Thuế tài nguyên nước

  • Bài viết
  • 07 tháng 6, 2011
  • 368 lượt xem
  • 0 bình luận

Thuế tài nguyên nước được quy định trong một số trường hợp như sau:

Sản lượng thuế tài nguyên nước đối với nước khoáng thiên nhiên, nước nóng thiên nhiên, nước thiên nhiên dùng cho mục đích công nghiệp thì sản lượng tài nguyên tính thuế được xác định bằng mét khối (m3) hoặc lít (l) theo hệ thống đo đếm đạt tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam. Trường hợp không trực tiếp xác định được sản lượng tính thuế thông qua hệ thống đo đếm đạt tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam thì thực hiện khoán sản lượng tài nguyên khai thác theo kỳ tính thuế. Giá tính thuế tài nguyên đối với thuế tài nguyên nước thiên nhiên dùng cho sản xuất thủy điện là giá bán điện thương phẩm bình quân; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể giá tính thuế tài nguyên nước. Theo Điều 57, Chương 7 của Luật Tài nguyên nước quy định nội dung quản lý nhà nước về thuế  tài nguyên nước bao gồm: 1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách về bảo vệ, khai thác, sử dụng, phát triển tài nguyên nước; phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra; 2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn về thuế tài nguyên nước; 3. Quản lý công tác điều tra cơ bản về tài nguyên nước; dự báo khí tượng thủy văn, cảnh báo lũ, lụt, hạn hán và các tác hại khác do nước gây ra; tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, lưu trữ tài liệu về tài nguyên nước; 4. Cấp, thu hồi giấy phép về tài nguyên nước; 5. Quyết định biện pháp, huy động lực lượng, vật tư, phương tiện để phòng, chống, khắc phục hậu quả lũ, lụt, hạn hán, xử lý sự cố công trình thuỷ lợi và các tác hại khác do nước gây ra; 6. Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên nước; giải quyết tranh chấp, khiếu nại và tố cáo về các hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên nước; 7. Quan hệ quốc tế trong lĩnh vực tài nguyên nước; thực hiện điều ước quốc tế về tài nguyên nước mà Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia; 8. Tổ chức bộ máy quản lý, đào tạo cán bộ; tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tài nguyên nước. Nội dung quản lý nhà nước về tài nguyên nước trong Luật Tài nguyên nước đã được cụ thể hóa tại Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài nguyên nước, bao gồm: 1. Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, các cơ chế, chính sách về tài nguyên nước sau khi cấp có thẩm quyền ban hành; 2. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chiến lược, quy hoạch tài nguyên nước và các chương trình, kế hoạch tổng thể về phòng, chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, khai thác, sử dụng tổng hợp và phát triển bền vững tài nguyên nước sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; 3. Chủ trì xây dựng quy hoạch, kế hoạch quản lý và các biện pháp sử dụng tài nguyên nước bảo đảm phát triển bền vững, phục vụ đa mục tiêu và chủ động phòng, chống suy thoái, cạn kiệt các nguồn nước; 4. Quyết định việc phân loại, lập danh bạ nguồn nước (sông, hồ, suối và các dạng chứa nước tự nhiên khác); xây dựng, công bố tiêu chuẩn cơ sở hoặc trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ công bố các tiêu chuẩn quốc gia; xây dựng, ban hành theo thẩm quyền quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước theo quy định tại khoản 3 Điều này; 5. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về xác định ngưỡng giới hạn khai thác nước đối với các sông, các tầng chứa nước, các khu vực dự trữ nước, các khu vực hạn chế khai thác nước dưới đất; chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch điều hòa, phân bổ tài nguyên nước giữa các ngành, các địa phương theo vùng lãnh thổ và trong phạm vi cả nước; 6. Xây dựng, quản lý và khai thác mạng lưới quan trắc tài nguyên nước; tổ chức thực hiện công tác điều tra cơ bản, kiểm kê, đánh giá tài nguyên nước trong phạm vi cả nước; thông báo tiềm năng nguồn nước để các ngành, các địa phương xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng nước hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả; 7. Tổ chức thẩm định các quy hoạch chuyên ngành về khai thác, sử dụng nước, các dự án chuyển nước giữa các sông do các Bộ, ngành, địa phương xây dựng trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật; 8. Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các cơ chế, chính sách, thuế, phí, lệ phí, các nguồn thu khác và các hình thức ưu đãi liên quan đến khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước; 9. Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện việc cấp, thu hồi giấy phép về tài nguyên nước theo quy định của pháp luật; 10. Tổ chức thực hiện các biện pháp về bảo vệ, phòng, chống ô nhiễm nguồn nước, khôi phục nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; 11. Làm đầu mối, chủ trì trình Thủ tướng Chính phủ việc hợp tác quốc tế về lĩnh vực tài nguyên nước; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các điều ước quốc tế mà Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập nhằm phát triển bền vững, công bằng, hợp lý trong khai thác, sử dụng nguồn nước quốc tế; trao đổi thông tin liên quan đến nguồn nước quốc tế; chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc giải quyết tranh chấp về nguồn nước quốc tế; 12. Thường trực Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước, Ủy ban sông Mê Công Việt Nam.
 

Công ty Luật Bắc Việt Luật
P2802, tầng 28, tòa nhà Central  Fied , Trung Kính, Trung  Hòa, Cầu Giấy, Hà nội
Tel: 87696666-0386319999
Hotline: 0938-188-889 – 0913753918
www.bacvietluat.vn - www.tuvanluat.net - www.sanduan.vn"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"

  • TAG :