hệ thống WTO. Ở Nhật Bản một nhóm nghiên cứu nhỏ gồm khoảng 10 người đã được thành lập hơn 20 năm trước và hiện giờ vẫn đang tiếp tục duy trì. Họ gặp nhau vài lần mỗi năm và các thành viên trong nhóm thay nhau báo cáo kết quả nghiên cứu và phân tích của họ về vụ kiện riêng của Ban Hội thẩm và Cơ quan Phúc thẩm. Nhiều nhà nghiên cứu đã tích lũy được một khối lượng kiến thức đáng kể và khả năng phân tích các vụ kiện giải quyết tranh chấp. Mỗi năm, nhóm nghiên cứu một báo cáo của nhóm. Các báo cáo này cung cấp nguồn thông tin quan trọng và hữu ích cho các quan chức chính phủ, các nhà nghiên cứu, các luật sư hành nghề, những người làm việc về các vấn đề thương mại. Một số trong số đó đã viết những bài tiểu luận dựa trên nghiên cứu của họ trong nhóm. Việc tổ chức nhóm nghiên cứu này rất khả thi và hoàn toàn phù hợp với các quốc gia khác. (2) Với tư cách là bị đơn Một điều vô cùng quan trọng để liên lạc và thuê các luật sư có năng lực trước khi các cuộc điều tra về AD/CVD được khởi xướng, đây luôn là một cách chuẩn bị khôn ngoan. Tôi thấy rằng không dễ để các ủy viên ban quản trị tập đoàn và các hiệp hội thương mại đưa ra quyết định thuê trước một luật sư vì điều đó nghe có vẻ rất tốn kém. Tuy nhiên, điều đó tương tự như một liều thuốc kháng sinh hoặc một cuộc kiểm tra sức khỏe y tế trước khi bạn bị ốm nặng. Nếu các luật sư được đề nghị đưa ra trước lời khuyên cho một vụ kiện thực tế, họ có thể đưa ra cho bạn những lời khuyên hiệu quả hơn nhiều và điều đó sẽ luôn kinh tế hơn nhiều. Rõ ràng là khi bạn có nhiều thời gian để chuẩn bị hơn, bạn sẽ có được chiến lược bảo vệ khả thi hơn. Một điều cũng quan trọng không kém là gần đây có một số vụ kiện AD và CVD do Hoa Kỳ khởi xướng điều tra đúp cùng một nhóm sản phẩm của Trung Quốc. Hoa Kỳ đã áp cả hai loại thuế này đối với một số các sản phẩm thép bao gồm: “Ống thép Cacbon hàn vòng quanh” năm 2007 (AD) và 2008 (CVD), “Ống dây thép Cacbon hàn vòng quanh” (Circular-Welded Carbon Quality Steel Pipe) bị áp cả hai loại thuế trong năm 2008, “Ống dẫn dầu” (Oil Country Tubular Goods) bị áp cả 2 loại thuế trong năm 2009, “Dây kim loại” (Prestressed Concrete Steel Wire Strand) bị áp cả 2 loại thuế trong năm 2009, “vỉ lò sưởi bằng thép” (Steel Grating) bị áp cả 2 loại thuế trong năm 2009. Tiến trình này cần phải được theo dõi cẩn thận. Một số kết luận Mặc dù Nhật Bản không có nhiều vụ kiện về CVD cả với vị trí là nguyên đơn hay bị đơn, thì kinh nghiệm của họ về các vụ kiện chống bán phá giá vẫn có thể rất hữu ích trong các vụ kiện CVD. Nhật Bản có nhiều kinh nghiệm trong vấn đề thuê luật sư thương mại, cho dù là quốc tế hay nội địa và một điều quan trọng là thuê các luật sư thương mại tốt trước khi các vụ kiện được khởi xướng. Điều thiết yếu trong các vụ kiện AD/CVD là liên hệ với các luật sư giỏi đó khi vẫn có đủ thời gian.  

Công ty Luật Bắc Việt Luật
P2802, tầng 28, tòa nhà Central  Fied , Trung Kính, Trung  Hòa, Cầu Giấy, Hà nội
Tel: 87696666-0386319999
Hotline: 0938-188-889 – 0913753918
www.bacvietluat.vn - www.tuvanluat.net - www.sanduan.vn"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"

  • TAG :

Tin liên quan

Danh mục

Loading...

Bài xem nhiều

Bài nổi bật