TRANH CHẤP CHA, MẸ, CON: CÔ GÁI CÂM KIỆN ANH CHĂN VỊT

THANH THIÊN
Tòa đã ba lần mời anh chăn vịt đi giám định gien nhưng anh này đều không chịu đi nên có nghĩa đã mặc nhiên thừa nhận đứa bé là con mình?
Mới đây, TAND huyện Cai Lậy (tỉnh Tiền Giang) vừa xử sơ thẩm vụ chị H. (câm, điếc bẩm sinh) kiện đòi một anh thanh niên phải cấp dưỡng cho con. Dù không nghe, nói được nhưng chị này biết chữ nên đã viết kể tường tận mối quan hệ giữa hai người… Tác giả là anh chăn vịt Theo đơn kiện và trình bày của người đại diện cho chị H., khoảng đầu năm 1996, chị thường đi ruộng vào ban đêm. Một anh thanh niên cùng xóm, nuôi vịt gần nhà, thấy chị hay tới lui nên đến làm quen. Lâu dần hai người trở thành thân… Mấy tháng sau, chị H. ra dấu chỉ vào bụng. Người nhà thấy dáng vẻ chị là lạ nên vội vàng chở đi khám. Kết quả chị đã mang thai khoảng năm tháng. Người nhà ra dấu hỏi lại chị mang thai với ai. Dù bị tật nhưng chị này vẫn học được chữ nên đã lấy giấy bút viết ra tên người thanh niên chăn vịt. Biết được “thủ phạm”, người nhà chị này liền báo với ấp mời anh này đến hỏi nguồn căn. Tuy nhiên, anh này lắc đầu, không chịu hợp tác. Sau đó, ấp đã mời nhiều thanh niên lại để cho chị H. nhận mặt ai là tác giả của cái thai. Không chút ngần ngừ, chị chỉ ngay vào anh chăn vịt! Chị cho biết đã quan hệ với anh chăn vịt bảy lần và bào thai trên là kết quả của những lần hai người gần gũi… Phải có nghĩa vụ cấp dưỡng Ít lâu sau, chị H. sinh em bé. Sau nữa, chị yêu cầu anh chăn vịt cấp dưỡng cho con nhưng anh này không đồng ý. Do vậy, chị H. phải khởi kiện ra tòa…   Vừa rồi, tòa phải xử vắng mặt anh chăn vịt vì đã triệu tập hợp lệ theo quy định nhưng anh này không đến. Tòa cho biết những lời khai trước đây anh này đều khẳng định con chị H. không phải con mình. Thế nhưng tòa đã ba lần ra thông báo đi giám định gien để làm rõ đứa bé có phải con của anh hay không, anh này đều không chịu đi. Tòa nhận định anh này không chịu đi giám định nghĩa là mặc nhiên thừa nhận đứa bé trên là con mình. Ngoài ra, nhiều người làm chứng cũng xác định đứa bé là con anh chăn vịt chứ không phải của ai khác. Bởi từ trước đến nay, mỗi lần được hỏi, chị H. đều chỉ vào anh này và chị cũng không quan hệ yêu thương ai ngoài anh này. Cuối cùng tòa quyết đứa bé là con của anh chăn vịt. Tuy nhiên, tòa vẫn giao con cho chị H. tiếp tục nuôi dưỡng. Còn anh chăn vịt phải cấp dưỡng nuôi con. Chị H. yêu cầu anh phải cấp dưỡng 300.000 đồng/tháng là hợp lý vì so với điều kiện sinh hoạt, giá cả thị trường hiện nay thì không cao và thấp hơn 1/2 mức lương tối thiểu. Thời gian cấp dưỡng tính từ tháng 12-1996 cho đến khi cháu bé thành niên và có khả năng lao động. Anh chăn vịt được quyền thăm nom con chung, không ai được quyền ngăn cản.
Viết giấy trả lời tòa Tại phiên sơ thẩm, do chị H. không thể nghe, nói được nhưng biết chữ nên tòa đã viết câu hỏi ra giấy rồi đưa xuống cho chị này xem. Những câu hỏi đơn giản thì chị ra dấu để trả lời. Còn những câu hỏi phức tạp thì chị này viết lại gửi cho tòa. May nhờ vậy mà tòa đã không gặp khó khăn gì khi xét xử. Thực ra, nhiều tòa đã khổ sở khi xét xử những bị cáo có khuyết tật như trên. Trước đây, có phiên tòa bị cáo bị lãng tai, chủ tọa nói bình bình thì đương sự không nghe rõ. Tòa đành phải mở âm lượng hết cỡ, đương sự mới loáng thoáng nghe nhưng có nhiều câu trả lời đâu đâu, không ăn nhập nội dung. Kết thúc phiên xử, cả tòa mệt nhoài. Nhiều phiên khác tòa phải mời người phiên dịch cho những người câm, điếc thì mới có thể xét xử được.
SOURCE: BÁO PHÁP LUẬT TPHCM Trích dẫn từ: http://phapluattp.vn/20100521110131557p1063c1016/co-gai-cam-kien-anh-chan-vit.htm

Công ty Luật Bắc Việt Luật
P2802, tầng 28, tòa nhà Central  Fied , Trung Kính, Trung  Hòa, Cầu Giấy, Hà nội
Tel: 87696666-0386319999
Hotline: 0938-188-889 – 0913753918
www.bacvietluat.vn - www.tuvanluat.net - www.sanduan.vn"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"

  • TAG :

Tin liên quan

Danh mục

Loading...

Bài xem nhiều

Bài nổi bật