Triển khai thực hiện Nghị định số 96/2006/NĐ-CP ngày 14/9/2006 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Điều 153 Bộ Luật Lao động về Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời tại doanh nghiệp

  • Bài viết
  • 07 tháng 8, 2010
  • 469 lượt xem
  • 0 bình luận
Triển khai thực hiện Nghị định số 96/2006/NĐ-CP ngày 14/9/2006 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Điều 153 Bộ Luật Lao động về Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời tại doanh nghiệp

   

ỦY BAN NHÂN DÂN

ỦY BAN NHÂN DÂN

TỈNH NINH THUẬN

-----------------------

Số: 5017/KH-UBND

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------------------------------------

Phan Rang-Tháp Chàm, ngày 27 tháng 11 năm 2007

 

 

KẾ HOẠCH

Triển khai thực hiện Nghị định số 96/2006/NĐ-CP ngày 14/9/2006

của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Điều 153 Bộ Luật Lao động

về Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời tại doanh nghiệp

___________________________________

 

Ngày 14/9/2006 Chính phủ ban hành Nghị định số 96/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Điều 153 Bộ Luật Lao động về Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời tại doanh nghiệp; Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã có Chỉ thị số 19-CT/TU ngày 16/10/2007 về việc tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với tổ chức và hoạt động Công đoàn tại doanh nghiệp. Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định số 96/2006/NĐ-CP của Chính phủ, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

- Tạo chuyển biến trong nhận thức và hành động của người lao động, người sử dụng lao động về mục đích và tầm quan trọng của việc phát triển đoàn viên, thành lập tổ chức cơ sở Công đoàn, Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời theo Điều 153 của Bộ Luật Lao động;

- Tập hợp đông đảo công nhân lao động (CNLĐ) tự nguyện gia nhập tổ chức Công đoàn; đẩy mạnh thành lập Công đoàn cơ sở (CĐCS), Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh;

- Củng cố tổ chức, nâng cao năng lực hoạt động của CĐCS, thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động và giám sát việc thực hiện Điều 153 của Bộ Luật Lao động, quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động và tập thể lao động;

- Tổ chức quán triệt triển khai thực hiện Nghị định số 96/2006/NĐ-CP của Chính phủ là trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố các sở, ban, ngành và của các doanh nghiệp.

II. TRÌNH TỰ, NỘI DUNG VÀ THỜI GIAN CÁC BƯỚC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN:

Bước 1: Khảo sát tình hình, triển khai Nghị định số 96/2006/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn (từ tháng 9 - 11/2007).

1. Điều tra, khảo sát tình hình:

Các sở, ban ngành có liên quan thường xuyên phối hợp với Công đoàn cùng cấp tiến hành điều tra, khảo sát nắm chắc số lượng, tình hình việc làm, đời sống của người lao động, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, làm căn cứ đề ra kế hoạch, lộ trình thành lập CĐCS, hoặc chỉ định Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời cho từng doanh nghiệp, theo quy định của Bộ Luật Lao động, Luật Công đoàn và Điều lệ Công đoàn Việt Nam;

2. Tổ chức hội nghị triển khai Nghị định số 96/2006/NĐ-CP (tháng 11 năm 2007)

Nội dung hội nghị: quán triệt Nghị định số 96/2006/NĐ-CP của Chính phủ, Thông tư liên tịch số 01/TTLT-TLĐLĐVN-BLĐTBXH về hướng dẫn thực hiện một số điều Nghị định số 96/2006/NĐ-CP, Chỉ thị số 19-CT/TU ngày 16/10/2007 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; triển khai Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định số 96/2006/NĐ-CP của Ủy ban nhân dân tỉnh về thành lập CĐCS, chỉ định Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời tại doanh nghiệp và các văn bản có liên quan đến thành lập CĐCS về quan hệ lao động, tiền lương, …

a) Hội nghị thứ  nhất, thành phần:

Đại diện lãnh đạo các Ban Tỉnh ủy, Liên đoàn Lao động tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; lãnh đạo các sở, ban ngành liên quan: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Bảo hiểm Xã hội tỉnh, Liên minh Hợp tác xã, Cục Thuế, Sở Tài chính, Sở Tư pháp, lãnh đạo các Sở quản  lý chuyên ngành: Nông nghiệp, Thủy sản, Xây dựng, Công nghiệp, Thương mại và Du lịch, Văn hoá - Thông tin, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, ...

b) Hội nghị thứ hai:

Giao cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh mở hội nghị quán triệt Nghị định số 96/2006/NĐ-CP cho các doanh nghiệp có từ 10 lao động trở lên.

Thành phần:

- Phòng Nội vụ Lao động - Xã hội các huyện, thành phố và Liên đoàn Lao động các huyện, thành phố, Công đoàn ngành, Công đoàn Viên chức tỉnh.

- Doanh nghiệp: Giám đốc, Phòng Tổ chức - Hành chính và người đại diện lao động.

Bước 2: Tiến hành tổ chức thành lập CĐCS và chỉ định Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời trong các doanh nghiệp:

- Tháng 12 năm 2007: thí điểm thành lập Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời:

+ Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại Hoàn Cầu thuộc địa bàn thành phố Phan Rang -Tháp Chàm.

+ Doanh nghiệp Muối Khánh Tường thuộc địa bàn huyện Ninh Hải.

+ Công ty trách nhiệm hữu hạn Xây dựng Khai thác Chế biến lâm sản Sông Trà thuộc địa bàn huyện Ninh Sơn.

+ Công ty trách nhiệm hữu hạn Hùng Đại Dương thuộc địa bàn huyện Ninh Phước;

- Từ tháng 01 đến tháng 6 năm 2008, triển khai thành lập CĐCS hoặc chỉ định Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời tại tất cả các doanh nghiệp có đủ điều kiện (sau 6 tháng hoạt động và có từ 10 lao động trở lên);

- Từ tháng 7 đến tháng 12/2008, Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời trong doanh nghiệp tăng cường phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS, tổ chức Đại hội chính thức nhiệm kỳ I.

Bước 3: Sơ kết, tổng kết:

- Định kỳ 6 tháng một lần, họp sơ kết đánh giá kết quả việc triển khai kế hoạch thực hiện Nghị định số 96/2006/NĐ-CP và đề ra giải pháp tổ chức thực hiện thời gian tới;

- Quý I/2009, tổ chức tổng kết rút ra những mặt mạnh, mặt yếu, nguyên nhân tồn tại trong việc thực hiện Nghị định số 96/2006/NĐ-CP về thành lập CĐCS, chỉ định Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời tại doanh nghiệp, đề ra phương hướng kế hoạch, giải pháp tổ chức thực hiện cho giai đoạn tiếp theo; biểu dương, khen thưởng cá nhân, tập thể có thành tích.

III. ĐIỀU KIỆN VÀ CÔNG VIỆC CHỈ ĐỊNH BAN CHẤP HÀNH CÔNG ĐOÀN LÂM THỜI TẠI DOANH NGHIỆP:

1. Điều kiện chỉ định Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời:

a) Doanh nghiệp đã đi vào hoạt động từ 6 tháng trở lên, có từ 5 đoàn viên trở lên nhưng chưa thành lập được CĐCS;

b) Công đoàn cấp trên cơ sở trao đổi, tham khảo ý kiến người sử dụng lao động trước khi chỉ định Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời.

2. Công tác chỉ định Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời:

a) Công tác tuyên truyền, kết nạp đoàn viên: Công đoàn cấp trên cơ sở thông báo cho người sử dụng lao động về kế hoạch tuyên truyền, vận động người lao động gia nhập Công đoàn; tiến hành các thủ tục kết nạp đoàn viên theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam;

b) Công tác chỉ định Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời: Công đoàn cấp trên thoả thuận với người sử dụng lao động, quyết định thành lập CĐCS. Trường hợp chưa thành lập được CĐCS thì ra quyết định chỉ định Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời và Chủ tịch Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời tại doanh nghiệp theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

3. Thời gian hoạt động của Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời:

Trong thời hạn 12 tháng, kể từ khi có quyết định chỉ định, Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời phải thực hiện tuyên truyền phát triển đoàn viên và đề nghị Công đoàn cấp trên ra quyết định thành lập CĐCS khi đủ điều kiện theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.  

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Đề nghị Liên đoàn Lao động tỉnh phối hợp cùng Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc tổ chức triển khai Nghị định số 96/2006/NĐ-CP ngày 14/9/2006 của  Chính phủ.  

2. Đề nghị Liên đoàn Lao động tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức triển  khai Kế hoạch này và kiểm tra theo dõi, đôn đốc việc thực hiện./.

 

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

(Đã ký)

Nguyễn Đức Thanh

 


Hiện thuộc tính văn bản

  Tệp đính kèm
KH5017UB.DOC

Tư vấn thuế - Kế toán - Báo cáo thuế - Luatthue.Info

Công ty Luật Bắc Việt Luật
P2802, tầng 28, tòa nhà Central  Fied , Trung Kính, Trung  Hòa, Cầu Giấy, Hà nội
Tel: 87696666-0386319999
Hotline: 0938-188-889 – 0913753918
www.bacvietluat.vn - www.tuvanluat.net - www.sanduan.vn"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"

  • TAG :