QUAN NIỆM CỦA A. SMITH VỀ LỢI ÍCH KINH TẾ

Ngày 9 tháng 3 năm 1776 cuốn Material Wealth of Nations (Nguồn gốc của cải của các dân tộc) của Adam Smith, một nhà kinh tế học người Scotland (1723-1790) được phát hành. Ban đầu cuốn sách này ít được chú ý. Phải mất hơn một trăm năm sau khi tác giả của nó qua đời, tác phẩm này mới gây ảnh hưởng lớn. Vì nội dung cuốn sách đề cập đến nhiều vấn đế, không chỉ thuộcvề đời sống kinh tế, mà nó còn đề cập đến nhiều vấn đề khác, nên nó còn được coi là cuốn “‘Lịch sử và nhận định về châu Âu” Bài viết này chỉ đề cập đến quan niệm của A. Smith về lợi ich kinh tế: 1. Theo A. Smith, con người ai cũng vì lợi ích cá nhân, đó là tư lợi, ham giàu có nên mọi hoạt động của họ đều vì mục đích vị kỷ và ông tin rằng chính lòng vị kỷ của cá nhân sẽ đưa tới sự trù phú của xã hội. ông nói:“Quốc gia sẽ trở nên phồn thịnh nếu mọi cá nhân không ngừng nỗ lực để cải thiện sinh hoạt của riêng mình…người bán thịt, người nấu rượu, người làm bánh mang đồ ăn đến cho chúng ta chính là vì lợi ích riêng của họ, chúng ta kêu gọi không phải bằng lòng nhân từ của họ, mà kêu gọi sự ích kỷ của họ, chúng ta không bao giờ nói với họ về những nhu cầu của chúng ta, mà chỉ nói với họ về mối tư lợi của họ”. Chính vì quan niệm khác thường này mà một nhà phê bình người Anh, Ruskin đã gọi A. Smith là “một người Scotland kém trí, ít học, chuyên khuyên người ta làm điều phi nghĩa: Phải ghét Chúa, ghét Thượng đế, phải từ bỏ luật lệ của Ngài và thèm muốn tài sản của láng giềng.” .   2. Nói về lợi ích của sự phân công lao động xã hội thông qua quá trình sản xuất đinh ghim là sự liên kết của 18 công việc khác nhau, chia cho nhiều người làm trong xưởng máy. ông thấy rằng:“Một xưởng máy chỉ sử dụng 10 công nhân mà có thể làm ra 78.000 đinh ghim một ngày”. Nếu để cho từng người làm từ A đến Z, thì không thể nào làm được 20 đinh một ngày. Đó là kết quả tuyệt vời của phân công lao động xã hội hợp lý và phối hợp những động tác khó khăn. Theo A. Smith sự phân công lao động đã có từ thời công xã nguyên thuỷ. ông viết:“Trong một bộ lạc săn bắn hay chăn nuôi, thí dụ có một người giỏi làm cung tên và thường đổi cung tên lấy súc vật. Anh ta thấy rằng trao đổi như vậy anh ta thấy có lợi hơn là vừa làm cung tên vừa săn bắn. Vì lẽ đó anh ta lấy việc chuyên sản xuất cung tên làm nghề chính của mình…và chính điều đó đã khuyến khích mọi người chuyên làm một việc và trau dồi tài nghệ đên độ hoàn hảo”. Tuy có sự nhầm lẫn giữa phân công lao động xã hội với phân công trong công trường thủ công, nhung dù sao A. Smith cũng rất có lý khi cho rằng vì tư lợi mới nẩy sinh phân công lao đông, đến lượt nó phân công lao đông xã hội lại làm cho tư lợi gia tăng. Điều này có một ý nghĩa rất to lớn và đúng như nhận xét của ông: “Phân công lao động là cuộc cách mạng vĩ đại nhất trong sức sản xuất”. 3. Về việc sử dụng người lao động làm sao để có lợi nhất? A. Smith cũng có những khuyến cáo rất đáng giá, khi ông viết: “Kinh nghiệm của mọi thời và mọi nơi chưng tỏ rằng dùng công nhân nô lệ tuy chỉ tốn rất ít tiền ăn ở nhưng xét cho cùng đó là loại công nhân đắt nhất. Vì công này không có tư hữu do đó họ càng ăn nhiều càng làm ít. Làm viêc gì họ cũng chỉ làm cho vừa đủ mà thôi, nếu họ làm thêm thì chỉ vì do họ bị cưỡng bách, chứ không phải vì tư lợi của họ”. 4. Về cải cách điền địa, theo A. Smith, để đem lại ích lợi cho mọi người và cho toàn xã hội ông đề nghị ruộng đất nên được mua bán tự do. Vì vậy mọi luật lệ cấm đoán việc mua bán tự do đất đất đai đều phải bị xoá bỏ, kể cả luật thừa tự của con trưởng. Để minh chứng cho ý tưởng này, ông viết:“Thật không có gì đi ngược lại quyền lợi thực của gia đình đông đúc bằng luật lệ, để làm giàu cho một người, đã phải đẩy những người con khác vào tình cảnh ăn mày. Nước Anh thế kỷ thứ 18 đa số điền địa là do thừa kế. Một người địa chủ có thể đặt định ruộng đất của họ chia hay bán và sau bao thế kỷ những đặt định ấy còn ràng buộc những kẻ thừa kế”. 5. Về lợi ích của thương mại tự do, A. Smith chủ trương xoá bỏ mọi thứ thuế bảo hộ mậu dịch và mọi thứ độc quyền. Sở dĩ ông chủ trương như vậy là vì những thứ này làm cản trở sự tự do lưu thông của hàng hoá tới người tiêu thụ. ông cũng phê phán quan niệm của phái Trọng thương trong “Bảng cân đối thương mại” khi phái này cho rằng tiền tệ là tiêu chuẩn duy nhất của sự giàu có. Ông cũng cho rằng sự phân công lao động giữa các quốc gia sẽ đem lại cho mỗi quốc gia nguồn lợi lớn khi mỗi quốc gia chuyên sản xuất ra những mặt hàng mà họ có thể sản xuất giỏi hơn quốc gia khác. ông lập luận rằng: “Bất kỳ người chủ gia đình khôn ngoan nào cũng nghĩ rằng nếu làm lấy mà đắt hơn, thì thà đi mua còn tốt hơn nhiều. Đối với một quốc gia cũng vậy, nếu ngoại quốc có thể cung cấp loại hàng hoá giá rẻ hơn giá hàng mà chúng ta có thể sản xuất, thì chỉ nên mua thứ hàng đó mà chúng ta vẫn có lợi”. Đặc biệt A. Smith nhấn mạnh: “Ngoại thương có hai điều lợi: Một là bán được những sản phẩm không tiêu thụ hêt ở trong nước, hai là mua được những sản phẩm cần thiết mà trong nước không sản xuất đươc hoặc sản xuất với giá thành cao hơn …Với sự phát triển của ngoại thương, thị trường trong nước dù nhỏ hẹp, người ta vẫn có thể tiến xa trong sự phân công và đưa sự sản xuất tới mức hoàn thiện, mở được những thị trường rộng lớn để tiêu thụ những mặt hàng dư thừa ở trong nước người ta có thể khuyến khích cac ngành công kỹ nghệ tăng cường khả năng sản xuất đến mức tối đa, do đó tăng cường lợi tức và sự trù phú của quốc gia. Tuy nhiên sự khuyến cáo của A. Smith về tự do thương mại không có tính giáo điều tuyệt đối. Theo ông, qua một số trường hợp giới hạn và ngoại lệ, để có lợi cho quốc gia, cần khuyến khích kỹ nghệ trong nước, thì hàng rào thuế quan cao là cần thiết. 6. Sự bất tương xứng về quyền lợi gay gắt nhất, là lợi ích giữa chủ và thợ. Về vấn đề này ông phản đối quan niệm của phái trong thương khi phái này cho rằng “tiền lương thấp buộc công nhân phải làm việc nhiều và do đó nước Anh càng giàu có hơn”. Về vấn đề này A. Smith kịch liệt phê phán: “Công nhân muốn hưởng lương càng cao càng hay, chủ nhân muốn trả lương càng hạ càng tốt. Công nhân sẵn sàng vận động để đòi tăng lương chủ nhân sẵn sàng vận động để hạ lương. Trong các cuộc tranh chấp về lương rất dễ nhận biết bên nào thắng bên nào thua. Giới chủ có ít người nên dễ vận động. Luật pháp nếu không cho phép cũng không ngăn cấm họ vận động. Nhưng luật pháp lại luôn cấm sự vận động của công nhân”. Trong cuộc tranh chấp về lương, giới chủ có thể cầm cự được lâu dài. Vì ông chủ không có công nhân vẫn có thể sống được môt hoặc hai năm nhờ vào tư bản đã tích luỹ được. Trong khi đó đa số công nhân không ai có thể sống được một tuần, rất ít người có thể sống được một năm. Cuối cùng, dù chủ cần công nhân, cũng như công nhân cần chủ, nhưng sự cần của đôi bên không cấp bách như nhau. Sự bất tương xứng về lợi ích này phần thiệt hại bao giờ cũng nghiêng về phía công nhân. Sự đắc lợi bất công mà giới chủ giành được chỉ là “lợi bất cập hại” cho xã hội. Vì một xã hội như vậy luôn ở trong tình trạng bất ổn. 7. Về tầm quan trọng của việc nâng cao lợi ích của người lao động đối với sự tồn vong của quốc gia, theo A. Smith: “Xã hội chính trị lớn nào cũng gồm có đại đa số nông dân, công nhân mọi giới. Việc cải thiện đời sống của họ không thể coi là một trở ngại cho sự thịnh vượng của toàn xã hội. Không một xã hội nào có thể thịnh vượng và hạnh phúc, nếu tầng lớp đông đảo nhất là những người lao động phải sống trong bần cùng và khổ sở. Hơn nữa, để cho người tạo ra cái ăn, cái mặc, cái ở cho toàn xã hội được hưởng một phần cái mà họ tạo ra, như: đủ ăn đủ mặc, đủ ở… chỉ là điều công bằng mà thôi”. “Trả lương đầy đủ, làm tăng tiến sở đắc của người lao động”. “Ở những nơi trả lương cao chúng ta thường thấy người công nhân cần mẫn, lanh lợi hơn ở những nơi trả lương thấp”. Ông còn thẳng thắn tố cáo chế độ học nghề do Nữ hoàng Elizabeth qui định buộc người lao động muốn hành nghề phải qua ít nhất 7 năm học nghề. A. Smith cho rằng đa số các nghề chỉ cần học vài tuần là làm được. Do vậy qui định học nghề là sự xâm phạm bất chính vào quyền tự do làm ăn của công dân. Theo ông , người dân muốn làm nghề gì thì tuỳ ý của họ, ở đâu trả lương cao, họ thấy có lợi thì họ làm. Theo A. Smith, nhà nước và xã hội không có nhiệm vụ nào quan trọng hơn là tìm mọi cách để cho người lao động có cuộc sống đầy đủ nhất điều đó chỉ có lợi mà thôi. Vì khi đó mọi người sẽ yên ổn làm ăn ít có chuyện xung khắc chống đối nhau 8. Khi bàn về lợi ích, A. Smith còn có tầm nhìn vượt thời gian, mà ít có người đương thời nào, thậm chí hậu thế nhìn thấy được. Đó là khi ông chủ trương nhà nước phải gánh vác công tác giáo dục. Để biện hộ cho chủ trương này, ông lập luận như sau: “Một người không sử dụng thoả đáng những khả năng trí óc của mình, có thể nói là một người còn đáng khinh hơn cả một người hèn nhát, họ giống như bị tàn tật, bị méo mó về nhân tính. Giáo dục người dân có thể trước mắt không có lợi cho nhà nước. Nhưng dù sao nhà nước không thể để cho người dân chịu cảnh thất học. Xét cho cùng thì giáo dục không phải là không có lợi cho nhà nước. Càng được học hỏi người dân càng không bị lừa bịp, càng ít mê tín dị đoan. Ở những quốc gia người dân dốt nát thì những tệ nạn ấy làm cho xã hội rơi vào cảnh rối loạn. Quần chúng thông minh và có học thức bao giờ cũng lịch sự và nhã nhặn, sống có trật tự hơn những người ít học. Vì vậy quần chúng cần phải được giáo dục để mỗi cá nhân đều biết tự trọng và để cho người lãnh đạo cũng phải coi trọng họ, ngược lại họ cũng biết coi trọng lãnh đạo hơn, để họ không phán xét chính phủ một cách thất thường và bừa bãi.” Tóm lại “Quốc phú luận” của A. Smith là một cuốn sách đề cao và bảo vệ lợi ích của người lao động, nói một cách rộng hơn là bảo vệ lợi ích của toàn xã hội. Có thể không một ai lại không hiểu rõ giá trị những nguyên lý mà A. Smith luôn bảo vệ là: Hãy để cho mỗi người tự tìm kiếm lợi ích cho chính họ, cộng đồng xã hội tôn trọng, tạo điều kiện cho họ thực hiện điều đó … thì nền kinh tế sẽ phát triển rất nhanh chóng. Lịch sử đã chứng minh rằng thực thi những nguyên lý mà A. Smith đã nêu ra, nền kinh tế ở các nước tư bản chỉ trong một thời gian ngắn đã tạo ra một lượng hàng hoá nhiềuhơn tất cả các chế độ trước đó cộng lại. Sự kỳ diệu ấy là ở chỗ: A. Smith đã đề cập và giải quyết thấu đáo một vấn đề then chốt: LỢI ÍCH KINH TẾ .  

Công ty Luật Bắc Việt Luật
P2802, tầng 28, tòa nhà Central  Fied , Trung Kính, Trung  Hòa, Cầu Giấy, Hà nội
Tel: 87696666-0386319999
Hotline: 0938-188-889 – 0913753918
www.bacvietluat.vn - www.tuvanluat.net - www.sanduan.vn"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"

  • TAG :

Tin liên quan

Danh mục

Loading...

Bài xem nhiều

Bài nổi bật