NHỮNG MÂU THUẪN NGÀY CÀNG NGHIÊM TRỌNG GIỮA LUẬT PHÁP MỸ VÀ CÁC NGUYÊN TẮC CỦA WTO

LEWIS E. LEIBWITZ – Đối tác của hãng luật Hogan & Hartson ở Washington D.C đồng thời là Luật sư của Liên minh hành động thương mại công nghiệp tiêu dùng. Tóm tắt Luật pháp của Mỹ về các biện pháp đảm bảo cạnh tranh thương mại bình đẳng nói chung, thuế chống bán phá giá và thuế đối kháng nói riêng cũng như điều khoản 201 về biện pháp tự vệ thường vẫn luôn được coi là những hỗ trợ chính trị trong nước cho nền kinh tế trong quá trình tự do hoá thương mại. Do đó, có quan điểm cho rằng những biện pháp nói trên đã thực sự củng cố thêm các cam kết của Mỹ đối với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Tuy nhiên, luận điểm đó đã bỏ qua một điều gây tranh cãi rằng luật thương mại Mỹ đang gây xung đột rất lớn với các đối tác thương mại nước ngoài. Mỹ là nước đang phải đối mặt với nhiều cáo buộc nhất về việc không tuân thủ các quy tắc đa phương liên quan đến vấn đề chống bán phá giá, thuế đối kháng và tự vệ. Trên cơ sở hàng loạt đơn kiện luật pháp và thông lệ mà Mỹ đang áp dụng, Uỷ ban giải quyết các tranh chấp của WTO đã đưa ra nhiều quyết định quan trọng trong đó khẳng định Chính phủ Mỹ đã vi phạm các nghĩa vụ quốc tế của mình. Sau khi xem xét lại các tranh chấp trên và các quy định có liên quan của WTO, có thể thấy rõ ràng rằng Luật pháp về các biện pháp đảm bảo cạnh tranh thương mại bình đẳng của Mỹ đã trở thành một vấn đề mấu chốt trong căng thẳng của hệ thống thương mại quốc tế. Hệ thống luật này của Mỹ hiện nay cũng như những hành động hỗ trợ cho việc tự do hoá thương mại của nước này không những không phù hợp mà còn đi ngược lại các nguyên tắc của WTO. Những nhà lập pháp Mỹ hiện đang phải đối mặt với một sự lựa chọn rất khó khăn giữa việc duy trì tình trạng luật pháp như hiện nay hay thực thi đầy đủ cam kết với WTO. Lời mở đầu: Luật pháp về các biện pháp đảm bảo cạnh tranh thương mại bình đẳng của Mỹ nói chung, luật thuế chống bán phá giá và thuế đối kháng nói riêng cũng như Điều khoản 201 về biện pháp tự vệ thường được áp dụng như một “van an toàn” chính trị nhằm giảm thiểu áp lực của việc bảo hộ. Ngay cả những nhà thương mại tự do hiểu rất rõ rằng bản thân những biện pháp này có tính chất bảo hộ nhưng vẫn ủng hộ vì dù sao những biện pháp này cũng giúp ngăn chặn việc xa rời hơn nữa thị trường tự do. Như Richard và Robert Litan lí giải như sau: Thực tế, việc không đạt được các lợi ích trong nước đã dẫn đến nhu cầu áp dụng các biện pháp đảm bảo cạnh tranh thương mại bình đẳng để bù đắp lại những hành vi không công bằng trong thương mại của các nước khác; cũng giống như một van an toàn về pháp lí để tránh những lời chỉ trích mạnh mẽ nhất về bảo hộ và tìm đến những hình thức bảo hộ minh bạch hơn. Do vậy, nỗ lực để thực thi thương mại công bằng có thể được xem là phù hợp cho tới khi các biện pháp này thành công trong việc ngăn ngừa nhiều hơn những hành động bảo hộ phi lí.   Theo những lí do nêu trên, luật pháp về các biện pháp đảm bảo cạnh tranh thương mại bình đẳng bổ sung cho chính sách thương mại của Mỹ trong tiến trình tự do hóa thương mại từng bước. Những lợi ích thương mại luôn tìm cách gây trở ngại đối với các Hiệp định về mở cửa thị trường cũng sẽ được đảm bảo nhờ các quy định giúp giảm bớt cạnh tranh từ bên ngoài. Lập luận này cũng bổ sung thêm rằng, với việc hy sinh những lợi ích mà thương mại tự do mang lại, các đạo luật này sẽ đem lại mặt tích cực nhờ tạo ra một nền tảng chính trị vững chắc cho quá trình tự ho hóa thương mại. Tuy nhiên, những điều mà chiến lược này bỏ qua đó chính là những tranh cãi xung quanh việc luật pháp Mỹ đang xung đột rất lớn với các đối tác nước ngoài. Mâu thuẫn này ngày càng trở nên căng thẳng trong những năm gần đây trên cả hai khía cạnh. Thứ nhất, một số quốc gia đã yêu cầu Mỹ phải coi quá trình cải cách luật về chống bán phá giá là ưu tiên hàng đầu cho quá trình đàm phán thương mại trong tương lai. Thứ hai, bản thân pháp luật đảm bảo cạnh tranh thương mại bình đẳng của Mỹ cũng đã bị kiện lên WTO vì đã không phù hợp với các cam kết mở cửa thị trường của quốc gia này. Về khía cạnh thứ nhất, chính phủ Mỹ đã cố gắng hạn chế những cuộc đàm phán có thể làm “suy yếu” pháp luật đảm bảo cạnh tranh thương mại bình đẳng Mỹ. Việc Mỹ từ chối một cuộc đối thoại mới với WTO về vấn đề chống phá giá là nguyên nhân chính khiến cho các cuộc đối thoại – vốn đã được dự định tổ chức để bắt đầu một vòng đàm phán mới của WTO sau thất bại của vòng đàm phán cấp Bộ trưởng tại Seattle năm 1999 – không thể diễn ra. Trong khi đó, kế hoạch về một khu vực mậu dịch tự do của khu vực Châu Mỹ (FTAA) cũng bị đe doạ bởi những bất dồng liên quan đến vấn đề chống bán phá giá. Tổng thống Brazil Fernado Henrique Cardoso cũng cho rằng sẽ không thể có việc thành lập FTAA nếu không có cải cách về luật chống bán phá giá. Về khía cạnh thứ hai, mâu thuẫn gia tăng giữa pháp luật về các biện pháp đảm bảo cạnh tranh thương mại bình đẳng và những cam kết mở cửa thị trường hiện tại của Mỹ là chủ đề chính của bản nghiên cứu này. Mỹ đang phải đối mặt với với các đơn kiện do vi phạm các quy định đa phương trong việc quản lí chống bán phá giá, thuế đối kháng và tự vệ. Trên cơ sở hàng loạt đơn kiện đối với luật pháp và thông lệ mà Mỹ đang áp dụng, Uỷ ban giải quyết các tranh chấp của WTO đã đưa ra nhiều quyết định quan trọng trong đó khẳng định việc vi phạm của chính quyền Mỹ đối với các cam kết của nước này với WTO theo Hiệp định về thưc thi điều VI của Hiệp định chung về Thuế quan và thương mại năm 1994 (Hiệp định chống bán phá giá), Hiệp định về các biện pháp trợ cấp và đối kháng và Hiệp định về Tự vệ. Những quyết định này, cùng với những quyết định khác của WTO về các biện pháp đảm bảo cạnh tranh thương mại bình đẳng của các thành viên WTO có bày tỏ những quan ngại về luật pháp Mỹ, sẽ yêu cầu Mỹ điều chỉnh luật pháp và các thông lệ áp dụng các biện pháp đảm bảo cạnh tranh thương mại bình đẳng, nếu không sẽ phải đối mặt với những biện pháp trả đũa đối với hàng hoá xuất khẩu của quốc gia này. Trong những tháng tới, Thượng viện Mỹ cũng như chính quyền Bush sẽ cần phải xem xét và tiến hành những thay đổi cần thiết, nếu không sẽ ảnh hưởng đến hệ thống WTO – hệ thống có lợi cho Mỹ ít nhất so với các quốc gia thành viên khác. Hậu quả của việc coi thường các nguyên tắc của WTO sẽ ảnh hưởng tới một loạt những lợi ích của nền kinh tế Mỹ nói riêng và nền kinh tế thế giới nói chung. Trong tài liệu này, người viết chỉ xem xét các quyết định gần đây của WTO có tác động tới luật pháp về các biện pháp đảm bảo cạnh tranh thương mại bình đẳng của Mỹ trên các lĩnh vực chống phá giá, thuế đối kháng và tự vệ. Nói một cách cụ thể hơn, người viết muốn thảo luận về tác động của những quyết định này đối với luật pháp hiện tại của Mỹ và những thay đổi cần được tiến hành. Cuối cùng, người viết muốn đánh giá một số phán quyết của WTO đối với một số thành viên khác mà từ đó có thể suy ra yêu cầu cần có sự thống nhất giữa luật pháp Mỹ với các nguyên tắc của WTO. Vấn đề nổi bật trong bản đánh giá này là việc luật về các biện pháp đảm bảo cạnh tranh thương mại bình đẳng của Mỹ đã trở thành điểm mấu chốt trong căng thẳng của hệ thống kinh tế quốc tế. Ngày càng thấy rõ ràng rằng hệ thống luật đảm bảo cạnh tranh thương mại bình đẳng của Mỹ hiện tại và sự ủng hộ mạnh mẽ của Mỹ trong việc tự do hoá thương mại là không những không phù hợp mà thậm chí còn đi ngược lại những quy tắc thương mại thế giới. Cụ thể hơn, những nhà lập pháp Mỹ đang đứng trước một lựa chọn rất khó khăn giữa pháp luật về các biện pháp đảm bảo cạnh tranh thương mại bình đẳng hiện tại của Mỹ và sự bảo toàn những cam kết trong tương lai. Khó khăn nhất trong sự lựa chọn này là làm sao đảm bảo được lợi ích của Mỹ trong hệ thống thương mại tự do và mở cửa của thế giới Phán quyết chống bán phá giá của Mỹ. Luật chống bán phá giá là công cụ thường được Mỹ sử dụng nhiều nhất với mục đích hạn chế nhập khẩu. Theo những điều khoản của luật chống bán phá giá, hàng hoá nhập khẩu sẽ phải chịu một loại thuế đặc biệt bất cứ khi nào xác định được rằng (i) mặt hàng đó được bán giá thấp hơn gía trị thực tế ( vấn đề này do Bộ Thương mại xác định) và (ii) gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại đối với ngành sản xuất nội địa (vấn đề này do Uỷ ban Thương mại Quốc tế xác định). Mặc dù luật chống bán phá giá được coi là cần thiết để hạn chế thương mại không công bằng nhưng trên thực tế thì những luật này lại có tính chất thành kiến đối với sức ép cạnh tranh từ bên ngoài đến mức ngay cả những hoạt động thương mại thông thường cũng bị phạt. Hiệp định về Chống bán phá giá của WTO năm 1994 đã quy định một số hạn chế chung đối với việc áp dụng các biện pháp chống bán phá giá. Hiệp định được đàm phán trong suốt vòng đàm phán Uruguay về thương mại đa phưong này đã đặt ra những tiêu chuẩn mà chính phủ các quốc gia có thể và không thể làm về vấn đề chống bán phá giá. Thật không may là những tiêu chuẩn này lại không chặt chẽ, đặc biệt là định nghĩa về “phá giá” còn rất mơ hồ. Hậu quả là hiệp định này đã tạo cơ hội cho chủ nghĩa bảo hộ núp dưới danh nghĩa là chống “thương mại không công bằng”. Hơn thế nữa, điều 17.6 của hiệp định thiết lập một tiêu chuẩn đặc biệt để rà soát lại định nghĩa về chống bán phá giá theo tiêu chuẩn về giải quyết tranh chấp của WTO. Cụ thể hơn, điều khoản này đã cho thấy rằng Ban hội thẩm giải quyết tranh chấp của WTO nên cho phép chính quyền các nước quyền quyết định thực sự bất cứ khi nào “những căn cứ cấu thành nên thực tế thích hợp” và “việc đánh giá các thông tin một cách công bằng và khách quan” – ngay cả nếu Ban hội thẩm đã đưa ra một quyết định hoàn toàn khác biệt. Đồng thời, điều khoản này cũng cho thấy một Ban hội thẩm nên chấp nhận diễn giải pháp lí của chính quyền một quốc gia ngay cả khi đó là một trong số các cách diễn giải khác nhau có thể chấp nhận được – thậm chí ngay cả nếu diễn giải đó không được Ban hội thẩm ủng hộ. Bất chấp thực tế rằng những quy tắc hiện tại của WTO đang dần mất tác dụng thì chống bán phá giá vẫn là một vấn đề quen thuộc trong các quyết định của Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO. Thực tế chống bán phá giá của Mỹ đang được xem xét kỹ lưỡng bởi bốn Ban hội thẩm giải quyết tranh chấp khác nhau. Mặc dù rất nhiều đơn khiếu kiện đã được bỏ qua, trong cả 4 trường hợp, Ban hội thẩm đã chỉ ra đựoc ít nhất một số vi phạm đối với các nguyên tắc của WTO. Tính toán các mức giá thuần Việc xác định phá giá thường đòi hỏi có những sự so sánh phức tạp giữa các mức giá thuần . Việc bán hàng hóa ở thị trường xuất khẩu (nước mà cuộc điều tra diễn ra) bởi nhà sản xuất nước ngoài bị buộc tội là bán phá giá thường được so sánh với việc bán hàng hóa đó ở thị trường nội địa nước xuất khẩu. Tuy nhiên, trước khi so sánh, người ta đã tiến hành một loạt các điều chỉnh trong đó bóc tách các chi phí vận chuyển và đóng gói cũng như xem xét sự khác biệt về hạn mức tín dụng, bảo hành, quảng cáo và các đặc điểm lí tính khác…với mục tiêu xác định được giá xuất xưởng để so sánh một cách công bằng. Tuy nhiên, trong thực tế, việc xác định xem những điều chỉnh nào cần được tiến hành và tiến hành đến mức độ nào thường tạo ra cơ hội cho việc lạm dụng. Với việc thực hiện những điều chỉnh làm giảm giá xuất khẩu trong khi bỏ qua các điều chỉnh thích hợp đối với các sản phẩm nội địa, các cơ quan có thẩm quyền hoàn toàn có thể tạo ra một biên độ phá giá nhất định từ điều kiện tưởng như không có. Đặc biệt, Mục 2.4 cho phép việc điều chỉnh giá xuất khẩu do những khác biệt về điều kiện và điều khoản mua bán” và cho phép xây dựng giá xuất khẩu tính toán (được bán lại qua nhà nhập khẩu có liên quan cho khách hàng có liên quan) cho khoản chi phí chênh lệch giữa nhập khẩu và bán lại. Chính phủ Mỹ cũng bảo vệ quyết định của Bộ Thương mại coi việc vỡ nợ/phá sản do khách hàng không tiên đoán trước được cũng được hiểu theo ngôn ngữ này.. Ban hội thẩm đã phản bác lại lập luận của chính phủ Mỹ. Chiếu theo mục 2.4, Ban hội thẩm tuyên bố: Chúng tôi không coi cụm từ “sự khác biệt về điều kiện và điều khoản mua bán" diễn giải theo các quy tắc thông thường của luật pháp quốc tế có thể được hiểu là bao gồm cả sự khác biệt phát sinh từ sự phá sản không được tiên đoán trước của khách hàng và hậu quả là không có khả năng thanh toán. Xét về khoản tiền mà bên Mỹ chưa trả cho bên Hàn Quốc – là khoản chi phí phát sinh từ khi nhập khẩu cho đến khi bán lại, Ban hội thẩm cho rằng: Chúng tôi không cho rằng việc hiểu chi phí phát sinh giữa quá trình nhập khẩu và bán lại có thể bao gồm cả chi phí không xảy ra trong quá trình tính toán cho tới ngày bán lại nhưng hoàn toàn không lường trước tại thời điểm đó. Một khi đã so sánh giá thuần và giá xuất khẩu, thông thường người ta sẽ thực hiện chuyển đổi đồng tiền thanh toán để tiến hành so sánh. Vấn đề ở đây là lựa chọn tỉ giá khác nhau sẽ dẫn đến các mức giá khác nhau do biến động về tỉ giá – và từ đó nảy sinh “thương mại không công bằng”. Quay lại trường hợp vụ kiện của Hàn Quốc, quyết định của Bộ Thương mại Mỹ trong việc thực hiện chuyển đổi tỉ giá một cách không cần thiết đã dẫn đến những lời chỉ trích từ phía ban hội thẩm của WTO. Theo kết quả điều tra ban đầu, giao dịch mua bán ở Hàn Quốc được yêu cầu thực hiện bằng đồng đô la Mỹ; tuy nhiên, Bộ Thương mại đã quyết định chuyển đổi giá sang đồng won với tỉ giá tại thời điểm đó và sau đó lại chuyển đổi lại thành đồng đô la với một tỉ giá khác, đẩy biên độ phá giá lên rất nhiều. Ban hội thẩm nhận thấy rằng việc chuyển đổi tỉ giá hai lần của Bộ Thương mại Mỹ đã vi phạm mục 2.4.1 của Hiệp định chống bán phá giá. Trong trường hợp chống bán phá giá, những câu hỏi về thực tế theo mục 17.6 của Hiệp định chống bán phá giá đã hạn chế Ban hội thẩm trong việc quyết định xem “liệu việc thiết lập chứng cứ của các cơ quan có thẩm quyền có phù hợp không và đánh giá của họ về sự việc có khách quan và độc lập hay không”. Nếu việc thành lập chứng cứ phù hợp và xác thực cũng như các đánh giá khách quan và độc lập thì ngay cả nếu Ban hội thẩm có thể đưa ra một quyết định khác thì các đánh giá này vẫn được giữ nguyên. Tiêu chuẩn khác biệt này đã không cho phép Ban hội thẩm trong vụ kiện thép không rỉ của Hàn Quốc đưa ra những phán quyết của mình thay cho những phán quyết của các cơ quan tiến hành điều tra về các vấn đề có tính xác thực miễn là các chứng cứ có tính chính xác và việc đánh giá có tính khách quan và công bằng. Mặc dù đối với Ban hội thẩm, rõ ràng rằng giá của đồng đô la đã chi phối số tiền mà bên mua thanh toán cho bên bán (việc thanh toán được thực hiện bằng đồng Won với tỉ giá hối đoái vào ngày thực hiện thanh toán) – và chính phủ Mỹ hoàn toàn không thể chối cãi được thực tế này. Theo tài liệu của việc điều tra, thì ban hội thẩm đã đưa ra những quyết định có lợi cho phía Mỹ. Theo tài liệu điều tra thực tế thì rõ ràng giá đồng đô la đã kiểm soát và chi phối hoàn toàn. Do đó, ban hội thẩm đã tổng kết như sau: Theo như chúng tôi nhận thấy, rõ ràng rằng hồ sơ về vụ điều tra đã cho tháy giá trị của đồng Won mà Bộ Thương mại Mỹ coi là dồng tiền thống trị trong các giao dịch trong nước không có tính chi phối . Số tiền được trả bằng đồng won phải được xác định bằng cách chuyển đổi số tiền bằng đồng đô la sang đồng won theo tỉ giá thịnh hành áp dụng vào ngày thực hiện giao dịch. Với những lí do nêu trên, chúng tôi kết luận rằng một cơ quan điều tra khách quan và công tâm khi đánh giá các bằng chứng có được trong vụ kiện đáng lẽ đã không nên quyết định rằng việc mua bán trong nước phải được thực hiện bằng đồng won. Những bên liên quan Trước khi tiến hành so sánh về mức giá để xác định liệu có xảy ra hành vi bán phá giá hay không, người ta cũng phải đưa ra quyết định nên lựa chọn việc mua bán nào để tiến hành phân tích. Nói một cách cụ thể, giao dịch mua bán với các công ty có quan hệ, dù ở nước xuất khẩu hay ở nước so sánh thì cũng phát sinh những vấn đề về phương pháp luận. Giá bán cho các công ty có quan hệ có thể phản ánh những lợi ích phụ thuộc hoặc cho thấy một chiến lược liên kết rộng lớn ( ví dụ như chuyển doanh thu cho các công ty chi nhánh với mục đích trốn thuế). Ở ví dụ trên, rõ ràng mức giá không phản ánh các điều kiện thị trường và do đó đó không phải là bằng chứng đáng tin cậy phản ánh sự bóp méo thị trường. Trước những quan ngại trên, luật chống bán phá giá của Mỹ đã đưa ra những thủ tục pháp lí đặc biệt quy định việc mua bán giữa những bên có liên quan. Tại Mỹ, Bộ Thương mại không quan tâm đến việc bán cho các nhà nhập khẩu có liên quan, thay vào đó sử dụng việc bán lại cho các bên không liên quan như là cơ sở để xác định giá xuất khẩu tính toán. Phương pháp đó, dù tốt hay xấu, cũng đã được nêu trong Hiệp định về chống bán phá giá của WTO. Đối với giao dịch bán hàng ở thị trường nước so sánh, Bộ Thương mại đã quy định một thông lệ về việc mua bán giữa các bên liên quan. Theo đó, giá mua bán giữa các bên có liên quan thấp hơn 99,5% mức giá bình quân gia quyền bán cho các bên không liên quan thì bị coi là “hành vi thương mại không bình thường”. Sau đó, Bộ Thương mại yêu cầu các nhà sản xuất báo cáo về việc bán sản phẩm của các khách hàng có quan hệ cho những người mua không liên quan. Thông lệ của Bộ Thương mại Mỹ liên quan đến buôn bán với các biên liên quan tại thị trường so sánh đã được xem xét trong vụ kiện về thép cuốn của Nhật Bản. Ban hội thẩm thấy rằng chính sách của Bộ Thương mại đã không tuân thủ các quy định của WTO bởi trường hợp mua bán này không nằm trong nghĩa là ‘nẳm ngoài điều kiện thương mại thông thường”. Cơ quan phúc thẩm xác nhận kết luận của Ban hội thẩm trên những cơ sở khác. Cơ quan phúc thẩm thấy rằng con số 99,5% thử nghiệm là không công bằng theo đánh giá của họ về giao dịch mua bán với các bên có quan hệ dù với mức giá cao hay thấp. Việc đối xử công bằng đòi hỏi xác định liệu việc bán hàng cho các công ty có quan hệ tại thị trường so sánh có nằm trong phạm vi “điều kiện thương mại thông thường”. Theo chính sách của Bộ Thương mại Mỹ, mức giá không được chấp nhận chỉ khi nó thấp hơn mức giá trung bình, còn cao hơn thì vẫn được chấp nhận. Với việc không xem xét đầy đủ về khả năng việc mua bán giữa các công ty có liên quan có thể dẫn đến việc làm sai lệch kết quả so sánh về mức giá, Cơ quan phúc thẩm đã kết luận rằng việc này đã vi phạm Hiệp định Chống bán phá giá của WTO. Chia nhỏ giai đoạn điều tra Mục 2.4.2 của Hiệp định Chống bán phá giá của WTTO đã cho thấy rằng hành động phá giá không chỉ đơn thuần được xác định dựa trên căn cứ của việc so sánh giữa giá trị thông thường trung bình và giá xuất khẩu trung bình hay dựa trên cơ sở của việc so sánh giữa giá trị thông thường và giá xuất khẩu trong một giao dịch thông thường. Điều khoản này được coi là một phản ứng trước việc áp dụng một cách thái quá cách so sánh giữa giá trị thông thường trung bình với các giao dịch xuất khẩu riêng biệt và bỏ qua biên độ phá giá “âm” (nghĩa là, so sánh trong đó giá xuất khẩu cao hơn giá trị thông thường). Theo cách này, các mức giá đồng nhất ở hai thị trường thường dẫn tới kết quả là có phá giá. Mục 2.4.2 cho phép so sánh giữa giá trị thông thường trung bình với mức giá xuất khẩu riêng biệt để phát hiện ra cái gọi là phá giá có mục đích – tức là trường hợp mà trong đó, giá xuất khẩu phá giá thường tập trung vào hoạt động mua bán với một khách hàng hoặc một khu vực hoặc một thời kỳ nhất định . Trở lại với trường hợp vụ kiện Thép chống gỉ của Hàn Quốc, Ban hội thẩm đã chỉ ra vi phạm của Bộ Thương mại Mỹ theo điều 2.4.2 của Hiệp định Chống bán phá giá. Theo điều tra, Bộ Thương mại Mỹ đã áp dụng hình thức chia nhỏ giai đoạn điều tra – trùng hợp với giai đoạn khủng hoảng tài chính Châu Á, theo đó giai đoạn điều tra được chia thành 2 thời kỳ – nhằm ngăn ngừa giá trị thực (bằng đồng đô la) ở mức thấp trong suốt thời kỳ thứ 2 của giai đoạn điều tra không bị ảnh hưởng bởi biên độ phá giá của thời kỳ 1. Chính phủ Mỹ cho rằng mục 2.4.4 yêu cầu các giao dịch có giá trị thông thường có thể được so sánh với các giao dịch xuất khẩu để xác định biên độ phá giá, việc chia nhỏ giai đoạn điều tra chỉ được áp dụng khi có sự thay đổi đáng kể về giá thông thường trong quá trình điều tra. Ban hội thẩm đã bác bỏ cách cách giải thích mục 2.4.2 của Mỹ: Mỹ thừa nhận có tồn tại sự khác biệt về thời gian thực hiện giao dịch mua bán tại thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu khiến cho việc so sánh giữa các giao dịch này là không thể, ít nhất trong trường hợp có sự khác biệt đáng kể về giá trị thông thường, giá xuất khẩu hay giá xuất khẩu tính toán trong quá trình tiến hành điều tra…. Tuy nhiên, về cách hiểu “có thể so sánh” khi kết hợp với yêu cầu rằng việc bán hàng được so sánh “gần như là cùng một thời điểm” để buộc các thành viên tiến hành các so sánh trung bình dưạ trên khoảng thời gian ngắn nhất có thể. Những phát hiện của Ban hội thẩm chỉ giới hạn trong việc tính toán bán phá giá trong vụ kiện thép không rỉ. Tuy nhiên, kết luận của Ban hội thẩm có thể còn nhiều ẩn í khác sâu xa hơn. Theo luật pháp Mỹ, Bộ Thương mại thích đưa ra phạm vi rộng để xác định cách tính giá trung bình để định rõ việc bán hàng có tiến hành dưới mức giá công bằng hay không. Tuy nhiên, rõ ràng là nếu Bộ Thương mại tiếp tục hiểu mục 2.4.2 theo cách mà họ áp dụng trong vụ kiện thép chống gỉ của Hàn Quốc để bào chữa cho các vụ kiện có thể xảy ra trong tương lai thì điều này sẽ có thể dẫn đến hàng loạt các đơn kiện khác trong khuôn khổ WTO. Hơn thế nữa, phán quyết của WTO đã đặt ra câu hỏi về tính hiệu lực của bản thân các quy định của Mỹ, cho phép chia nhỏ giai đoạn điều tra trong những trường hợp mà Ban hội thẩm nhận thấy là không phù hợp theo mục 2.4.2 của Hiệp định về Chống bán phá giá. Các thông tin sẵn có Một số phán quyết phá giá ở Mỹ và một số nơi được đưa ra không phải dựa trên các thông tin mà các nhà sản xuất nước ngoài đang được điều tra cung cấp mà dựa vào những thông tin có sẵn – thông thường là các thông tin thu nhận được từ các ngành công nghiệp nội địa đang khởi kiện. Các thông tin sẵn có thường được sử dụng khi nhà sản xuất nước ngoài không tham gia hoặc khi các thông tin cung cấp được xác định là không đầy đủ và chính xác. Trong trường hợp các thông tin không đầy đủ và chính xác, do tính chất phức tạp của các cuộc điều tra bán phá giá, cơ quan điều tra luôn có thể tạo ra các ngữ cảnh cần thiết để loại bỏ các thông tin do bên bị đơn cung cấp. Trong khi đó, các quy định thế nào là “thông tin sẵn có” lại hết sức thiếu cụ thể. Két quả là, biên độ phá giá dựa trên những thông tin sẵn có thường được xác định ở mức khá cao. Ví dụ, xem lại 141 vụ phá giá trong 3 năm qua của Mỹ cho thấy 36/141 trường hợp bị cho là phá giá dựa trên những thông tin sẵn có và biên độ phá giá trung bình trong những trường hợp này là 95.58%. Trong vụ kiện liên quan đến mặt hàng thép cuộn nóng từ Nhật Bản, một số nội dung liên quan đến thông lệ chống bán phá giá của Mỹ đã được kết luận vi phạm các nguyên tắc của WTO. Trong vụ kiện này, Bộ thương mại Mỹ đã áp dụng những “thông tin bất lợi sẵn có” đối với một trong các bên bị đơn là là Công ty thép Kawasaki. Một trong các đối tác mà Mỹ bán lại thép của Kawasaki là công ty thép ở California – một trong số các nguyên đơn trong vụ điều tra chống bán phá giá. Bộ thương mại Mỹ, như thường lệ, đã yêu cầu Kawasaki báo cáo việc mua bán lại với những nhà nhập khẩu có liên quan ở Mỹ. Trong trường hợp này, tất nhiên, công ty thép California từ chối cung cấp các thông tin cần thiết. Bộ Thương mại nhận thấy rằng Kawasaki đã từ chối hợp tác trong cuộc điều tra – bởi rất khó có thể thuyết phục bên đối lập hỗ trợ điều tra – và Bộ Thương mại Mỹ đã quyết định áp dụng những thông tin bất lợi sẵn có chống lại Kawasaki. Với những thông tin bất lợi đối với Kawasaki, Bộ Thương mại Mỹ đã tuyên bố biên độ phá giá của Kawasaki là 68%. Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm của WTO thấy rằng động thái của Bộ Thương mại Mỹ đã vi phạm Hiệp định về chống bán phá giá. Cả ban Hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm đều nhất trí rằng với những căn cứ không công bằng và không có tính khách quan thì không thể kết luật rằng Kawasaki, trong một vị thế không có lợi, đã từ chối hợp tác. Do đó, họ kết luận rằng cách sử dụng các số liệu và thông tin của Bộ Thương mại Mỹ đã vi phạm quy tắc của Hiệp định chống bán phá giá về khía cạnh sử dụng các thông tin sẵn có. Thêm vào đó, trong vụ kiện thép cuốn nóng của Nhật Bản, Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm cũng nhận thấy rằng những quy tắc hiện hành về chống bán phá giá của Mỹ xét về khía cạnh sử dụng các thông tin sẵn có trong việc đưa ra mức thuế chung đã vi phạm Hiệp định chống bán phá giá. Trong các cuộc điều tra về chống bán phá giá, Bộ thương mại thông thường sẽ điều tra và áp thuế riêng đối với nhà sản xuất nước ngoài có khối lượng xuất khẩu lớn nhất, các nhà sản xuất còn lại sẽ chịu mức thuế chung, đựoc tính bằng cách lấy bình quân gia quyền các mức thuế áp dụng với các doanh nghiệp đang bị điều tra. Tuy nhiên điêu 9.4 Hiệp định về chống bán phá giá lại quy định rằng thuế suất xác định dựa trên các thông tin sẵn có không được phép đưa vào để tính toán mức thuế chung. Luật pháp Mỹ cũng đã thể hiện tinh thần này với việc không cho phép gộp các mức thuế được tính toán hoàn toàn dựa trên các thông tin sẵn có đế tính mức thuế chung, tuy nhiên lại cho phép gộp mức thuế chỉ dựa một phần vào các thông tin sẵn có (ví dụ như mức thuế áp dụng với công ty Kawasaki trong vụ kiện thép cuốn nóng). Do đó, Cơ quan phúc thẩm đã ủng hộ quyết định của Ban hội thẩm cho rằng việc phân biệt giữa việc áp dụng toàn bộ hay một phần các thông tin sẵn có không thể phù hợp với nội dung của điều 9.4 và do đó điều khoản quy định trong luật pháp Mỹ cũng như việc áp dụng các điều khoản này trong cuộc điều tra về mặt hàng thép cuốn nóng của Nhật Bản đã vi phạm Hiệp định chống bán phá giá. Việc bãi bỏ các lệnh áp thuế chống bán phá giá. Đơn kiện thành công đầu tiên chống lai luật chống bán phá giá của Mỹ trong khuôn khổ WTO là đơn kiện liên quan đến mặt hàng DRAMs của Hàn Quốc. Mặc dù chính phủ Hàn Quốc đã thất bại trong một số lập luân trước Ban hội thẩm, nhưng cũng đạt được một thắng lợi đáng kể – đó là Bộ Thương mại Mỹ đã thừa nhận đã áp dụng những tiêu chuẩn pháp lí sai lầm trong việc quyết định có dỡ bỏ lệnh áp thuế chống bán phá giá hay không. Trong vụ kiện này, Ban hội thẩm đã bác bỏ điều khoản về việc dỡ bỏ các lệnh áp thuế chống bán phá giá của Mỹ, theo đó yêu cầu việc áp dụng thuế chống bán phá giá trong tất cả các trường hợp trừ phi Bộ Thương mại Mỹ thấy rằng việc phá giá sẽ không có khả năng tái diễn nữa. Ban hội thẩm cũng xác định rằng việc kiểm tra “không có khả năng” hoàn toàn không đạt được yêu cầu của mục 11.2 của Hiệp định chống bán phá giá rằng việc tiếp tục áp dụng thuế chống bán phá giá là “cần thiết để bù đắp cho hành vi phá giá”. Ban hội thẩm cũng nhận thấy rằng việc kiểm tra này của Mỹ đã tạo ra gánh nặng phải chứng minh bằng cách yêu cầu cần duy trì các lệnh áp thuế chống bán phá giá cho đến khi có đầy đủ bằng chứng cho thấy việc phá giá không có khả năng tái diễn. Theo đó, Ban hội thẩm cho rằng Bộ Thương mại Mỹ đã có cách hiểu không đúng với quy tắc thông thường theo cách hiểu của luật quốc tế. Bộ Thương mại Mỹ cũng thay đổi những quy định của mình để phù hợp với những cam kết với WTO bằng việc thay thế cụm từ cũ “không có khả năng xảy ra” bằng một cụm từ hợp lí hơn “cần thiết để bù đắp cho hành vi phá giá”. Tuy nhiên, việc áp dụng tiêu chuẩn mới của Mỹ cũng không làm dịu bớt đi những tranh cãi vẫn đang tiếp diễn. Sản xuất phục vụ nhu cầu tự thân Điều khoản “sản xuất phục vụ nhu cầu tự thân” của luật pháp Mỹ đã xác định các trường hợp theo đó các nhà sản xuất tự tiêu thụ chính những sản phẩm do mình làm ra để phục vụ cho việc sản xuất các sản phẩm chính cũng như để bán trên thị trường. Trong các trường hợp này, quá trình sản xuất sẽ không vấp phải sự cạnh tranh từ bên ngoài và do đó khó có khả năng bị ảnh hưởng bởi hàng hoá nhập khẩu. Để Uỷ ban Thương mại quốc tế nhận thấy rằng hàng hoá nhập khẩu đang làm ảnh hưởng tới những nhà sản xuất trong nước, điều khoản đã quy định rằng Uỷ ban thương mại quốc tế, trong một số trường hợp nhất định cần “tập trung chủ yếu” vào thị trường hàng hoá khi tiến hành phân tích thiệt hại. Trở lại trường hợp của vụ kiện thép cuộn nóng của Nhật Bản, Ban hội thẩm cũng nhất trí với chính phủ Mỹ điều khoản về “sản xuất phục vụ nhu cầu tự thân”, cả nội dung bên ngoài lẫn thực tiễn áp dụng là phù hợp với quy tắc của WTO. Tuy nhiên, Cơ quan phúc thẩm đã không nhất trí với quan điểm này. Mặc dù Cơ quan phúc thẩm nhận thấy rằng nếu xem xét ở bề ngoài thì điều khoản này không vi phạm Hiệp định Chống bán phá giá, nhưng nó cũng quy định rằng nếu “các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra một phần của ngành công nghiệp thép trong nước thì họ cũng phải xem xét đến tất cả các phần khác hoặc đưa ra một lời giải thích thoả đáng về lí do tại sao không cần thiết phải kiểm tra trực tiếp hoặc cụ thể các phần khác”. Trong cuộc điều tra về vụ thép cuộn nóng, ITC đã kiểm tra các điều kiện tại thị trường bán buôn cũng như toàn bộ ngành công nghiệp thép, tuy nhiên lại bỏ qua mảng thị trường của các hàng hóa được sản xuất ra để phục vụ nhu cầu tự thân của doanh nghiệp. Cơ quan phúc thẩm cũng nhận thấy rằng việc kiểm tra có lựa chọn này mâu thuẫn với yêu cầu của khoản 3.1 của Hiệp định chống bán phá giá, theo đó việc xác định thiệt hại phải dựa trên việc xem xét khách quan các thông tin có liên quan. Phán quyết này đã bác bỏ điều khoản về sản xuất phục vụ nhu cầu tự thân mà dẫn đến việc định hướng các quyết định của Uỷ ban thương mại quốc tê theo chiều kết luận khẳng định về thiệt hại. Về Bộ luật Chống phá giá năm 1916 Mỹ có không những 1 mà 2 bộ luật về chống bán phá giá. Bên cạnh bộ luật mà mọi người biết đến nhiều và hay được sử dụng nhiều nhất để làm căn cứ đưa ra mức thúê chống bán phá giá (Phần VII, luật Thuế năm 1930, sửa đổi) còn có Bộ luật chống bán phá giá năm 1916. Bộ luật này có nội dung khá khó hiểu và không được sử dụng thường xuyên. Bộ luật này thiết lập những quyền cá nhân trước các toà án liên bang và quy định các thiệt hại nghiêm trọng, truy cứu trách nhiệm hình sự, thậm chí bỏ tù. Trong Thế chiến thứ I, Bộ Tư pháp không xét xử một trường hợp hình sự nào cũng như không có toà án nào áp dụng việc đền bù thiệt hại gấp ba. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, có phát sinh hai đơn kiện của các nhà sản xuất thép và xuất bản báo chí đối với Bộ luật 1916, trong đó vụ kiện về thép bên nguyên đã lựa chọn hòa giải chứ không đưa ra tòa. Liên minh Châu Âu và Nhật bản cũng đã lần lượt đệ đơn kiện đối với Bộ luật năm 1916 của Mỹ đã vi phạm Hiệp định Chống bán phá giá cũng như Khoản VI của GATT (quy định các biện pháp chống bán phá giá). Cả hai ban hội thẩm đều đưa ra phán quyết rằng Khoản VI và Hiệp định chống bán phá giá đều làm rõ rằng thuế bán phá giá là biện pháp duy nhất được phép áp dụng để đối phó với hành vi bán phá giá theo các quy định đa phương”. Do Bộ luật 1916 cho phép áp dụng khoản đòi bồi thường thiệt hại gấp 3, cũng như truy cứu trách nhiệm dân sự và bỏ tù, đạo luật này đã vi phạm các quy định của GATT cũng như Hiệp định Chống bán phá gía của WTO. Chính phủ Mỹ đã kháng án tuy nhiên Cơ quan phúc thẩm của WTO đã một lần nữa khẳng định lại phán quyết này. Cơ quan phúc thẩm kết luận: Khoản VI nói chung và mục VI.2 nói riêng cùng với Hiệp định chống bán phá giá đã hạn chế các hành động đối phó đối với hành vi phá giá chỉ ở việc áp dụng thuế chống bán phá giá. Vì vậy, Bộ luật 1916 là không phù hợp với mục VI.2 và Hiệp định Chống bán phá giá ở khía cạnh là bộ luật đó đã quy định các hành vi đối phó với việc bán phá giá dưới hình thức phạt hoặc đưa ra toà dân sự hay hình sự”. Theo quyết định của trọng tài ban hành tháng 2 năm 2001, WTO đã gia hạn cho chính phủ Mỹ 10 tháng, cho tới ngày 26 tháng 7 năm 2001 để thực thi phán quyết của WTO. Bên trọng tài cũng không nêu cụ thể cách thực thi như thế nào nhưng thực ra khó có một biện pháp nào khả quan hơn việc bãi bỏ bộ luật 1916. Vào tháng 7 năm 2001 chính quyền Bush đã cam kết sẽ bãi bỏ bộ luật này vào cuối năm 2001. Các đơn kiện đối với Tu chính án Byrd Năm ngoái, Mỹ đã có một thay đổi quan trọng trong luật chống phá giá bằng một động thái rất tinh vi. Vượt qua Uỷ ban lập pháp là cơ quan có chức năng giám sát luật pháp về thương mại của Mỹ, thượng nghị sĩ Robert Byrd (D-W.Va) đã thêm vào Điều khoản về tiếp tục phá giá và đền bù trợ cấp vào đạo luật nông nghiệp. Đạo luật này, mà mọi người vẫn thường biết đến là Tu chính án Byrd đã được đưa vào luật bất chấp sự phản đối của chính quyền Clinton vào tháng 10, năm 2000. Tu chính án Byrd đã quy định thuế chống bán phá giá do hải quan thu sẽ được chia cho các công ty đệ đơn kiện về chống bán phá giá để giảm nhẹ thiệt hại do hành vi phá giá gây ra. Hay nói cách khác, các công ty này sẽ nhận được không những được lợi từ việc loại bỏ của các đối thủ cạnh tranh và lợi ích nhờ mức giá cao hơn mà còn được hỗ trợ trực tiếp về tài chính. Tuy nhiên Tu chính án Byrd đã vấp phải sự phản đối kịch liệt của các đối tác thương mại làm ăn với Mỹ. 9 quốc gia thành viên của WTO là Úc, Brazil, Chi lê, Cộng đồng Châu Âu, Ấn Độ, Inđônêsia, Nhật Bản, Hàn Quốc, và Thái Lan – đã yêu cầu thành lập một Ban hội thẩm vào tháng 7 năm 2001 để giải quyết những bức xúc của họ về việc vi phạm các quy định của WTO của Tu chính án Byrd. Canada và Mexico cũng dự định đệ đơn kiện của họ lên Ban hội thẩm cũng với yêu cầu tương tự. Khó có thể dự đoán được những kết quả của những đơn kiện này, nhưng có thể nói rằng có rất nhiều lập luận ủng hộ việc khiếu kiện đối với Tu chính án Byrd. Cơ quan phúc thẩm đưa ra phán quyết rõ ràng trong vụ kiện liên quan đến Bộ luật 1916 rằng thuế chống bán phá giá là biện pháp duy nhất được phép theo Hiệp định Chống bán phá giá. Do đó, việc tu chính án Byrd cho phép thưởng tiền cho các công ty cạnh tranh đã vượt quá phạm vi giới hạn của các biện pháp mà Hiệp định về Chống bán phá giá cho phép và do đó, vi phạm nguyên tắc của WTO. Nếu Ban hội thẩm của WTO cũng có phán quyết như vậy và được Cơ quan phúc thẩm ủng hộ thì Mỹ sẽ phải đối mặt với thách thức lớn là phải chọn lựa hoặc là bãi bỏ đạo luật Byrd; hoặc là vi phạm các nghĩa vụ của nước này đối với WTO. Các phán quyết khác của WTO về chống bán phá giá Mâu thuẫn giữa luật chống phá giá của Mỹ và các nghĩa vụ của nước này tại WTO đã vựot ra ngoài phạm vi những phán quyết cụ thể của WTO mà trong đó Mỹ là bên bị đơn. Một số các phán quyết liên quan đến luật chống phá giá của các thành viên khác của WTO cũng cũng có những ám chỉ trực tiếp tới việc Mỹ phải tuân thủ các nguyên tắc của WTO. Đáng kể nhất phải nói đến đơn kiện của Ấn Độ đối với các quy định chống bán phá giá của Liên minh Châu Âu, theo đó Cơ quan phúc thẩm đưa ra phán quyết chống lại việc áp dụng phương pháp “quy về 0” vốn rất gây tranh cãi khi tính toán biên độ phá giá bình quân gia quyền. Như đã nói ở trên, mục 2.4.2 của Hiệp định Chống phá giá đã quy định rằng giá trị thông thường trung bình sẽ được so sánh với giá xuất khẩu trung bình. Mục tiêu của điều khoản này là nhằm tránh lạm dụng trong việc tính toán mà theo đó giá thị thông thường trung bình được so sánh với giá xuát khẩu độc lập và bất cứ biên độ phá giá nhỏ hơn 0 nào cũng được tính là biên độ bằng 0. Hậu quả của cách làm này là các biên độ phá giá sẽ luôn dương. Sau khi kí kết Hiệp định Chống phá giá, Mỹ đã thay đổi quy định của mình và áp dụng phương pháp so sánh trung bình – nhưng chỉ trong điều tra ban đầu (không không áp dụng trong rà soát hành chính để tính lại mức phá giá và áp dụng biện pháp chống bán phá giá cuối cùng) và chỉ trên cơ sở mẫu riêng biệt. Hiện nay, Bộ thương mại Mỹ đã so sánh giá trị thông thường trung bình và giá xuất khẩu của các mẫu sản phẩm riêng biệt của cuộc điều tra, tuy nhiên các biên độ phá giá âm cũng bị coi như biên độ phá giá bằng 0. Theo cách làm này thì các mức giá đồng nhất của hai mẫu đồng nhất ở hai thị trường sẽ không tạo nên biên độ phá giá những tổng giá cao hơn ở thị trường nước xuất vẫn dẫn đến biên độ phá giá dương. Phương pháp “quy về 0” của Cộng đồng Châu Âu cũng giống như thực tiễn áp dụng tại Mỹ. Ta có thể thấy rõ điều này trong vụ kiện về khăn trải giường của Cộng đồng Châu Âu. Trong vụ kiện của Ấn Độ, Cơ quan phúc thẩm nhất trí với Ban hội thẩm rằng phương pháp quy về 0 đã làm sai lệch giá xuất khẩu khi coi giá xuất khẩu trung bình tương đương (thay vì lớn hơn) giá trị thông thường trung bình trong các trường hợp này. Phương pháp quy về 0 cũng vi phạm các quy định của mục 2.4.2 về cách tính toán biên độ phá giá bởi theo cách này không tính đến toàn bộ giá xuất khẩu của các giao dịch khác nhau của cùng một sản phẩm. Cơ quan phúc thẩm cũng lưu ý rằng một khi một thành viên xác định phạm vi của “sản phẩm tương tự” trong một vụ kiện phá giá thì thành viên đó cũng không thể thay đổi và lập luận rằng các giao dịch bao gồm các phân nhóm của sản phẩm tương tự là không thể so sánh được. Vụ kiện về khăn trải giường của Châu Âu không tạo nên những ảnh hưởng pháp lý trực tiếp đối với trường hợp áp dụng tương tự ở Mỹ. Tuy nhiên, không có sự khác biệt đáng kể về pháp lí giữa cách áp dụng của Mỹ và Châu Âu, và đó chỉ là vấn đề về thời gian trước khi phương pháp này của Mỹ bị kiện lên WTO. Theo phán quyết của Cơ quan phúc thẩm thì phương pháp tính của Mỹ cũng sẽ bị phát hiện là vi phạm mục 2.4.2. Nhận ra nguy cơ đối với mình từ cuộc tranh chấp giữa Ấn Độ và Cộng đồng Châu Âu, Mỹ đã đưa ra các lập luận nhằm bảo vệ phương pháp tính toán của EC, tuy nhiên tất cả những lập luận này đều bị bác bỏ. Các Ban hội thẩm giải quyết tranh chấp của WTO trong 4 vụ kiện gần đây đã thiết lập một quy tắc quan trọng trong việc xác định thiệt hại trong các vụ kiện về chống phá giá. Để đánh giá mức độ thiệt hại của phá giá đối với ngành công nghiệp trong nước, điều 3.4 Hiệp định chống bán phá giá quy định các cơ quan chức năng tiến hành điều tra: Cần phải tiến hành đánh giá tất cả những yếu tố kinh tế có liên quan và các chỉ số chi phối ngành công nghiệp, bao gồm cả việc giảm sút thực tế và nguy cơ giảm sút doanh số, lợi nhuận, thị phần, năng suất, tái đầu tư, năng suất, các yếu tố chi phối giá nội địa; độ lớn của biên độ phá giá; những ảnh hưởng có hại hiện tại và tương lai đối với luồng tiền mặt, tốc độ tăng trưởng, khả năng tăng vốn và đầu tư. Trong mỗi vụ kiện, thường có nhiều bất đồng giữa các bên (kể cả chính phủ Mỹ, bên có lợi ích và bên thứ 3 có liên quan) liên quan đến phạm vi của các yếu tố trong điều 3.4. Cụ thể, Ban hội thẩm luôn được yêu cầu quyết định xem các cơ quan tiến hành điều tra về vụ kiện có phải xem xét tất cả các yếu tố theo mục 3.4 hay không hoặc mục 3.4 có cho phép các cơ quan có thẩm quyền được tự ý quyết định về yếu tố kiểm tra hay không. Mặc dù các thành viên của WTO có các quan điểm khác nhau về vấn đề này, trong cả 4 trường hợp trên, các ban hội thẩm đều thống nhất rằng mục 3.4 đã quy định cơ quan điều tra phải xem xét toàn bộ các yếu tố được liệt kê trong mục đó. Ban hội thẩm của vụ kiện thép Thái Lan đã nhận thấy: Chúng tôi thấy rằng các ngôn từ trong mục 3.4 đã chỉ rõ ràng rằng tất cả các yếu tố được liệt kê trong điều 3.4 phải được xem xét đầy đủ trong tất cả các vụ kiện. Điều khoản này là đặc biệt và có tính chất bắt buộc về khía cạnh này… Trên cơ sở của những phân tích ngôn ngữ diễn đạt của mục 3.4, chúng tôi cũng thấy rằng mỗi một yếu tố trong số 15 yếu tố được kiệt kê ra trong mục 3.4 này phải được đánh giá bởi các cơ quan có thẩm quyền tiến hành điều tra. Thái Lan đã kháng án đối với quyết định của Ban hội thẩm, tuy nhiên cơ quan phúc thẩm đã xác nhận và ủng hộ diễn giải của Ban hội thẩm về điều 3.4. Cũng cần phải lưu ý rằng quan điểm của Mỹ về vấn đề này cũng không hoàn toàn thống nhất. Gần đây, với tư cách là bên thứ ba trong vụ kiện thép Thái Lan, chính quyền Mỹ đã ủng hộ quan điểm của Ba Lan rằng cần xem xét tất cả các yếu tố quy định tại điều 3.4 trong tất cả các vụ điều tra.Tuy nhiên, với tư cách là nguyên đơn trong vụ kiện nước ngọt bắp có chứa nhiều Fructose, Mỹ lại đưa ra cách hiểu khác về mục 3.4; theo đó, Mỹ cho rằng không cần phải xem xét đến tất cả các yếu tố này. Hơn thế nữa, trong các vụ việc trước đây của WTO với những điều khoản tương tự như mục 6.3 của Hiệp định về Dệt may của WTO (ATC), chính phủ Mỹ với vai trò là bên bị đơn lại cho rằng danh sách các yếu tố được liệt kê ra chỉ là để minh hoạ và Mỹ đã tuân thủ các nguyên tắc của WTO khi xem xét đến một số yếu tố tương tự như các yếu tố liệt kê trong mục 6.3 của Hiệp định về Dệt may của WTO. Ban hội thẩm đã bác bỏ cách hiểu này của Mỹ và cho rằng các yếu tố được liệt kê trong ATC là có tính bắt buộc”. Các phán quyết của WTO liên quan đến điều 3.4 của Hiệp định chống phá giá đã thiết lập một quy tắc rõ ràng trong việc xác định thiệt hại và có nghĩa là trong mỗi vụ kiện chống phá giá, ITC – nhằm tuân thủ các cam kết của WTO – phải xem xét đầy đủ 15 yếu tố được liệt kê ra ở mục 3.4./. Vấn đề tính đầy đủ của bằng chứng để khởi xướng một cuộc điều tra chống bán phá giá là nội dung chính trong phán quyết của WTO trong vụ kiện liên quan đến mặt hàng xi-măng từ Guatemala. Đây cũng là vấn đề có liên quan đến các cuộc điều tra chống bán phá giá do Mỹ thực hiện. Ban hội thẩm nhận thấy Guatemala đã không đáp ứng các yêu cầu của điều 5.3 Hiệp định chống bán phá giá, theo đó quy định phải có “đầy đủ bằng chứng” để khởi xướng một cuộc điều tra. Kết luận này dựa trên sự liên kết giữa điều 5.3 với các điều khoản quy định về việc bán phá giá và nguy cơ gây thiệt hại quy định tại điều 2 và 3.7. Ban hội thẩm cũng cho biết, các yếu tố pháp lí của việc tồn tại bán phá giá “chính là cơ sở” cho việc xác định liệu có nên tiến hành điều tra bán phá giá hay không. Ban hội thẩm cho biết “ Việc cơ quan có thẩm quyền xem xét liệu đã có đầy đủ các bằng chứng để khởi xướng một cuộc điều tra chống bán phá giá hay chưa là hoàn toàn phù hợp”. Tương tự, theo quy định tại điều 3.7, các yếu tố quyết định đến nguy cơ gây thiệt hại cũng là vấn đề cần đánh giá để quyết định liệu đã có đầy đủ bằng chứng để khởi xướng một cuộc điều tra hay chưa. Chính phủ Mỹ đã lập luận với tư cách bên thứ ba nhận thấy Guatemala vi phạm điều 5.3 . Chính phủ Mỹ cũng tin tưởng rằng vấn đề có đầy đủ bằng chứng để khởi xướng một cuộc điều tra chống bán phá giá có thể được xác định mà không cần xem xét đến các yếu tố cụ thể để xác định bán phá giá như quy định tại điều 2. Trên thực tế, chính phủ Mỹ đề nghị Ban hội thẩm không nên liên hệ hai điều khoản nói trên:” Ban hội thẩm không cần thiết phải xác định mối liên hệ cụ thể giữa hai điều khoản 5.2 và 5.3 và điều 2 và 3. …Ban hội thẩm có thể đánh giá tính đầy đủ về pháp lí trong quyết định của Guatemala về việc khởi xướng điều tra chống bán phá giá mà không cần xem xét đến mức độ điều 2 và điều 3 có chỉ dẫn như thế nào đối với điều 5.2 và 5.3. Quyết định của Ban hội thẩm đã bác bỏ lập luận của phía Mỹ và cho rằng điều 3 (và điều 3.7 áp dụng trong những vụ kiện có nguy cơ gây thiệt hại) quy định về việc đánh giá tính đầy đủ của bằng chứng theo điều 5.3 đóng vai trò hết sức quan trọng trong trong các vụ kiện trong WTO liên quan đến các cuộc điều tra do Mỹ tiến hành. Trên cơ sở vụ kiện đối với mặt hàng ximăng của Guatemala, các quốc gia thành viên WTO từ nay sẽ phải chịu trách nhiệm đảm bảo rằng cơ quan điều tra cần đánh giá số lượng và chất lượng các bằng chứng có được và phải xem xét thật kỹ lưỡng các yếu tố cấu thành hành vi bán phá giá theo quy định của WTO trước khi xác định có cần thiết phải tiến hành điều tra hay không. Việc xác định thuế đối kháng của Mỹ Luật về thuế đối kháng của Mỹ nhắm tới các hàng hoá nhập khẩu được trợ cấp có thể gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại đối với ngành sản xuất trong nước. Cũng như quy định trong luật về chống bán phá giá, quy trình hành chính của luật về thuế đối kháng như sau: Bộ thương mại sẽ tiến hành điều tra trợ cấp và Uỷ ban thương mại quốc tế sẽ điều tra về thiệt hại. Nếu hai cơ quan này cùng đưa ra kết luận có trợ cấp và có thiệt hại, một loại thuế đặc biệt sẽ được áp dụng để “đối kháng” lại với tác động của trợ cấp từ chính phủ nước ngoài. Trước năm 1995, thời điểm Hiệp định của vòng đàm phán Urugoay có hiệu lực, chỉ những quốc gia tham gia ký kết Điều luật về trợ cấp tại vòng đàm phán Tokyo (Hiện nay đã được thay thế bởi Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng) mới được điều tra thiệt hại theo luật của Mỹ.Trong khi đó, khi các quốc gia không tham gia ký kết, bao gồm cả những nước kém phát triển nếu bị điều tra, chỉ cần Bộ thương mại xác định có hiện tượng trợ cấp, Mỹ sẽ áp thuế mà không tính đến việc hàng xuất khẩu được trợ cấp đó có ảnh hưởng đến ngành sản xuất trong nước hay không. Chính việc không cần phải đánh giá thiệt hại đã khiến luật thuế đối kháng trở thành một công cụ bảo hộ phổ biến của Mỹ đối với hàng xuất khẩu từ các nước đang phát triển. Tuy nhiên, hiện nay do việc điều tra đánh giá thiệt hại là bắt buộc đối với tất cả các quốc gia thành viên WTO, tính phổ biến của luật thuế đối kháng đã giảm đáng kể. Từ năm 1980 đến 1994, mỗi năm có trung bình 19 vụ kiện mới được khởi xướng trong khi trong giai đoạn 1995-99, con số này chỉ là 6.42. Luật về thuế đối kháng của Mỹ tuân thủ theo Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng của WTO. Hiệp định này quy định những nguyên tắc liên quan đến cách thức để các quốc gia thành viên có thể trợ cấp những ngành sản xuất trong nước và cách các nước thành viên khác (thông qua thuế đối kháng) có thể đối phó với những hàng hoá nhập khẩu được trợ cấp. Cho đến nay đã có 2 vụ kiện trong khuôn khổ WTO xem xét đến hệ thống luật pháp của Mỹ. Trong cả hai vụ kiện đó, các nguyên tắc chính trong luật pháp và thông lệ của Mỹ đều được nhận định đã vi phạm các nguyên tắc của WTO. Tư nhân hoá Vấn đề trọng tâm trong vụ kiện liên quan đến mặt hàng thanh chì của Anh đó là việc cần giải quyết như thế nào đối với khoản tiền trợ cấp cho các doanh nghiệp nhà nước sau khi các doanh nghiệp này được cổ phần hoá. Liệu các khoản trợ cấp này có tiếp tục tồn tại hay được xoá bỏ sau khi bán các doanh nghiệp nhà nước cho tư nhân? Giả định rằng giá trị của những khoản vốn do chính phủ bơm vào các doanh nghiệp được trợ cấp được cấu thành trong giá bán công ty, như vậy các nhà đầu tư tư nhân sẽ phải thanh toán đầy đủ giá trị thị trường cho những khoản vốn đựoc chính phủ bơm vào và do vậy sẽ khong nhận được bất kỳ lợi ích được trợ cấp nào. Tuy nhiên, bất chấp logic như vậy, luật pháp về thuế đối kháng của Mỹ vẫn coi các các khoản trợ cấp vẫn được duy trì trong trường hợp này, bất chấp cả việc tư nhân hoá. Trong vụ kiện liên quan đến mặt hàng thanh chì của Anh, Ban hội thẩm của WTO ra phán quyết khẳng định cách tiếp cận của Mỹ đã vi phạm ASCM. Tháng 5/2000, Cơ quan phúc thẩm tiếp tục khẳng định kết luận của Ban hội thẩm. Cơ quan phúc thẩm ra phán quyết rằng với giả định rằng khoản trợ cấp cho Tập đoàn thép của Anh (công ty nhà nước) được chuyển qua cho công ty tư nhân sau tư nhân hóa, Bộ thương mại đã không tuân theo yêu cầu của điều 1.1 (b) ASCM rằng cần có “lợi ích đối với bên được nhận trợ cấp” để có cơ sở trả đũa lại khoản trợ cấp đó. Cơ quan phúc thẩm đã bác bỏ lập luận của chính phủ Mỹ rằng không cần chứng minh có sự tồn tại “lợi ích” đối với công ty sau tư nhân hoá. Trong vụ kiện này, xem xét đến việc chuyển đổi quyền sở hữu dẫn đến sự hình thành các công ty sau tư nhân hóa: UES và BSplc/BSES, điều 21.2 quy định Bộ thương mại Mỹ cần xem xét, trên cơ sở các thông tin có được liên quan đến sự chuyển đổi này, liệu có hay không “lợi ích” đối với UES và BSplc/BSES. Đối với lệnh áp thuế đối kháng cụ thể trong vụ tranh chấp này, Bộ thương mại trên thực tế đã chấm dứt áp thuế đối với mặt hàng thanh chì từ Anh trước khi Cơ quan phúc thẩm ra phán quyết (Bộ thương mại làm như vậy vì bên đệ đơn đã không thể yêu cầu rà soát hoàng hôn theo các điều khoản khác trong luật pháp của Mỹ). Bất chấp quyết định của WTO, Bộ thương mại đã từ chối thừa nhận rằng việc tư nhân hoá không làm xoá bỏ các khoản trợ cấp trước đó. Sau khi Cơ quan phúc thẩm ra phán quyết, Bộ thương mại đã ban hành một phương pháp tính toán “thay đổi quyền sở hữu” mới để phù hợp với quyết định của toà phúc thẩm về việc phương pháp cũ đã không còn đáp ứng các yêu cầu của luật pháp Mỹ. Theo phương pháp mới, Bộ thương mại sẽ xem xét liệu nhà sản xuất xuất khẩu hiện nay có từng nhận được trợ cấp hay không và nếu có, Bộ thương mại sẽ chứng minh các yếu tố của trợ cấp, có nghĩa là tiến hành xác định một khoản “đóng góp vê tài chính” và “lợi ích” mà doanh nghiệp đang bị điều tra được thụ hưởng. Phương pháp mới, với giả đinh rằng 100% khoản trợ cấp ban đầu được chuyển giao sau khi chuyển đổi quyền sở hữu, thực tế đã dẫn đến mức thuế đối kháng còn cao hơn trong một số trường hợp. Sau quá trình thảo luận với các cơ quan của Mỹ, Uỷ ban châu Ấu đã tuyên bố sẽ khởi kiện 12 vụ kiện liên quan đến vấn đề tư nhân hoá lên WTO vào tháng 7 năm 2001. Hoàn toàn có khả năng phương pháp mới của Bộ thương mại Mỹ cũng sẽ đi ngược lại các yêu cầu của Hiệp định về trợ cấp. Hạn chế xuất khẩu Một quyết định gần đây của Ban hội thẩm WTO đã phủ một đám mây đen lên thông lệ của Mỹ coi việc hạn chế nhập khẩu cũng giống như việc trợ cấp có thể trả đũa. Trong các vụ điều tra về thuế đối kháng trước đó, Bộ thương mại nhân thấy việc hạn chế xuất khẩu đối với các sản phẩm đầu vào của quá trình sản xuất cũng giống như một hình thức trợ cấp đối với các đầu ra của quá trình sản xuất. Cụ thể trong vụ kiện thuế đối kháng năm 1992 đối với sản phẩm mặt hàng gỗ mềm xẻ từ Canada, Bộ thương mại nhận thấy lệnh hạn chế nhập khẩu của Canada đối với các khối gỗ chưa xử lí tạo thành sự trợ cấp đối với các nhà sản xuất mặt hàng gỗ mềm. Vì e ngại phải đối mặt với một vụ điều tra về thuế đối kháng (mối lo ngại này đã thành hiện thực vào tháng 4 năm 2001), Canada đã kiện các biện pháp đối kháng để hạn chế nhập khẩu của Mỹ, coi đó là việc vi phạm ASCM. Do tại thời điểm đó không có vụ kiện thuế đối kháng cụ thể nào, Canada đã lập luận rằng luật pháp và thông lệ của Mỹ đã coi việc hạn chế xuất khẩu như một hình thức trợ cấp và điều này đã vi phạm các nguyên tắc của WTO. Trong vụ kiện liên quan đến việc hạn chế xuất khẩu của Mỹ, Ban hội thẩm đã tiến hành 2 bước phân tích. Trước hết, cơ quan này xem xét liệu việc hạn chế xuất khẩu có thể đựoc xem như một hình thức trợ cấp theo các quy định của ASCM hay không; thứ hai, cơ quan này xem xét liệu luật pháp Mỹ có yêu cầu các lệnh hạn chế xuất khẩu được coi như hình thức trợ cấp hay không. Về điểm thứ nhất, cơ quan này đã ủng hộ quan điểm của Canada, về điểm thứ hai cơ quan này đứng về phía chính phủ Mỹ. Có một trường hợp trong lý thuyết kinh tế mà việc hạn chế xuất khẩu có thể được xem như một hình thức trợ cấp.cho các nhà sản xuất sản phẩm chủ lực Trên thực tế, ảnh hưởng trợ cấp này là hết sức rõ ràng bởi lẽ rất dễ hiểu tại sao các chính phủ lại hạn chế việc xuất khẩu các hàng hoá sơ cấp, họ muốn phát triển các ngành công nghiệp chế biến có giá trị gia tăng. Tuy nhiên, theo các nguyên tắc của WTO, không phải tất cả các hành vi can thiệp của chính phủ gây bóp méo thị trường đều được xem là hình thức trợ cấp và do đó không phải tất cả đều được phép trả đũa theo luật thuế đối kháng. Hiệp định ASCM quy định những tiêu chí cụ thể để xác định thế nào là một hành vi trợ cấp được phép trả đũa, tuy nhiên không hề có hành vi hạn chế xuất khẩu. Chính phủ Mỹ luôn cố gắng biện hộ rằng việc hạn chế xuất khẩu tạo thành một sự hỗ trợ về tài chính từ chính phủ phù hợp với các điều khoản của ASCM. Tuy nhiên Ban hội thẩm đã kết luận ngược lại. Cơ quan này lập luận rằng nếu việc hạn chế xuất khẩu tạo nên sự hỗ trợ tài chính cho các nhà sản xuất mặt hàng kém thịnh hành, thì tương tự thuế nhập khẩu cũng tạo ra sự hỗ trợ tài chính đối với các nhà sản xuất cạnh tranh với các hàng nhập khẩu. Một định nghĩa mở rộng như vậy đối với khái niệm “trợ cấp” không thể được coi là phù hợp với ngôn ngữ hay lịch sử đàm phán của ASCM. Tuy nhiên, Ban hội thẩm cũng nhận thấy luật thuế đối kháng của Mỹ không quy định rẳng hạn chế xuất khẩu được coi là khoản trợ cấp có thể đối kháng và do đó phù hợp với ASCM. Mặc dù trên thực tế chính phủ Mỹ đã giành thắng lợi trong vụ kiện nhưng xét về bản chất thì hoàn toàn ngược lại. Một nội dung quan trọng trong thông lệ áp dụng thuế đối kháng của Mỹ đã được chứng minh là sai quy định của WTO và do vậy Bộ thương mại Mỹ đã được thông báo rằng nếu tiếp tục làm theo thông lệ như vậy sẽ tạo thành sự vi phạm đối với các nghĩa vụ của WTO. Các biện pháp tự vệ theo quy định của Chương 201 Chương 201 Đạo luật thương mại năm 1974 chính là điều khoản “tự vệ” của luật thương mại của Mỹ. Theo điều XIX GATT và Hiệp định về tự vệ của WTO trong đó diễn giải và mở rộng phạm vi của điều XIX, các quốc gia có thể áp dụng các hàng rào thương mại tạm thời hay “các biện pháp tự vệ” trong trường hợp khối lượng hàng nhập khẩu gia tăng gây thiệt hại hoặc đe doạ gây “thiệt hại nghiêm trọng” đối với ngành sản xuất nội địa. Trong trường hợp này không cân có bất cứ cáo buộc nào về hành vi thương mại thiếu công bằng hay sân chơi không bình đẳng: biện pháp tự vệ rõ ràng là một hành vi bóp méo thương mại xuất phát từ thị trường tự do nhằm mục đích bảo vệ các nhà sản xuất trong nước có năng lực hạn chế. Điều khoản về tự vệ trong luật pháp Mỹ, chương 201, quy định rằng khối lượng hàng nhập khẩu gia tăng (tăng tuyệt đối hoặc tương đối so với khả năng tiêu thụ trong nước) phải là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại nghiêm trọng đối với ngành sản xuất nội địa. Trước khi áp dụng biện pháp tự vệ, luật pháp Mỹ quy định phải tiến hành 2 bước: Trước hết, Uỷ ban thương mại quốc tế tiến hành điều tra nhằm xác định liệu có thiệt hại nghiêm trọng hay không. Nếu cơ quan này kết luận có thiệt hại nghiêm trọng, họ sẽ tiến hành các bước tiếp theo để xác định biện pháp thích hợp. Sau đó Tổng thống sẽ là người quyết định liệu có áp dụng biện pháp khắc phục nhằm đảm bảo “lợi ích kinh tế quốc gia” bằng cách tiến hành phân tích lợi ích/chi phí việc bảo hộ. Biện pháp khắc phục có thể dưới hình thức thuế quan hoặc hạn ngạch. Với việc gia tăng đáng kể số vụ kiện chống bán phá giá trong những năm 80 và 90, chính phủ Mỹ giảm dần việc áp dung biện pháp tự vệ. Mặc dù vậy, trong 3 năm cuối nhiệm kỳ của tổng thống Clinton, chương 201 cũng đã được một số ngành công nghiệp của Mỹ áp dụng khá hiệu quả. Kể từ năm 1998, các nhà sản xuất mặt hàng bột mỳ, ống dẫn hàn ngấu, thịt cừu đã nhận được các hỗ trợ từ phía chính phủ , ngoài ra chính phủ Mỹ cũng áp dụng biện pháp tự vệ đối với mặt hàng chổi quét nhà nhập khẩu từ Mexico từ năm 1996 đến năm 1998. Vào ngày 5/6/2001, chính quyền tổng thống Bush đã tuyên bố tự khởi xướng điều tra một loạt các sản phẩm thép theo các quy định trong chương 201, qua đó biện pháp tự vệ một lần nữa lấy lại vị thế của nó trong hệ thống bảo hộ thương mại của Mỹ. Hai vụ tranh chấp điển hình liên quan đến mặt hàng Gluten bột mỳ và thịt cừu đã cho thấy sự khác biệt đáng kể giữa các biện pháp tự vệ của Mỹ và các quy định của WTO. Phán quyết cuối cùng của WTO yêu cầu Mỹ cần rà soát lại một cách toàn diện luật pháp về tự vệ của mình, nếu không sẽ phải đối mặt với các biện pháp trả đũa từ các thành viên khác của WTO. Nguyên nhân gây thiệt hại Vấn đề trung tâm trong hai vụ kiện nói trên đó là tiêu chuẩn nào để xác định rằng khối lượng hàng nhập khẩu gia tăng đang gây thiệt hại hoặc đe doạ gậy thiệt hại . Theo quy định của luật pháp Mỹ, Uỷ ban thương maị quốc tế cần phải chứng minh được hàng nhập khẩu là “nguyên nhân chủ yếu” dẫn đến thiệt hại, nghĩa là nguyên nhân đó phải không ít quan trọng hơn các nguyên nhân khác gây ảnh hưởng xấu đến ngành sản xuất nội địa. Trong cả hai vụ kiện liên quan đến mặt hàng bột mỳ và thịt cừu đều cho thấy các tiêu chuẩn trện về bề mặt là vi phạm các nguyên tắc của WTO. Và việc ITC áp dụng các tiêu chuẩn này có thể gây tranh chấp. Cụ thể Cơ quan phúc thẩm trong cả hai vụ kiện nhận thấy rằng Uỷ ban thương mại quốc tế (ITC) đã vi phạm diều 4.2 (b) của Hiệp định về các biện pháp tự vệ, trong đó yêu cầu cơ quan có thẩm quyền phải phân tích tất cả các nguyên nhân khác nhau mà có thể dẫn đến thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước và rút ra các nguyên nhân khác không phải là yếu tố gây thiệt hại. Trong vụ kiện liên quan đến mặt hàng bột mỳ, Cơ quan phúc thẩm đã kết luận ITC đã không đánh giá đúng các nguyên nhân và do đó đã sai lầm khi kết luận rằng nguyên nhân gây thiệt hại là do khối lượng nhập khẩu gia tăng: Theo điều 4.2 (b) Hiệp định về các biện pháp tự vệ, cơ quan có thẩm quyền cần xem xét liệu các yếu tố khác ngoài yếu tố hàng nhập khẩu gia tăng có đồng thời gây thiệt hại hay không. Nếu cơ quan có thẩm quyền không xem xét điều này, họ không thể đảm bảo rằng các thiệt hại do những nguyên nhân khác gây ra không góp phần làm gia tăng nhập khẩu. Trong vụ kiện trên, USITC đã không chứng minh đầy đủ, theo yêu cầu của điều 4.2(b) rằng bất kỳ thiệt hại nào đối với các ngành sản xuất nội địa do gia tăng năng lực sản xuất trung bình không được ”gán cho” cho khối lượng hàng nhập khẩu gia tăng và do đó USITC đã không chứng minh đựoc quan hệ nhân quả giữa hàng nhập khẩu gia tăng và thiệt hại nghiêm trọng theo đúg yêu cầu của điều 4.2(b). Trong vụ kiện liên quan đến mặt hàng thịt cừu, cơ quan phúc thẩm nhận thấy ITC đã xác định được 6 yếu tố khác ngoài yếu tố hàng hoá nhập khẩu đã dẫn đến thiệt hại đối vớ ngành sản xuất, tuy nhiên đã kết luận rằng cả 6 nhân tố nói trên đều không quan trọng bằng yếu tố hàng hoá nhập khẩu. Tuy nhiên cơ quan phúc thẩm đã lập luận rằng “Thiệt hại do các yếu tố khác gây ra, cho dù ở mức độ như thế nào, ITC cần phải đánh giá ở mức độ nào đó ảnh hưởng của chúng.Tuy nhiên cơ quan này đã không làm như vậy. Do đó, cơ quan phúc thẩm kết luận phân tích của ITC chưa đầy đủ theo đúng yêu cầu của WTO. Các diễn biến không lường trước Trong vụ kiện liên quan đến mặt hàng “Thịt cừu”, Australia và New Zealand đã cáo buộc luật pháp và thông lệ của nước Mỹ đã từ lâu bỏ qua điều XIX Hiệp định GATT, theo đó một biện pháp tự vệ chỉ có thể đựoc áp dụng khi có kết luận rằng khối lượng hàng nhập khẩu gia tăng đang gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại nghiêm trọng “do các diễn biến không lường trước”. Cơ quan phúc thẩm trong vụ kiện này đã ủng hộ phán quyết của Ban hội thẩm cho rằng ITC đã vi phạm các nguyên tắc WTO vì không xem xét liệu thiệt hại với lí do hàng hoá nhập khẩu gia tăng là do “các diễn biến không lường trước” .hay không. Ban hội thẩm cho rằng theo điều XIX Hiệp định GATT và điều 3.1 Hiệp định về các biện pháp tự vệ: Trong báo cáo công bố cần chỉ rõ rằng cơ quan điều tra đã kiểm tra sự tồn tại của các nhân tố biến không lường trước và đưa ra kết luận hợp lí dựa trên điều đó….Cần có kết luận nêu rõ rằng sự thay đổi không mong muốn đã xảy ra trên thị trường và những thay đổi này đã dẫn đến tình trạng trong đó khối lượng hàng hoá nhập khẩu gia tăng đang gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại nghiêm trọng. Với việc nhận thấy ITC đã không đưa ra những kết luận cụ thể về việc có những nhân tố không lường trước được, Ban hội thẩm trong vụ kiện liên quan đến mặt hàng thịt cừu đã bác bỏ cố gắng của chính phủ Mỹ cho rằng dẫn chứng trong báo cáo của ITC là những kết luận về các nhân tố không thể lường trước. Rõ ràng chính phủ Mỹ không thể bỏ qua điều XIX khi áp dụng các biện pháp tự vệ sau đó khi bị kiện lên WTO lại cố tìm cách chứng minh đã xem xét đến các nhân tố không thể lường trước. Sau khi nghiên cứu báo cáo của ITC, Ban hội thẩm kết luận rằng mặc dù các bằng chứng cho thấy ITC có thể đã thực sự xem xét một số nhân tố “không lường trước được’, tuy nhiên những bằng chứng này không đủ để tạo thành kết luận rằng việc chuyển đổi loại sản phẩm sản xuất hay cắt giảm quy mô là những thay đổi không đoán trước được. Việc Ban hội thẩm không chấp nhận cách giải thích của Chính phủ Mỹ về các quyết định của ITC đã tạo điều kiện cho một số đơn kiện tiếp theo trong khuôn khổ WTO liên quan đến điều XIX Hiệp định GATT về vấn đề áp dụng biện pháp tự vệ.Trên thực tế, một số biện pháp đang được Mỹ áp dụng và vẫn còn hiệu lực sẽ rất dễ bị kiện bởi Liên minh châu Âu và Hàn Quốc lên Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO. Định nghĩa ngành sản xuất nội địa Một phán quyết quan trọng liên quan đến vụ kiện về mặt hàng “Thịt cừu” đó là thông lệ lâu đời của Mỹ về việc mở rộng khái niệm ngành sản xuất nội địa bao gồm cả các nhà sản xuất nguyên liệu thô hay các yếu tố đầu vào. Cụ thể, ITC đã đưa cả các ngành sản xuất cung cấp nguyên liệu đầu vào trong phân tích của mình khi đưa ra những nhận định như ”quy trình sản xuất liên tục từ nguyên liệu thô đến sản phẩm được chế biến cuối cùng: và “sự trùng hợp đáng kể về lợi ích kinh tế” giữa các nhà sản xuất các yếu tố thuộc giai đoạn đầu và giai đoạn sau của quá trình sản xuất. Khi phạm vi của khái niệm ngành sản xuất nội địa được mở rộng như vậy, việc nhập khẩu của một sản phẩm nào đó có thể phải chịu hình thức tự vệ do hoạt động kém hiệu quả của các ngành sản xuất yếu tố đầu vào trong nước. Tuy nhiên, Ban hội thẩm giải quyết tranh chấp trong vụ kiện này đã ra phán quyết theo đó thông lệ này của Mỹ đã vi phạm các nguyên tắc của WTO. Cơ quan phúc thẩm cũng ủng hộ quyết định này của Ban hội thẩm. Với việc viện dẫn hai vụ kiện trong khuôn khổ Hiệp định GATT liên quan đến khái niệm “ngành sản xuất nội địa” theo Hiệp định về trợ cấp thuộc vòng đàm phán thương mại Tokyo, Ban hội thẩm nhận thấy theo Hiệp định về tự vệ của WTO không có cơ sở cho việc gộp chung các nhà sản xuất nguyên liệu thô trong cùng một ngành công nghiệp với các nhà sản xuất sản phẩm cuối cùng vì điều 4.1 © của Hiệp định về tự vệ đã quy định rất rõ rằng một doanh nghiệp chỉ được coi là “nhà sản xuất” đối với những hàng hoá do doanh nghiệp này trực tiếp sản xuất ra. Ban hội thẩm đã tìm thấy những bằng chứng chứng minh quan điểm của ITC về “quy trình sản xuất liên tục” và “sự trùng hợp đáng kể về lợi ích” là không phù hợp. Ban hội thẩm cũng cảnh báo rằng thông lệ này có thể làm sai mục đích cuối cùng của Hiệp định về tự vệ và làm tăng thêm chứ không phải là hạn chế cạnh tranh. Không giống như các nguyên tắc mơ hồ của Cơ quan phúc thẩm về nguyên nhân, quyết định về xác định phạm vi của ngành sản xuất nội địa đã chỉ ra rất rõ rằng lập luận “quy trình sản xuất liên tục” hay “sự trùng hợp về lợi ích kinh tế” không được phép áp dụng trong bất cứ trường hợp nào để xác định các ngành sản xuất nội địa. Do đó để tuân thủ phán quyết trong vụ kiện liên quan đến mặt hàng thịt cừu, ITC buộc phải dỡ bỏ các nội dung trong định nghĩa về các nhà sản xuất sản phẩm tương tự. Ngoại lệ đối với các quốc gia NAFTA Theo quy định tại Chương 201 đã được điều chỉnh để thực hiện Hiệp định mậu dịch tự do khu vực Bắc Mỹ, hàng hóa nhập khẩu từ Canada và Mexico sẽ không bị áp dụng các biện pháp tự vệ nếu đáp ứng được một số tiêu chí nhất định. Mặc dù vậy, trong vụ kiện liên quan đến mặt hàng “bột mỳ”, Cơ quan phúc thẩm đã ra phán quyết theo đó quyết định của Mỹ loại trừ hàng nhập khẩu từ Canada và Mexico khỏi việc áp dụng biện pháp tự vệ sau khi đã tiến hành xác định thiệt hại nghiêm trọng và nguyên nhân gây thiệt hại đối với hàng hóa nhập khẩu từ “tất cả các nguồn” là vi phạm Hiệp định về tự vệ. Với việc dẫn chiếu một tiền lệ khá nổi tiếng trong một vụ kiện trong WTO trước đó về cùng vấn đề này, Cơ quan phúc thẩm đã thống nhất với ý kiến của Ban hội thẩm cho rằng điều 2.1 và 4.2 đòi hỏi phải có sự “cân đối” và “tương đương” giữa hàng nhập khẩu bị điều tra và hàng nhập khẩu bị áp dụng biện pháp tự vệ. Sau khi xem xét cách áp dụng ngoại lệ đối với các quốc gia NAFTA, cơ quan phúc thẩm nhận thấy thiếu tính “cân đối” vì ITC đã không xác định được liệu có xảy ra thiêt hại đáng kể trong điều kiện không có hàng nhập khẩu từ Canada và Mexico hay không. Phán quyết của Cơ quan phúc thẩm về vấn đề ngọai lệ đối với các quốc gia NAFTA chỉ áp dụng đối với vụ kiện cụ thể này vì trong vụ kiện này ITC đã không chứng minh dược thiệt hại đáng kể và nguyên nhân gây thiệt hại độc lập với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ các nước NAFTA. Tuy nhiên phán quyết này cũng đặt ra một câu hỏi hết sức cấp thiết về tính hiệu lực của điều khoản miễn trừ đối với các nước NAFTA. Các quy định trong NAFTA mà Mỹ đang thực hiện cho phép miễn trừ đối trong một số các trường hợp mà không đòi hỏi cần có một phán quyết riêng về mức độ thiệt hại và nguyên nhân do ITC tiến hành. Trên thực tế, một trong những tiêu chí để xác định liệu điều khoản miễn trừ có được áp dụng hay không là xem xét “liệu hàng hóa từ các nước NAFTA có đóng góp đáng kể trong việc gây thiệt hại nghiêm trọng hay không”. Điều này lại được xác định dựa trên giả định rằng những hàng hóa từ quốc gia này cũng phải được đưa vào xem xét về thiệt hại và nguyên nhân gây thiệt hại. Đơn kiện gần đây của Liên minh châu Âu đối với mặt hàng cần câu dây thép và đường ống dẫn của Mỹ cũng đưa ra cáo buộc cho rằng nội dung áp dụng ngoại lệ đối với các nước NAFTA không phù hợp với Hiệp định về tự vệ. Bên cạnh đó, đơn kiện của Liên minh châu Âu cũng đưa ra một câu hỏi hết sức cơ bản về việc áp dụng ngoại lệ đối với các nước NAFTA: liệu điềunày có vi phạm nguyên tắc tối huệ quốc quy định tại điều I của GATT và điều 2.2 của Hiệp định về tự vệ hay không. Điều này chưa hề được WTO xem xét đến và đòi hỏi cơ quan giải quyết tranh chấp cần đánh giá mối quan hệ giữa Hiệp định về tự vệ, nghĩa vụ thực hiện quy định tối huệ quốc của Mỹ và điều XXIV của GATT, theo đó chỉ cho phép áp dụng những ngoại lệ rất hạn chế đối với quy chế tối huệ quốc trong các Hiệp định thương mại tự do. Phán quyết của WTO chống lại điều khoản ngọai lệ đối với các quốc gia NAFTA có thể dẫn đến những xung đột phức tạp giữa các nghĩa vụ của Mỹ trong WTO và NAFTA. Kết luận Chủ nghĩa bảo hộ hành chính trong luật pháp về các biện pháp đảm bảo cạnh tranh thương mại bình đẳng của Mỹ từ lâu đã được bảo vệ như một “van an toàn” đối với các sức ép của các nhà bảo hộ và trên thực tế đã củng cố thêm các cam kết của Mỹ trong hệ thống thương mại đa phương. Tuy nhiên với việc ngày càng có nhiều các phán quyết chống lại luật pháp và thông lệ hiện hành của Mỹ, luật pháp về các biện pháp đảm bảo cạnh tranh thương mại bình đẳng của Mỹ khó có thể duy trì được lâu dài. Quan điểm cũ cho rằng việc bảo hộ thông qua các biện pháp đảm bảo cạnh tranh thương mại bình đẳng và đòi quyền dẫn đầu trong hệ thống thương mại đa phương sẽ có tác dụng hỗ trợ lẫn nhau sẽ không còn phổ biến nữa. Các nhà lập pháp Mỹ hiện nay phải đối mặt với sự chọn lựa giữa việc bảo vệ và giữ cho luật pháp thương mại Mỹ như hiện nay và việc thực hiện các cam kết của nước này trong WTO. Trong khi sự lựa chọn này rất khó khăn về mặt chính trị, nó vẫn cần được quyết định và phải quyết định sớm. Nếu Mỹ vẫn tiếp tục muốn duy trì vai trò đứng đầu trong hệ thống thương mại thế giới, đã đến luc cần thay đổi lại các đạo luật đang có những mâu thuẫn nghiêm trọng với các nghĩa vụ của WTO. Mỹ sẽ khó có thể duy trì vị trị đứng đầu của mình nếu quốc gia naỳ được biết đến như một quốc gia luôn vi phạm các nguyên tắc của WTO và cũng không thể thúc giục các quốc gia khác thực hiện các cam kết này nếu bản thân Mỹ cũng không tôn trọng chính mình. Nếu xem xét đến những lợi ích lớn lao của quốc gia trong một trật tự thương mại quốc tế sôi động như hiện nay, các nhà hoạch định chính sách cần phải có sự lựa chọn đúng đắn và chọn lựa trước khi các hậu quả không thể khắc phục.  

Công ty Luật Bắc Việt Luật
P2802, tầng 28, tòa nhà Central  Fied , Trung Kính, Trung  Hòa, Cầu Giấy, Hà nội
Tel: 87696666-0386319999
Hotline: 0938-188-889 – 0913753918
www.bacvietluat.vn - www.tuvanluat.net - www.sanduan.vn"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"

  • TAG :

Tin liên quan

Danh mục

Loading...

Bài xem nhiều

Bài nổi bật