MUA BÁN, SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP: KHÔNG CẦN LUẬT RIÊNG?

NGUYỄN QUANG Mới đây, một nhóm nghiên cứu gồm các luật sư đến từ 3 văn phòng luật sư uy tín trong và ngoài nước đã trình bày bản báo cáo, theo đó cho rằng, không cần thiết phải xây dựng một văn bản pháp lý riêng cho hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp. Nhiều quy định, ít tác dụng Bộ luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Cạnh tranh… đã có một số quy định liên quan đến hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (M&A). Tuy nhiên, những quy định này mới chỉ dừng lại ở việc xác lập về mặt hình thức, chứ chưa “chạm” tới nội dung của hoạt động M&A. Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Phạm Mạnh Dũng cho biết, hiện nay, tại Việt Nam khái niệm M&A vẫn chưa được dịch và hiểu cho thống nhất. Ông Dũng nêu: Luật Đầu tư chỉ đưa ra các khái niệm “sáp nhập” và “mua lại công ty” mà không đưa ra nội hàm của các khái niệm này (Điều 25); còn Luật Doanh nghiệp sử dụng khái niệm “sáp nhập” (Điều 153), mà không sử dụng thuật ngữ “mua lại công ty”, tuy nhiên lại có thêm thuật ngữ “hợp nhất doanh nghiệp” (Điều 152). Phía doanh nghiệp kêu bị thiệt do khung pháp lý cho M&A rời rạc, chưa có luật cụ thể. Một lãnh đạo của Công ty Chứng khoán Bảo Việt cho rằng, hiện tại cơ quan quản lý Việt Nam mới chỉ “chấp nhận” khái niệm thâu tóm. Trong khi theo thông lệ quốc tế, có hai hình thức: sáp nhập (hai công ty gộp chung tài sản, quyền nghĩa vụ, chấm dứt sự tồn tại của mình và trở thành một công ty mới) và thâu tóm (một công ty mua lại toàn bộ hoặc phần lớn công ty kia, các công ty bị thâu tóm sẽ chấm dứt sự tồn tại). Ông Đặng Thế Đức, Luật sư điều hành Công ty Luật Indochina Cousel cho biết, khi muốn xúc tiến một thương vụ M&A, các doanh nghiệp luôn lúng túng với những vấn đề như các hình thức giao dịch, thẩm định và điều tra, đàm phán và soạn thảo hợp đồng…   Có cần luật riêng hay không? Mới đây, nhóm nguyên cứu gồm các luật sư từ 3 văn phòng luật sư uy tín trong và ngoài nước đã trình bày bản báo cáo về việc có cần thiết phải xây dựng một văn bản pháp lý riêng cho hoạt động này hay không, tại Hội thảo “Nghiên cứu các hạn chế của pháp luật Việt Nam về hoạt động M&A” do Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế TƯ tổ chức. Trưởng nhóm nghiên cứu, ông Nguyễn Hưng Quang, Giám đốc Văn phòng Luật sư NHQUANG & Cộng sự nêu quan điểm: không cần thiết có một văn bản pháp luật riêng rẽ điều chỉnh hoạt động M&A. Theo ông Quang, hoạt động M&A trải dài trong nhiều lĩnh vực. Hơn thế, khi nghiên cứu kinh nghiệm một số nước thì không thấy nước nào có quy định riêng về hoạt động M&A. Thay vào đó, nhiều quy định pháp luật ở nhiều cấp độ như luật, nghị định và thông tư điều chỉnh từng phần của hoạt động này. Nếu có một văn bản quy phạm pháp luật riêng cho hoạt động này, ông Quang e rằng, văn bản đó sẽ rất dễ bị thay đổi, mất hiệu lực từng phần khi những văn bản pháp luật chuyên ngành khác được ban hành sau. Theo nhóm nghiên cứu, có một số vấn đề pháp lý cần được thay đổi để thúc đẩy hoạt động M&A. Cụ thể, phải có sự thống nhất về những khái niệm của hoạt động này trong các văn bản pháp quy, và xây dựng khái niệm doanh nghiệp cùng loại, thị trường liên quan, kiểm soát tập trung kinh tế… Các cơ quan chức năng cũng cần nghiên cứu và ban hành quy phạm pháp luật cho phép doanh nghiệp Việt Nam được sáp nhập và mua lại toàn bộ hay một phần doanh nghiệp ở nước ngoài, hoán đổi cổ phiếu với các doanh nghiệp ở nước ngoài, niêm yết trên thị trường nước ngoài. Bên cạnh đó, nên có một cơ quan quản lý hoặc theo dõi việc thực thi pháp luật của hoạt động M&A. Cơ quan này có thể quản lý những hoạt động M&A có yếu tố tập trung kinh tế hay không tập trung kinh tế; cũng như có trách nhiệm hướng dẫn nghiệp vụ thống nhất đối với hoạt động M&A.  

Công ty Luật Bắc Việt Luật
P2802, tầng 28, tòa nhà Central  Fied , Trung Kính, Trung  Hòa, Cầu Giấy, Hà nội
Tel: 87696666-0386319999
Hotline: 0938-188-889 – 0913753918
www.bacvietluat.vn - www.tuvanluat.net - www.sanduan.vn"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"

  • TAG :

Tin liên quan

Danh mục

Loading...

Bài xem nhiều

Bài nổi bật