BẢN QUYỀN TÁC GIẢ TRONG MÔI TRƯỜNG KỸ THUẬT SỐ: CẦN NHỮNG QUYẾT SÁCH MẠNH MẼ

BẢN QUYỀN TÁC GIẢ TRONG MÔI TRƯỜNG KỸ THUẬT SỐ: CẦN NHỮNG QUYẾT SÁCH MẠNH MẼ

Làm thế nào để bảo vệ hữu hiệu đối với những thành quả sáng tạo chân chính, tạo môi trường phát triển lành mạnh và bền vững cho thị trường bản quyền Việt Nam đang là vấn đề đặt ra không chỉ cho các cơ quan quản lý, cơ quan bảo vệ pháp luật sở hữu trí tuệ mà còn cho tất cả những ai quan tâm đến sở hữu trí tuệ.

Về hệ thống văn bản pháp luật quốc gia, để đáp ứng các điều kiện, yêu cầu về “tính đầy đủ” của hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ khi gia nhập WTO, chúng ta đã xây dựng và ban hành hệ thống các văn bản pháp luật quy định về bảo hộ, thực thi quyền tác giả, bao gồm: Về các thỏa thuận và cam kết quốc tế, đến nay chúng ta đã tham gia 5 Điều ước quốc tế đa phương về bảo vệ quyền tác giả và quyền liên quan, đó là Hiệp định TRIPS về các khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ, Công ước Bern về bảo hộ tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học, Công ước Geneva về bảo hộ nhà sản xuất bản ghi âm, chống việc sao chép bất hợp pháp, Công ước Rome bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, tổ chức phát sóng, Công ước Brussels về các tín hiệu mang chương trình truyền qua vệ tinh được mã hóa… Như vậy, về mặt khung pháp lý, có thể nói Việt Nam đã có một hệ thống các quy định pháp luật tạo nên một hành lang pháp lý vững chắc cho việc bảo hộ quyền tác giả. Tuy nhiên, hiệu quả thực thi của các quy định này trên thực tế hiện vẫn còn nhiều vấn đề cần phải bàn, đặc biệt là trong môi trường kỹ thuật số như hiện nay – khi mà vấn đề “văn hóa bản quyền” đang được đề cập ngày càng nhiều.  

Với những thành tựu sáng tạo của CNTT, con người có thể tiếp cận, khai thác, sử dụng  dễ dàng các nguồn thông tin, điều này đồng nghĩa với việc vi phạm quyền tác giả cũng có thể xảy ra một cách dễ dàng và phổ biến. Chẳng hạn, không ai có thể đánh giá được việc sử dụng một cách hợp pháp hay không đối với các tác phẩm âm nhạc khi chúng xuất hiện trên những chiếc điện thoại di động, máy nghe nhạc hoặc trên các website cho phép nghe và tải nhạc.

Thực tế cho thấy chỉ có một số rất ít các nhà cung ứng dịch vụ qua các thiết bị số chủ động và tự nguyện thiết lập các thỏa thuận về bản quyền với tác giả khi phổ biến tác phẩm của họ. Với sự hỗ trợ của công nghệ số chúng ta có thể dễ dàng mua trên thị trường “chợ đen” những chiếc đĩa CD, VCD, DVD với giá chỉ bằng 1/10 so với đĩa có dán tem bản quyền. Đã đến lúc cần thay đổi thói quen sử dụng, khai thác các tác phẩm, thành quả sáng tạo của người khác mà không cần xin phép, không cần trả thù lao.

Từ phía các cơ quan chức năng, cần có những chính sách, cơ chế phù hợp, chặt chẽ nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người sáng tạo, có như vậy mới có thể khuyến khích được hoạt động sáng tạo. Từ phía công chúng nói chung, cần có ý thức tôn trọng thành quả sáng tạo của người khác. Cần hình thành tâm lý tôn trọng bản quyền khi sử dụng, khai thác tác phẩm của người khác, coi việc trả tiền bản quyền là một nghĩa vụ đương nhiên phải thực hiện. Đây không phải là vấn đề có thể giải quyết “ngày một ngày hai”, tuy nhiên đã đến lúc phải đưa ra những quyết sách mạnh mẽ và xây dựng lộ trình giải quyết. Có như vậy, chúng ta mới có thể nghĩ đến một thị trường bản quyền lành mạnh, tạo nền tảng cho việc hội nhập ngày một sâu rộng với thế giới và tránh những thiệt thòi không đáng có. Chỉ một chiếc máy tính nối internet, chúng ta có thể khai thác, sử dụng hàng loạt sản phẩm trí tuệ – các tác phẩm nhiếp ảnh, âm nhạc, văn học, nghệ thuật, khoa học một cách dễ dàng thông qua các trang web mà không cần biết đến tác giả của chúng.

HOÀNG DŨNG - Diễn đàn doanh nghiệp

Công ty Luật Bắc Việt Luật
P2802, tầng 28, tòa nhà Central  Fied , Trung Kính, Trung  Hòa, Cầu Giấy, Hà nội
Tel: 87696666-0386319999
Hotline: 0938-188-889 – 0913753918
www.bacvietluat.vn - www.tuvanluat.net - www.sanduan.vn"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"

  • TAG :

Tin liên quan

Danh mục

Loading...

Bài xem nhiều

Bài nổi bật