HỢP ĐỒNG PHỤ CÔNG NGHIỆP – PHÁT TRIỂN TÍNH CHUYÊN NGHIỆP VÀ NỘI ĐỊA HÓA SẢN PHẨM

Trong lịch sử, nhiều công ty của Hàn Quốc, Thái Lan đã đi theo hướng từ nhà thầu phụ, các kỹ sư xin làm thuê, làm công nhân trong liên doanh để sau một thời gian đủ ngắn bằng kinh nghiệm và mua li- xăng họ đã nội địa hoá sản phẩm cạnh tranh với công ty nước ngoài, biến công ty nước ngoài trở thành đơn vị gia công tỷ lệ nhỏ các linh kiện của sản phẩm chính mang nhãn hiệu riêng của công ty trong nước. Hợp đồng phụ công nghiệp nhằm gắn kết các doanh nghiệp vừa và nhỏ với các doanh nghiệp lớn và các doanh nghiệp có mối liên hệ về cơ cấu vật chất của sản phẩm (nguyên liệu, bán thành phẩm, chi tiết sản phẩm hoàn chỉnh) và dịch vụ (lao động, thiết kế mẫu, vốn) theo hướng chuyên môn hoá các chi tiết kết hợp mở rộng khả năng đa dạng hoá sản phẩm mới, phân chia lợi ích và rủi ro, rút ngắn thơi gian nghiên cứu chế thử và sản xuất sản phẩm với các quy mô cạnh trạnh. Chúng ta có hướng đề nghị phía nước ngoài nâng tỷ lệ nội địa hoá sản phẩm nhưng các bước hỗ trợ, xúc tiến các công ty trong nước tham gia các hợp đồng phụ không rõ ràng, thiếu các cam kết về chuyển giao công nghệ chế tạo thiết bị , phụ tùng, phụ liệu vào các công ty trong nước. Các khu Công nghiệp, Khu chế xuất ở Việt Nam đạt tỷ lệ nội địa hoá rất thấp, Khu Tân Thuận năm 1999 chỉ đạt khoảng 3,6% tức là các doanh nghiệp trong khu đã nhận 96,4% giá trị các hợp đồng phụ công nghiệp ngoài lãnh thổ nước ta. Hợp đồng phụ công nghiệp không chỉ ở trong nước mà cả với nước ngoài . Các doanh nghiệp bên Việt Nam vì nhiều lí do đã không ý thức hết vai trò của nhà thầu phụ công nghiệp, có thể do đầu tư lớn, thị trường không ổn định, hiệu quả thấp, nên một số đã đi theo hướng kinh doanh thương mại, tự biến mình làm nhà tiêu thụ thuần tuý với lợi ích cá biệt, đã thủ tiêu ý chí vươn lên trở thành nhà thầu phụ công nghiệp sáng tạo dù đủ vốn và trí tuệ. Trong lịch sử, nhiều công ty của Hàn Quốc, Thái Lan đã đi theo hướng từ nhà thầu phụ, các kỹ sư xin làm thuê, làm công nhân trong liên doanh để sau một thời gian đủ ngắn bằng kinh nghiệm và mua li-xăng họ đã nội địa hoá sản phẩm cạnh tranh với công ty nước ngoài, biến công ty nước ngoài trở thành đơn vị gia công tỷ lệ nhỏ các linh kiện của sản phẩm chính mang nhãn hiệu riêng của công ty trong nước. Các công ty của Nhật đã từng kiên nhẫn tiếp cận thị trường ti vi của Hoa Kì qua các giai đoạn từ bán sản phẩm của Nhật mang nhãn của Hoa Kì, đến liên doanh, cung cấp linh kiện,… cho đến khi chiếm gần hết thị phần. Không thuần tuý là công nghệ mà là chiến lược tham gia vào thị trường công nghiệp, chia sẻ và vận động hợp tác thị trường từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.   Cũng cần lưu ý các hợp đồng phụ công nghiệp mà bên đối tác nước ngoài giao cho sản xuất cung ứng các phụ kiện như bao bì, đinh khuy,ốc vít, vỏ nhựa,… của sản phẩm chính với xuất đầu tư thấp nhưng hiệu quả cao nhằm ngăn chặn khả năng tiếp cận công nghệ mới của công ty trong nước, và nguy hại hơn là công ty trong nước này có mối quan hệ “đặc biệt”với người đại diện bên đối tác Việt Nam có thể dẫn đến việc hãm lại các khả năng nội địa hoá, khước từ các hợp đồng phụ công nghiệp làm mất các cơ hội đầu tư. Ví dụ chương trình nội địa hoá xe máy chúng ta chậm ít nhất chục năm, lẽ ra thời điểm này chúng ta đã nội địa hoá 100%? Cũng cần phải có kế hoạch nội địa hoá ô tô không theo tuần tự mà chuyển thẳng làm các chi tiết có công nghệ cao như động cơ xe máy, thiết kế kiểu dáng,… Chúng ta cần làm rõ sự khác nhau và lợi ích của công nghệ lắp ráp sản phẩm gắn thương hiệu Việt Nam với việc tham gia nội địa hoá sản phẩm mang thương hiệu các hãng lớn về lợi ích thương mại cũng như ý nghĩa đích thực của đổi mới công nghệ. Trường hợp lắp ráp gắn thương hiệu Việt Nam thường gọi là” thương hiệu rỗng”.Tôi cho rằng mang thương hiệu hãng lớn nhưng tỷ trọng giá trị nội địa hoá cao có ý nghĩa hơn là lắp ráp mang thương hiệu Việt Nam nhưng phần nội địa hoá thấp, các sản phẩm lắp ráp như máy tính, xe ô tô, hay ti vi,… thương hiệu nội rất khó vào thị trường quốc tế hay bán trong nước. Đây là những vấn đề quản trị kinh doanh, kỹ năng makerting hỗ trợ đắc lực cho đổi mới công nghệ. Các sản phẩm may mặc và một số sản phẩm tiêu dùng khác thì chúng ta lại bị các nhà nhập khẩu phủ lên thương hiệu khác do chúng ta chưa tiếp cận thị trường, loại sản phẩm này cần khẳng định thương hiệu Việt Nam. Những lợi thế bên Việt Nam trong đầu tư với nước ngoài về các yếu tố đầu vào, về thị trường trong nước chúng ta có thể thương lượng ngay trước khi cấp phép đầu tư về các hợp đồng phụ kí với các công ty trong nước, tiến trình chi tiết về nội địa hoá, hiện vật và giá trị. Yếu tố thị trường có thể được định giá trị khi góp vốn pháp định, hoặc tăng tốc độ chuyển giao công nghệ, nội địa hoá sản phẩm. Hay có thể nói dùng thị trường đổi lấy vốn, công nghệ và chuyển giao công nghệ. Thông qua các dự án bằng vốn tập trung của nhà nước, các cấp có thẩm quyền cầnbảo lãnh, và hỗ trợ vốn vay lãi nhẹ, ưu đãi về thuếcho các doanh nghiệp không phân biệt thành phần kinh tế tham gia đấu thầu ở các quy mô thích hợp. “Cú hích” này không chỉ mang lại việc làm mà quan trọng là các doanh nghiệp này có cơ hội để đầu tư đổi mới công nghệ tham gia vào phân công và hiệp tác sản xuất. Ví dụ chúng ta vay vốn ODA cần thương lượng với bên cho vay để doanh nghiệp ViệtNam được cung ứng tài sản, việc làm cho dự án bởi chúng ta là người phải trả nợ. Theo thông lệ của kinh tế thị trường, các công ty muốn có những hợp đồng phụ công nghiệp cần tổ chức nghiên cứu các quy trình công nghệ của một sản phẩm cụ thể, các mẫu mã, chi tiết của sản phẩm, chủ động chào hàng; mặt khác tìm kiếm các mối liên kết kinh tế, chấp nhận kí các hợp đồng với các nhà thầu phụ từ giá thấp số lượng ít rồi tăng dần số lượng, thoả thuận về giá. Các doanh nghiệp chế tạo sản phẩm cuối cùng, đặc biệt là các công ty, hãng lớn cũng nên tổ chức đấu thầu chọn các nhà thầu phụ nhằm giảm chi phí đầu tư. Khi thành lập các công ty cổ phần, hoặc mua bán cổ phần, cùng với việc phát hành cổ phiếu, các cổ đông là các nhà công nghiệp cần thảo luận về các hợp đồng phụ công nghiệp cho cổ đông xem bảng dưới đây. Bảng: Mối liên hệ đầu tư đổi mới công nghệ thông qua các hợp đồng phụ công nghiệp
  Các sản phẩm và dịch vụ trung gian Các sản phẩm và dịch vụ, bảo hành tiêu dùng cuối cùng
Doanh nghiệp nhận hợp đồng phụ công nghiệp Mở rộng danh mục cho nhiều doanh nghiệp nhỏ nhận sản xuất và nhận chuyển giao công nghệ Sản xuất một vài sản phẩm hoàn chỉnh với tỷ lệ thực hiện giá trị sản xuất cao. Các sản phẩm đặc thù, truyền thống mà các doanh nghiệp lớn không thể làm được.
Doanh nghiệp giao hợp đồng phụ công nghiệp Sản xuất các sản phẩm trung gian mà các doanh nghiệp nhỏ không có khả năng làm Doanh nghiệp lớn nhận các công trình, các đơn hàng lớn, nghiên cứu thiết kế các sản phẩm mới, chế tạo bộ phận công nghệ , tiếp thị trường , mở rộng thị trường
Các phương thức thực hiện hợp đồng phụ công nghiệp : Các Tập đoàn, tổng đi đầu trong việc tìm kiếm các hợp đồng ngoại thương về phân công cho các đơn vị thành viên, hướng dẫn khách hàng đến với các công ty có khả năng đáp ứng; dùng các quỹ tín dụng quay vòng để cho các doanh nghiệp vay hoặc cho thuê mượn thiết bị trả bằng sản phẩm, làm đầu mối nghiên cứu triển khai các công nghệ mới… Các doanh nghiệp đã đi từ gia công chi tiết sản phẩm sang mua nguyên liệu, bán thành phẩm, các doanh nghiệp gia công trong nước các chi tiết sản phẩm như đinh khuy, khoá, dây, hộp bao bì, nhuộm, gia công bề mặt… đã làm giảm giá thành sản phẩm có lợi trong cạnh tranh; Công ty xây dựng công nghiệp Việt Nam đã tham ra xây dựng nhiều công trình công nghiệp với tư cách nhà thầu chính rồi chia cho các đơn vị thành viên và các nhà thầu phụ các công trình thiết kế xây dựng, lắp đặt nhà máy cán thép hoặc làm nhà thầu phụ cho nhiều công ty nước ngoài xây dựng, lắp đặt nhà máy sản xuất ô tô, xe máy Vĩnh Phúc. Với hợp đồng đó, đã thúc đẩy các đơn vị thành viên Tổng công ty thuê mua máy móc thiết bị xây dựng rồi chuyển sang tự thiết kế chế tạo máy xây dựng như máy trộn bê tông tươi các cỡ, các thiết bị đúc hẫng, các phụ tùng thay thế và phục hồi, cải hoán thiết bị nâng, gầu xúc, cần cẩu,… Các doanh nghiệp hạch toán độc lập chủ động nghiên cứu các công nghệ sản xuất các chi tiết sản phẩm đang tiêu thụ trên thị trường thường gọi là “phân tích linh kiện và chi tiết” theo cách tháo rời từng, cụm, mảng ít nhất cũng tìm được một vài chi tiết có thể làm được và quyết định tiếp cận “ xin việc” các hãng. Chính cách này mà một số công ty may Việt Nam đã được các hãng lớn cho ra công một số chi tiết như từ may mũ giầy chuyển sang làm giầy hoàn chỉnh, làm vỏ, giá máy công cụ, máy phát điện nhỏ, quạt điện, thiết bị văn phòng, đúc phôi; các công ty cũng cần nghiên cứu các đặc tính sản phẩm ví dụ như sản phẩm đó có thể sử dụng nguyên liệu trong nước, hay vấn đề cước vận tải, các tập quán, nhân chủng để giành phần sản xuất trong nước; giới thiệu đội ngũ nhân công chuyên nghiệp cùng với việc huy động máy móc thiết bị hiện có trong nước để hình thành các nhóm công ty nhà thầu phụ ( B1+B2+) tham gia các hợp đồng phụ công nghiệp. Việc nghiên cứu hợp đồng phụ công nghiệp để quyết định sản xuất hay mua ngoài tác giả đề xuất:

Bảng: Tự sản xuất hay mua ngoài

Presentation2 Mục tiêu hạch toán kinh tế của doanh nghiệp là tăng tổng chênh lệch giá bán và giá thành hay giá trị sản xuất và chi phí trung gian. Biện pháp chung của các trường hợp cột 1,2,3. -Giảm giá thành đơn vị sản phẩm bằng cách giảm chi các khoản mục giá thành. -Tăng số lượng tiêu thụ do mẫu mã, giá bán, makerting . - Giảm giá bán để không giảm, hoặc tăng số lượng tiêu thụ. Theo số liệu bảng trên, phân tích các ảnh hưởng các yếu tố làm thay đổi tổng chênh lệch giá bán và giá thành khi thay đổi khoản mục cột 2 (xét cột 4), các yếu tố kết quả trước giữ nguyên. - Giảm chi phí khoản mục bao bì, vỏ, khung từ 35 ngàn đồng xuống còn 25 ngàn đồng, làm tăng chênh lệch : (+5 000 đ) x1000 sản phẩm = 5.000.000đ - Tăng chi phí thiết kế sản phẩm từ 15 ngàn đồng lên 17 ngàn đồng làm giảm chênh lệch : (- 2 000 đ) x1000 sản phẩm = -2000.000đ - Giảm giá bán 2000 đ để không tụt số lượng tiêu thụ làm giảm chênh lệch : -2000 đ x1000 = -2000 000đ Tổng mức chênh lệch do thay đổi các yếu tố của quá trình là : 5.000.000đ + (-2000.000đ) + (-2.000.000 đ) = 1000.000đ Trường hợp giá bán không đổi tổng chênh lệch tăng thêm 3 000 000 đồng. Việc giảm chi phí khoản mục do đổi mới công nghệ có tác dụng hỗ trợ khoản mục khác tác và động đến các biện pháp quản trị kinh doanh như điều chỉnh giá bán và sản lượng,.. Tự sản xuất hay mua ngoài, mua ở trong hay ngoài nước là việc lựa chọn của doanh nghiệp theo bảng phân tích trên và có thể chi tiết hoá đến các tiểu tiết mục giá thành sản phẩm. Biện pháp trên được các chủ doanh nghiệp sử dụng thành thạo, đôi khi một đề xuất nhỏ của người lao động giảm giá thành trên hàng triệu sản phẩm rất có ý nghiã trong cạnh tranh. Các công ty nước ngoài rất chú ý, thăm dò và mời người có sang kiến, giải pháp sang nước họ tham quan, thao tác, trình bày.  

Công ty Luật Bắc Việt Luật
P2802, tầng 28, tòa nhà Central  Fied , Trung Kính, Trung  Hòa, Cầu Giấy, Hà nội
Tel: 87696666-0386319999
Hotline: 0938-188-889 – 0913753918
www.bacvietluat.vn - www.tuvanluat.net - www.sanduan.vn"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"

  • TAG :

Tin liên quan

Danh mục

Loading...

Bài xem nhiều

Bài nổi bật