Chiến lược xây dựng thương hiệu bài bản

  • Bài viết
  • 28 tháng 6, 2011
  • 478 lượt xem
  • 0 bình luận
Ông Nguyễn Thanh Sơn Giám đốc Công ty Truyền thông T&A Ogilvy
Thưa ông, có thể hiểu thế nào là một chiến lược xây dựng thương hiệu bài bản và các tiêu chí có thể áp dụng được? Một thương hiệu chỉ có thể được mọi người chú ý, quan tâm và yêu quý nếu bao hàm một “lý tưởng lớn”- tức là nó đem lại điều gì đó tốt đẹp hơn cho cuộc sống, cho xã hội. Có được một “lý tưởng lớn” là tiền đề cho việc đưa ra một chiến lược xây dựng thương hiệu bài bản và chuyên nghiệp. Bước tiếp theo là hiểu khách hàng. Có hiểu được khách hàng thì mới có thể tìm được những điểm tiếp xúc có hiệu quả nhất với khách hàng, mới biết được cách xây dựng thông điệp, lựa chọn kênh truyền thông và đối thoại với họ về thương hiệu của mình. Một chiến lược thương hiệu bài bản có thể tóm gọn trong mấy chữ: bắt đầu từ  “hiểu mình”, “hiểu người”, “hiểu thời” tiến tới “thắng mình”, “thắng người”. Với sự bùng nổ của Internet hiện nay, liệu chiến lược xây dựng mà ông nói tới có khác nhiều so với trước đây? Những nguyên tắc cơ bản của việc xây dựng thương hiệu không thay đổi, nhưng với việc bùng nổ của Internet, các điểm tiếp xúc với khách hàng và công chúng đa dạng hơn rất nhiều. Đây là cơ hội cho các DN nhỏ và vừa xây dựng thương hiệu. Nếu như trước đây, quảng cáo chiếm vai trò gần như “độc tôn”, thì giờ đây truyền thông tích hợp (kết hợp quảng cáo với quan hệ công chúng, truyền thông số…) được coi là phương pháp xây dựng thương hiệu toàn diện và hiệu quả. Các kênh truyền thông hiện đại như mạng xã hội tạo cho chúng ta cơ hội tuyệt vời để “hiểu mình” và “hiểu người”. Nó cũng đem thương hiệu đến gần hơn với công chúng, tạo ra đối thoại thực sự với công chúng. Các thương hiệu đã thành danh của Việt Nam như Vinamilk, Phở 24... thành công có phải do đã vận dụng đúng những tiêu chí xây dựng thương hiệu bài bản như trên? Tôi nhận thấy, thành công ở các thương hiệu Việt Nam hiện nay đều liên quan đến tầm nhìn của lãnh đạo DN. Một tầm nhìn lớn, một khát vọng lớn luôn luôn tạo ra động lực cho sự phát triển chiến lược thương hiệu của DN. Theo tôi, các thương hiệu thành công của Việt Nam không hẳn chỉ do “mạnh tay” trong chi phí - vốn rất quan trọng, nhưng quan trọng không kém là một chiến lược đúng đắn. Tôi nghĩ đó là bài học chung cho các DN Việt Nam. Phần lớn các DN Việt Nam đều có quy mô nhỏ về vốn, lại bị khống chế tỷ lệ chi phí hợp lý dành cho quảng bá thương hiệu. Liệu đây có phải trở ngại lớn cho các DN khi xây dựng chiến lược thương hiệu? Vấn đề nằm ở tư duy. Khoản tiền chi phí cho quảng bá thương hiệu nên được coi là chi phí hay  khoản đầu tư? Nếu coi nó là chi phí, chúng ta thường có xu hướng cắt giảm khi nảy sinh vấn đề về dòng tiền hay vốn. Nhưng nếu coi nó là khoản đầu tư để đạt được những kỳ vọng về giá trị (hữu hình, vô hình), thì điều chúng ta quan tâm là tính hiệu quả của khoản đầu tư đó. Cho nên, theo tôi, trở ngại của các DN Việt Nam khi xây dựng chiến lược thương hiệu không phải ở chi phí, mà ở cách làm
Song Ngọc
 

Công ty Luật Bắc Việt Luật
P2802, tầng 28, tòa nhà Central  Fied , Trung Kính, Trung  Hòa, Cầu Giấy, Hà nội
Tel: 87696666-0386319999
Hotline: 0938-188-889 – 0913753918
www.bacvietluat.vn - www.tuvanluat.net - www.sanduan.vn"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"

  • TAG :