TRANH CHẤP SỞ HỮU TRÍ TUỆ: VỤ TRANH CHẤP QUYỀN TÁC GIẢ KỊCH BẢN BIỆT ĐỘNG SÀI GÒN, NGƯỜI KHỞI KIỆN YÊU CẦU ĐỀN BÙ HƠN 74 TỶ ĐỒNG, TÒA CHẤP NHẬN HƠN 9 TRIỆU

QUỲNH ANH Sau 2 lần hoãn xử, sáng ngày 11/5/2009, Tòa án Nhân dân TP Hà Nội đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử công khai vụ án tranh chấp quyền tác giả kịch bản phim Biệt động Sài Gòn. Ở vị trí nguyên đơn, ông Nguyễn Thanh đã yêu cầu Hãng phim Truyện VN và nhà biên kịch Lê Phương phải trả cho ông 74 tỷ 480 triệu đồng tiền nhuận bút của bộ phim đã phát hành cách nay hơn 20 năm. Đòi nhuận bút dựa theo sự biến động của giá vàng Trong lịch sử ngành điện ảnh VN, đây có lẽ là vụ án hy hữu bởi mức tiền đòi đền bù liên tục gia tăng theo sự biến động của “giá vàng” ngoài thị trường. Sau hơn 20 năm, ông Nguyễn Thanh đã khởi kiện đơn vị sản xuất phim và tác giả kịch bản Lê Phương – người đã mời ông hợp tác viết kịch bản vì nghĩ rằng mình đã bị “thiệt thòi”. Tại tòa, thẩm phán Nguyễn Văn Dũng đã hỏi ông Nguyễn Thanh về quan hệ của ông với tác giả Lê Phương; việc hợp tác viết kịch bản Biệt động Sài Gòn giữa hai người có hợp đồng không? Dựa vào căn cứ nào để xác định kịch bản phim Biệt động Sài Gòn chỉ có một tác giả duy nhất (ông Nguyễn Thanh – PV); Nếu đã nhận tiền nhuận bút ông Phương trả từ những năm 1982 – 1983, cảm thấy không thỏa mãn sao không có ý kiến phản đối? Nếu khẳng định mình là tác giả kịch bản duy nhất, tại sao không yêu cầu Hãng phim Truyện VN bỏ tên ông Lê Phương ngay khi bộ phim phát hành (năm 1987)… Trả lời các câu hỏi trên, ông Nguyễn Thanh khẳng định, việc hợp tác giữa hai người không có hợp đồng; ông Thanh cũng đã nhận của ông Phương 3 lần tiền, trị giá là 1.200 đồng và số tiền này ông Phương nói là hỗ trợ sáng tác kịch bản gốc. Tuy có băn khoăn về giá trị thật của nhuận bút được trả nhưng ngày đó trong bối cảnh khó khăn chung của thời bao cấp, nhiều người viết vì đồng đội… không nghĩ đến lợi ích của cá nhân nên ông đã cho qua. Sau này, khi nghe NSND Hải Ninh nói bộ phim Biệt động Sài Gòn đã làm rạng danh Hãng phim Truyện VN, nuôi sống mấy trăm con người và thu về hàng nghìn tỷ đồng (?), đồng thời phát hiện kịch bản đã được in nhiều kỳ trên báo SGGP, và in thành sách do Hội Văn nghệ Long An và NXB Thanh Hóa ấn hành… nên ông đã quyết định đòi quyền lợi. Để biết số tiền mình phải đòi là bao nhiêu ông đã nhờ Công ty Vàng bạc đá quý “quy đổi” tiền thành vàng, lãi trong 20 năm, cộng thêm sự biến động của giá vàng trong 2 năm qua, đã ra đáp số là 74 tỷ 480 triệu đồng. Nếu so với mức tiền đòi đền bù tại đơn kiện đầu tiên được gửi năm 2007 thì số tiền hiện tại gấp khoảng 12 lần. Ý kiến của các bị đơn Ở vị trí bị kiện, đại diện Hãng phim Truyện VN khẳng định không có trách nhiệm thanh toán bất kỳ số tiền nhuận bút nào đối với ông Nguyễn Thanh. Bởi, Hãng phim chỉ giao trách nhiệm viết kịch bản cho ông Lê Phương – thời điểm đó là biên kịch của Hãng và Hãng cũng đã thanh toán đầy đủ tiền nhuận bút cho tác giả kịch bản. Việc ông Phương mời ông Thanh hợp tác và chia nhuận bút ra sao là việc riêng của 2 người. Hiện tại, Hãng cũng không còn lưu giữ các giấy tờ liên quan đến việc chi trả nhuận bút kịch bản bộ phim này. Cũng phản đối những cáo buộc của ông Nguyễn Thanh, ông Lê Phương đã đưa chứng cứ (có chữ ký của những người liên quan thuộc Hãng phim Truyện VN) xác định ông là người được Ban Giám đốc Hãng giao viết kịch bản và “tháp tùng” vào TP.HCM để liên hệ với Bộ Tư lệnh đọc Hồ sơ chiến lệ và gặp gỡ các nguyên mẫu tham gia các trận đánh của biệt động thành. Ông đã trình bày đề cương cốt truyện phim và các giải pháp triển khai với Ban Giám đốc Hãng phim. Sau khi quay ra Hà Nội, ông đã nhờ người – ông Đỗ Quảng tìm người hợp tác viết kịch bản, do ông không hiểu sâu lĩnh vực này. Ông Quảng đã đưa ông Phương đến gặp ông Thanh và ông Thanh đồng ý hợp tác. Kịch bản hoàn thành nhưng không đủ điều kiện dựng phim. Ông Phương đã viết lại, thêm thắt và 2 tập phim đầu tiên ra đời đứng tên 2 tác giả Lê Phương – Nguyễn Thanh.
Không hoàn toàn đồng tình với quyết định của tòa vì cho rằng, tỷ lệ đóng góp của ông Thanh chỉ ở mức 1/3 và cũng chỉ ở 2 tập kịch bản đầu tiên và việc này ông Thanh đã không phản đối gì trong suốt 20 năm. Tuy nhiên, ông Lê Phương cũng cho biết, muốn dẹp vụ này vì quá mệt mỏi với những đòi hỏi của ông Nguyễn Thanh.
Khác với lời khai của ông Thanh là ông Phương trả nhuận bút 3 lần, mỗi lần 400 đồng, ông Phương khẳng định chỉ trả cho ông Thanh 1 lần sau khi đã được thanh toán nhuận bút và số tiền ông Thanh đã nhận là 4.000 đồng. Theo ông Phương, quy trình sáng tác kịch bản phim Biệt động Sài Gòn có 3 bước: Nghĩ cốt truyện – viết khai vỡ và hoàn thiện kịch bản. Ông Thanh chỉ làm phần viết khai vỡ nên chỉ nhận 1/3 số tiền nhuận bút và “ông ấy đã vui vẻ trong suốt hơn 20 năm”. Mặt khác, do 2 tập phim rất ăn khách, Cục Điện ảnh yêu cầu cho làm tiếp 2 tập và cả 2 tập sau đều do một mình ông Phương viết nhưng ông vẫn chia nhuận bút cho ông Thanh và đề tên ông Thanh ở cả 2 tập sau. Về việc báo SGGP in nhiều kỳ kịch bản phim Biệt động Sài Gòn, đại diện báo SGGP có mặt tại tòa khẳng định đã xác minh nguồn cung cấp là Thành ủy TP.HCM và đã thanh toán nhuận bút cho ông Lê Phương, số tiền: 2.500 đồng. Số tiền này, theo ông Phương, sau khi nhận từ một người bạn ở TP.HCM mang ra ông đã báo cho ông Thanh đến lấy 1/3 nhưng ông Thanh không đến nhận. Riêng NXB Thanh Hóa và Hội Văn nghệ Long An, những chứng cứ xác minh cho thấy, có thể 2 NXB này đã lấy nguồn từ tạp chí Điện ảnh và ông Phương cho rằng, nếu biết cũng không kiện vì… thời điểm đó chuyện bản quyền chưa đặt thành vấn đề, thậm chí tác giả nào có kịch bản được “in chùa” còn lấy làm tự hào. Theo “giá vàng” hay “giá gạo”? Căn cứ vào hồ sơ, các văn bản pháp lý hiện hành, cũng như thẩm vấn tại tòa và đề nghị của luật sư hai bên, tòa cho rằng, không có căn cứ xác định ông Nguyễn Thanh là tác giả duy nhất của kịch bản phim Biệt động Sài Gòn; không có căn cứ xác định tỷ lệ đóng góp của 2 bên trong kịch bản. Vì thế, bác đơn kiện của ông Thanh đòi quyền duy nhất đứng tên trên kịch bản. Theo đó, kịch bản có đồng tác giả là Lê Phương – Nguyễn Thanh. Đồng thời, bác đơn của ông Thanh kiện Hãng phim Truyện VN, yêu cầu hãng này phải thanh toán tiền nhuận bút sau 20 năm, do không có chứng cứ xác định mối quan hệ giữa hãng phim và ông Nguyễn Thanh trong việc đặt viết kịch bản.
Nguyễn Thanh quả quyết sẽ kháng cáo và tiếp tục đeo đuổi vụ kiện lên trên. Theo đó, với sự biến động của giá vàng, thì mức đòi quyền lợi của ông sẽ không dừng ở 74 tỷ…
Tòa cũng khẳng định, việc ông Nguyễn Thanh quy đổi tiền theo giá vàng và sự biến động của giá vàng là không hợp lý. Do 2 người là đồng tác giả, nhuận bút được chia đôi, nếu ông Thanh khẳng định đã nhận 1.200 đồng nhuận bút kịch bản từ ông Lê Phương, thì ông Phương sẽ phải trả thêm cho ông Thanh 4.800 đồng và 1/2 số tiền nhuận bút nhận được từ báo SGGP là 1.250 đồng, tổng cộng số tiền phải trả là 6.050 đồng. Dựa theo các văn bản pháp lý hiện hành, vận dụng số tiền phải trả theo giá gạo của thời điểm những năm 1982- 1983 và hiện tại, ông Lê Phương phải trả cho ông Nguyễn Thanh số tiền nhuận bút còn lại là 9.072.000 đồng.

Công ty Luật Bắc Việt Luật
P2802, tầng 28, tòa nhà Central  Fied , Trung Kính, Trung  Hòa, Cầu Giấy, Hà nội
Tel: 87696666-0386319999
Hotline: 0938-188-889 – 0913753918
www.bacvietluat.vn - www.tuvanluat.net - www.sanduan.vn"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"

  • TAG :

Tin liên quan

Danh mục

Loading...

Bài xem nhiều

Bài nổi bật