Lĩnh vực Logistics còn quá mới mẻ với các doanh nghiệp Việt Nam

  • Bài viết
  • 28 tháng 6, 2011
  • 535 lượt xem
  • 0 bình luận

Lĩnh vực logistics còn quá mới mẻ, bản thân các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này cũng chưa được trang bị đầy đủ hiểu biết , kiến thức còn hạn chế, đó là ý kiến của ông Bùi Ngọc Loan, chủ tịch VIFFAS trong buổi trò chuyện với phóng viên Tạp chí Việt Nam Business Forum.

- Xin ông cho biết ý nghĩa của Logistics trong việc tạo nên lợi thế cạnh tranh cho Việt Nam? Khái niệm tổng chi phí logistics  tính trên GDP của một quốc gia phản ảnh mức độ  hợp lý và tối ưu sự vận động, di chuyển và tồn trữ nguyên liệu, hàng hoá từ khâu tiền sản xuất  đến khâu tiêu dùng cuối cùng.Ví dụ hiện nay các số liệu thống kê cho thấy tổng chi phí logistics của Việt Nam chiếm khoảng 25% GDP trong khi các nước tiến tiến (Mỹ, Nhật..) chỉ khoảng 8 - 9% GDP, Trung Quốc và Thái Lan khoảng trên 19%, như vậy nếu Việt Nam chúng ta chỉ cần giảm 1 - 2% trên GDP  thì lợi thế cạnh tranh cho hàng hoá xuất khẩu sẽ khác đi rất nhiều.   Cần nói thêm là logistics là một công cụ hổ trợ đắc lực cho marketing và kinh doanh bởi vì mục tiêu cuối cùng của nó là đem lại các giá trị gia tăng trong đó quan trong là đưa sản phẩm đến đúng lúc, đúng nơi, đúng chất lượng, đúng chi phí, giá cả..mà khách hàng yêu cầu và mong đợi. Như vậy các quốc gia và các  doanh nghiệp cần thiết phải sử dụng các lợi thế này  của logistics nhằm tạo ra vị thế trong thương trường. Cũng vì thấy được các lợi thế này nên từ năm 2005 các nước ASEAN đã đưa logistics là một trong 12 lĩnh vực ưu tiên hội nhập trong khối ASEAN. - Những chính sách nhằm tạo thuận lợi thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước? Việc thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics gần như không có những điều kiện gì khó khăn ( có đủ phương tiện ,thiết bị, công cụ đảm bảo an toàn kỹ thuật và có đội ngũ nhân viên đáp ứng..) trừ khi có tham gia kinh doanh liên quan các lĩnh vực cần điều kiện như vận tải (đường bộ, đường biển, đường sắt, hàng không,,) phải theo qui định pháp luật. Đối với thương nhân hoặc các nhà đầu tư nước ngoài thi theo cam kết của Việt Nam, tuỳ từng loại dịch vụ mà có lộ trình cho đến năm 2014 là thời điểm cuối cùng để mở cửa các dịch vụ logistics. Người kinh doanh dịch vụ logistics cũng được luật pháp Việt Nam bảo vệ về quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm, giới hạn trách nhiệm theo tập quán, luật pháp quốc tế. Tuy nhiên trên thực tế lĩnh vực logistics còn quá mới mẻ, bản thân các doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam chưa được trang bị đầy đủ hiểu biết, kiến thức về ngành nên thiếu đề xuất, trong khi đó, mặt khác, chính sách Nhà nước còn bất cập, thiếu phối hợp, không rõ ràng.. nên chưa thật sự tạo điều kiện phát triển thị trường này. Chúng ta cũng đã biết tập quán mua CIF bán FOB , hoặc các doanh nghiệp Việt Nam chưa mạnh dạn thuê ngoài dịch vụ logistics (outsourcing logistics) ..cũng là những nguyên nhân  hạn chế phát triển thị trường này. Với vai trò của VIFFAS, chúng tôi kiến nghị Chính phủ có chính sách khuyến khích phát triển thị trường dịch vụ logistics Việt Nam  ( còn được gọi là thị trường thuê ngoài logistics hoặc  thị trường dịch vụ 3PL (third party logistics: dịch vụ trọn gói thuê ngòai logistics), tạo ‘sân chơi” lành mạnh, nuôi dưỡng các doanh nghiệp dịch vụ logistics  Việt Nam, đây  cũng là đòn bẩy để giảm chi phí logistics tăng lợi thế cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ XNK của doanh nghiệp Việt Nam Cần các thể chế chính sách phù hợp cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ 3PL, một mặt tạo các ưu đãi nhưng mặt khác phải đảm bảo năng lực, tính chuyên nghiệp.. nhằm đủ sức cạnh tranh với các DN nước ngoài. Trong điều kiện lộ trình hội nhập lĩnh vực này không còn nhiều thời gian (năm 2014) ngay từ bây giờ nên gỡ bỏ các hạn chế trong các quy định hiện hành cho phép các doanh nghiệp 3PL, 4PL nước ngòai có ưu thế vốn, kỹ năng, công nghệ ..liên doanh liên kết hoặc đầu tư 100%, nhằm tạo cú hích và kỹ năng cho các doanh nghiệp trong nước phát triển -  Ông có thể cho biết về chiến lược, các chương trình trọng tâm về logistics  2011-2020 và các giải pháp? Đây là một câu hỏi khó ! Câu hỏi này phải được đặt ra với Chính phủ và các bộ ngành có liên quan .Tuy vậy hiện nay chưa có một Uỷ ban quốc gia về Logistics (đây cũng là kiến nghị của HH Giao nhận kho vận Việt Nam thời gian gần đây) nên các vấn đề chiến lược, quy hoạch ngành logistics (2010-2020) còn bị bỏ ngỏ (đúng hơn là có đề cập  nhưng còn tản mạn). Với trách nhiệm của mình, VIFFAS thấy cần tham gia phác thảo một số chiến lược ưu tiên và đề xuất các chương trình trọng tâm (2010-2020) như: Chiến lược giảm chi phí logistics; đào tạo nguồn nhân lực, tái cấu trúc logistics và thúc đẩy và gắn kết công nghệ thông tin trong logistics. Các chương trình trọng tâm về logistics (2011-2020): Phát triển khu công nghiệp logistics(logistics park) miền Bắc, Miền Nam với quy mô, địa điểm phù hợp nhằm phục vụ nhu cầu vận tải container quốc tế thông qua cảng biển container và cảng hàng không quốc tế, trung chuyển hàng hóa cũng như phục vụ các khu công nghiệp sản xuất chế biến xuất khẩu. Phát triển khu logistics cùng với việc cải tạo cửa khẩu (như Lào Cai nhằm  thúc đẩy trao đổi thương mại với Trung Quốc ,tiếp theo là Lạng Sơn, Mộc Bài, Lao Bảo).  Phát triển đa dạng các trung tâm phân phối (distribution center) tại các thành phố, đô thị lớn trên cả nước nhằm phục vụ thị trường bán lẻ, các trung tâm logistics (logistics center) gần các khu công nghiệp sản xuất, chế biến xuất khẩu. -  Quan điểm  của VIFFAS và các mục tiêu phát triển dịch vụ logistics đến năm 2015 và các năm tiếp theo? Theo tôi với vai trò của mình, VIFFAS cần chuyển tải các quan điểm, mục tiêu sau đây đến các cấp quản lý  vĩ mô, các doanh nghiệp trong  đó có các doanh nghiệp dich vụ logistics:  Logistics là yếu tố động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, đặc biệt phát triển thương mại trong nước và xuất nhập khẩu, cung ứng và phân phối hàng hóa, dịch vụ đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng . Kết nối logistics trong và ngoài nước, là tiền đề hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.  Đẩy mạnh và hiện thực hóa kỹ năng quản trị logistics, quản trị chuyền cung ứng trong tất cả các cấp quản lý, các ngành, các doanh nghiệp có ý nghĩa thiết thực trong việc tái cơ cấu nền kinh tế hiện nay. Giảm chi phí logistics trong cơ cấu GDP (hiện nay khoảng 25% GDP) của Việt Nam có ý nghĩa quan trọng góp phần thực hiện thắng lợi định hướng, mục tiêu kinh tế xã hội đã đề ra. Logistics trong chiến lược phát triển hệ thống giao thông vận tải bền vững mà mục tiêu là vận tải đa phương thức với chất lượng cao là cơ hội cải tạo sản phẩm, dịch vụ đáp ứng tiêu dùng trong nước, nâng lợi thế cạnh tranh quốc gia, hội nhập kinh tế quốc tế.   Dịch vụ logistics hướng đến dịch vụ trọn gói 3PL (integrated third party logistics service) là chiến lược cạnh tranh để phát triển thị trường dịch vụ logistics của nước ta ngang tầm khu vực và thế giới cần được định hướng và hỗ trợ từ phía Nhà nước, các ngành có liên quan. Phát triển logistics điện tử (e-logistics) cùng với thương mại điện tử và quản trị chuyền cung ứng an toàn và thân thiện là xu hướng thời đại.
 

Công ty Luật Bắc Việt Luật
P2802, tầng 28, tòa nhà Central  Fied , Trung Kính, Trung  Hòa, Cầu Giấy, Hà nội
Tel: 87696666-0386319999
Hotline: 0938-188-889 – 0913753918
www.bacvietluat.vn - www.tuvanluat.net - www.sanduan.vn"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"

  • TAG :