TẬP ĐOÀN KINH TẾ TƯ NHÂN: LIỆU CÓ “CHÍN ÉP”?

Xung quanh chuyện về tập đoàn kinh tế tư nhân đang có những đề xuất đòi “chính danh”, những băn khoăn xuất hiện song hành cùng sự kỳ vọng về sự lớn mạnh của các doanh nghiệp tư nhân. Nhớ lại, sau khi Luật Doanh nghiệp năm 2005 ra đời, cùng với sự phát triển nhanh của cộng đồng doanh nghiệp, tập đoàn tư nhân xuất hiện như những dấu ấn mới. Những cái tên như Tập đoàn HIPT, Tập đoàn Thái Tuấn, Tập đoàn Việt Á, Tập đoàn Mai Linh, Tập đoàn Hòa Phát… bắt đầu được biết đến một cách thuyết phục và ấn tượng. Câu chuyện tự phong Thị trường chấp nhận những cái tên này một cách nhanh chóng bởi sự tăng trưởng, phát triển và sức lan tỏa mạnh của chính thương hiệu mà những doanh nghiệp đó tạo dựng. Khi đó, không có quá nhiều băn khoăn về tiền tố tập đoàn trong những thương hiệu được công bố. Tuy nhiên, mọi việc lại có vẻ không dễ dàng ở khía cạnh pháp lý. Vướng mắc lớn xuất hiện ngay từ những thủ tục đầu tiên, tưởng chừng như rất nhỏ, là đăng ký tên gọi của doanh nghiệp khi chính các tập đoàn tư nhân đầu tiên của Việt Nam quyết định đăng ký đổi tên cho phù hợp với vị thế và quy mô mới. Có lẽ mọi sự rắc rối bắt đầu từ những từ chối của cơ quan đăng ký kinh doanh khi không tìm thấy quy định về tiền tố tập đoàn trong tên gọi. Khi đó, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp và Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải vào cuộc. Và những cái tên công ty cổ phần tập đoàn A, công ty TNHH tập đoàn B xuất hiện như một sự dung hòa giữa pháp lý và đời sống doanh nghiệp.   Dường như chỉ trực chờ khi những hướng dẫn chính thức chấp thuận tiền tố tập đoàn như một bộ phận cấu thành của tên doanh nghiệp được đưa ra, hàng loạt công ty cổ phần tập đoàn ra đời. Thậm chí, vào thời điểm năm 2007, tên gọi này xuất hiện như một trào lưu. Không ít doanh nghiệp lần đầu tiên thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh cũng đội chiếc “mũ” tập đoàn lên mình như một cách đi tắt để làm thương hiệu. Vậy nên, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh đã từng quan ngại, cách đi vội vã theo kiểu tự phong này của không ít doanh nghiệp có thể làm tổn hại đến hình ảnh của tập đoàn kinh tế tư nhân được hình thành từ quá trình phát triển và tích tụ của các thương hiệu lớn một cách thực chất. Áp lực về pháp nhân cho tập đoàn
Điểm khác biệt ở Việt Nam lại bắt đầu chính từ quan điểm pháp nhân cho tập đoàn
Phải thẳng thắn rằng, sự đòi hỏi “chính danh” của các tập đoàn kinh tế tư nhân một phần xuất phát từ chính xu thế tự phong của một bộ phận doanh nghiệp tư nhân. Chiếc “mũ” tập đoàn được sử dụng khá thoải mái khiến ngay cả bản thân các tập đoàn tư nhân thực sự cũng cảm thấy e dè với tiền tố tập đoàn trong tên gọi của mình. Nếu nhìn lại sự phát triển của một số tập đoàn tư nhân lớn của Việt Nam như FPT, Đồng Tâm, Hòa Phát, Mai Linh, Phú Thái, Kinh Bắc, Saigon Invest… , có thể thấy quá trình phát triển từ nhỏ đến lớn, từ gây dựng thương hiệu, đến sự hấp thụ vốn nhờ thành công của thương hiệu và tạo nên các hệ thống công ty con, công ty thành viên, công ty liên kết là một quá trình phát triển hợp lô gic và có quá trình. Quan trọng nhất, đó là hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp này đã góp phần tạo nên những bước chuyển lớn của nền kinh tế. Với mức ICOR là 3,2 vào giai đoạn 2000 – 2007 (so với mức 7,8 và 5,2 của khu vực doanh nghiệp nhà nước và đầu tư nước ngoài), khu vực kinh tế tư nhân được đánh giá là hiệu quả hơn cả. Con đường mà tập đoàn trên thế giới đã đi qua Bà Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế đã từng bình luận, về quy mô và tên tuổi, tập đoàn kinh tế tư nhân của Việt Nam chưa thể sánh với các tập đoàn lớn của thế giới vốn có cả hàng chục, hàng trăm năm hình thành và phát triển. Song có thể nhận thấy điểm chung là năng lực, nhu cầu tự thân, sự trưởng thành và lớn mạnh trong quản trị doanh nghiệp sau một thời gian dài hình thành và phát triển. Và điều quan trọng, các tập đoàn này đều là những nhóm công ty với nhiều loại hình pháp lý khác nhau và không có đăng ký pháp nhân chung cho toàn bộ các công ty dưới “mũ” tập đoàn. Tuy nhiên, điểm khác biệt ở Việt Nam lại bắt đầu chính từ quan điểm pháp nhân cho tập đoàn. Trong khá nhiều hội thảo liên quan đến nội dung này, những kiến nghị về việc tại sao tập đoàn kinh tế tư nhân không được chấp nhận như một pháp nhân, tại sao không có quy định riêng về tập đoàn kinh tế tư nhân trong khi các tập đoàn kinh tế nhà nước có một hệ thống văn bản điều chỉnh… Ông Thái Tuấn Chí, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Thái Tuấn cho rằng, việc tạo điều kiện và cơ chế để công ty tư nhân phát triển thành tập đoàn là cách để doanh nghiệp Việt Nam tăng tính cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài. Băn khoăn mô hình cho tập đoàn kinh tế tư nhân Đang có sự khác biệt trong những đề xuất liên quan đến mô hình tập đoàn kinh tế tư nhân mà Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan và Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam nghiên cứu, đề xuất. Từ phía các doanh nghiệp, đa phần mong mun có được sự định danh chính thức về hình thức tập đoàn kinh tế tư nhân với những tiêu chí cụ thể về quy mô vốn, ảnh hưởng thị trường, thương hiệu, công nghệ… Không ít ý kiến cho rằng, việc cho phép hình thành tập đoàn kinh tế tư nhân như một sự khẳng định về tiềm lực, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đó, thay vì sự tập hợp tự nguyện như thời gian qua. Hơn thế, gắn với việc xây dựng và phát triển mô hình này sẽ còn là những chính sách hỗ trợ phát triển của Chính phủ. Điển hình nhất chính là đề xuất của Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, nơi đang thu hút hơn 8.000 doanh nghiệp thành viên, trong đó có nhiều tập đoàn lớn. Trong khi đó, giới nghiên cứu kinh tế lại đứng ở khía cạnh pháp lý và thông lệ quốc tế để nhìn nhận. Nếu như căn cứ vào lý thuyết thì tập đoàn kinh tế là thuật ngữ dùng để nhận diện một tổ hợp kinh doanh, không phải là thuật ngữ pháp lý. Trên thế giới, khái niệm tập đoàn được sử dụng chủ yếu trong thương hiệu, mang tính quảng bá, giới thiệu chứ không phải là một hình thức pháp nhân. Đây là lý do mà nhiều ý kiến từ giới phân tích kinh tế cho rằng, không cần thiết phải có sự cho phép thành lập tập đoàn kinh tế tư nhân. Tuy vậy, ông Trần Xuân Lịch, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương trong một hội thảo về tập đoàn kinh tế hồi tháng 5/2009 cũng đã đặt dấu hỏi rằng, việc kiểm soát các tập đoàn kinh tế tư nhân sẽ như thế nào, về hoạt động tài chính, các quy định về quản lý các giao dịch, hoạt động đầu tư giữa các thành viên trong tập đoàn… để đảm bảo sự minh bạch, công khai, rõ ràng của các thành viên trong tập đoàn kinh tế tư nhân. Đó là chưa kể đến năng lực quản trị của doanh nghiệp, các điều kiện môi trường kinh doanh để các tập đoàn hình thành và phát triển một cách bền vững, thay vì đơn thuần chỉ là những cái tên rõ kêu. Đây cũng chính là điều mà các tập đoàn kinh tế nhà nước cũng đang vướng phải.  

Công ty Luật Bắc Việt Luật
P2802, tầng 28, tòa nhà Central  Fied , Trung Kính, Trung  Hòa, Cầu Giấy, Hà nội
Tel: 87696666-0386319999
Hotline: 0938-188-889 – 0913753918
www.bacvietluat.vn - www.tuvanluat.net - www.sanduan.vn"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"

  • TAG :

Tin liên quan

Danh mục

Loading...

Bài xem nhiều

Bài nổi bật