SỞ HỮU TRÍ TUỆ: MỘT TÀI SẢN KINH DOANH QUÍ BÁU

JEANNE HOLDEN Tài sản trí tuệ là tài sản quý của mỗi doanh nhân, bao gồm những sản phẩm trí tuệ có giá trị thương mại và được cấp quyền sở hữu hợp pháp của chủ doanh nghiệp và đội ngũ nhân viên. Ví dụ về sản phẩm trí tuệ bao gồm sản phẩm mới và tên sản phẩm, phương pháp sản xuất mới, quy trình sản xuất mới, chương trình khuyến mại mới, hoặc một kiểu dáng mới. Hàng rào hay những chiếc khóa không thể bảo vệ được những tài sản vô hình. Do đó, bằng sáng chế, bản quyền và nhãn hiệu là công cụ để ngăn chặn các đối thủ cạnh tranh trục lợi từ những ý tưởng của cá nhân hoặc doanh nghiệp. Bảo vệ tài sản trí tuệ là quyết định rất thực tế của doanh nghiệp. Thời gian và tiền bạc bỏ ra để đầu tư hoàn thiện một ý tưởng có thể sẽ bằng không nếu những đối tượng khác bắt chước. Đối thủ cạnh tranh có thể đặt mức giá thấp hơn vì họ không phải trả các chi phí đầu tư ban đầu. Mục đích của luật sở hữu trí tuệ là khuyến khích đổi mới sáng tạo bằng cách dành cho những người sáng chế khoảng thời gian nhất định để kiếm lời từ những ý tưởng mới của họ và hoàn vốn đầu tư phát triển. Quyền sở hữu trí tuệ có thể được mua, bán, cấp phép hoặc cho biếu tự do. Một số doanh nghiệp có thể kiếm hàng triệu đô-la từ việc cấp phép hoặc bán các bằng sáng chế hoặc nhãn hiệu của họ.   Tất cả các doanh nhân cần nhận thức rõ về quyền sở hữu trí tuệ để bảo vệ những tài sản này trên thị trường toàn cầu. Luật sư sở hữu trí tuệ có thể cung cấp thông tin và tư vấn về lĩnh vực này. Các hình thức sở hữu trí tuệ chính bao gồm: Bằng phát minh sáng chế: Bằng này cho phép người phát minh có quyền cấm những người khác không được sản xuất, sử dụng, rao bán hoặc bán một ý tưởng sáng tạo trong một khoảng thời gian nhất định – ở hầu hết các quốc gia, tối đa là 20 năm. Khi thời hạn này kết thúc, bằng sáng chế thuộc sở hữu chung và bất kỳ ai cũng có thể sử dụng. Bản quyền: Bản quyền bảo vệ các tác phẩm sáng tạo nguyên bản của các tác giả, nhạc sỹ, nhà soạn kịch, … Nhìn chung, bản quyền không bảo hộ ý tưởng mà bảo hộ hình thức của ý tưởng – ghi âm, sách, các chương trình máy tính hoặc kiến trúc. Chủ sở hữu bản quyền được độc quyền khai thác tác phẩm, các tác phẩm phái sinh, phân phối bản sao tác phẩm, trình diễn hoặc trưng bày tác phẩm công khai. Bí mật thương mại: Bí mật thương mại bao gồm tri thức được giữ bí mật để có lợi thế trong kinh doanh. Joseph S. Iandiorio, một trong những người sáng lập công ty luật sở hữu trí tuệ Iandiorio và Teska, đã giải thích: “danh sách khách hàng, nguồn cung vật tư quý hiếm hoặc nguồn cung có giá thấp hơn hoặc giao hàng nhanh hơn có thể là bí mật kinh doanh. Chắc chắn tất cả những quy trình, công thức, thủ thuật bí mật, bí quyết sản xuất, kế hoạch quảng cáo, chương trình tiếp thị và kế hoạch kinh doanh đều có thể được bảo hộ”. Các bí mật thương mại thường được bảo hộ bởi các hợp đồng hoặc thỏa thuận không tiết lộ. Ngoài ra không còn hình thức bảo hộ pháp lý nào khác. Bí mật thương mại nổi tiếng nhất là công thức sản xuất Coca-Cola, đã có trên 100 năm tuổi! Các bí mật thương mại chỉ có giá trị nếu thông tin chưa bị tiết lộ. Không có biện pháp bảo hộ trước những phát kiến bằng biện pháp công bằng như vô tình tiết lộ, kỹ thuật đảo ngược, hoặc phát minh độc lập. Nhãn hiệu: Nhãn hiệu bảo hộ các biểu tượng, ngôn từ hoặc kiểu dáng được sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp để chỉ dẫn nguồn gốc hàng hóa và phân biệt hàng hóa này với hàng hóa khác. Ví dụ hãng máy tính Apple sử dụng hình ảnh quả táo bị cắn dở và biểu tượng ®, có nghĩa đây là nhãn hiệu đã được đăng ký. Tương tự như vậy, nhãn hiệu dịch vụ xác định nguồn gốc của một dịch vụ. Nhãn hiệu và nhãn hiệu dịch vụ trao quyền cho một doanh nghiệp ngăn chặn những kẻ khác sử dụng một nhãn hiệu tương tự, dễ gây nhầm lẫn. Ở hầu hết mọi quốc gia, nhãn hiệu phải đăng ký mới có hiệu lực và phải được gia hạn mới có hiệu lực. Tuy nhiên, nhãn hiệu có thể được gia hạn vô số lần. Người tiêu dùng sử dụng các nhãn hiệu để tìm hàng hóa của một công ty nào đó mà họ đặc biệt thích – ví dụ, búp bê Barbie hay xe ô tô Toyota. Khác với bản quyền hoặc bằng sáng chế sẽ hết hạn ở một thời điểm nào đó, nhãn hiệu của doanh nghiệp càng lâu càng có giá trị hơn. Ở hầu hết mọi quốc gia, nhãn hiệu phải đăng ký mới có hiệu lực và phải được gia hạn mới có hiệu lực. Tuy nhiên, nhãn hiệu có thể được gia hạn vô số lần. Người tiêu dùng sử dụng các nhãn hiệu để tìm hàng hóa của một công ty nào đó mà họ đặc biệt thích – ví dụ, búp bê Barbie hay xe ô tô Toyota. Khác với bản quyền hoặc bằng sáng chế sẽ hết hạn ở một thời điểm nào đó, nhãn hiệu của doanh nghiệp càng lâu càng có giá trị hơn.

Công ty Luật Bắc Việt Luật
P2802, tầng 28, tòa nhà Central  Fied , Trung Kính, Trung  Hòa, Cầu Giấy, Hà nội
Tel: 87696666-0386319999
Hotline: 0938-188-889 – 0913753918
www.bacvietluat.vn - www.tuvanluat.net - www.sanduan.vn"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"

  • TAG :

Tin liên quan

Danh mục

Loading...

Bài xem nhiều

Bài nổi bật